Tag

Những người thầy kiến tạo lớp học hạnh phúc

Giáo dục 31/01/2025 08:10
aa
TTTĐ - Bằng đam mê và trách nhiệm, với lòng yêu nghề và sự sáng tạo không ngừng, các thầy cô giáo đã ứng dụng có hiệu quả công nghệ số vào giảng dạy, kiến tạo lớp học hạnh phúc, thúc đẩy sự phát triển của ngành Giáo dục Thủ đô trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Tấm gương người thầy trong văn hóa ứng xử trường học Trò "hái trái ngọt" từ "vườn ươm" của thầy

Tận dụng AI nâng cao chất lượng bài giảng

Cô An Thị Phương Anh đến từ Trường Tiểu học Thị trấn Yên Viên - huyện Gia Lâm, Hà Nội là một trong số các nhà giáo tiêu biểu được tuyên dương ở giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo lần thứ 8 vì có nhiều đổi mới, sáng tạo và ứng dụng công nghệ vào giảng dạy.

Cô An Thị Phương Anh - Trường Tiểu học Thị trấn Yên Viên (huyện Gia Lâm, Hà Nội) cùng đồng nghiệp tại Hội đồng xét duyệt Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo lần thứ 8
Cô An Thị Phương Anh - Trường Tiểu học Thị trấn Yên Viên (huyện Gia Lâm, Hà Nội) cùng đồng nghiệp tại Hội đồng xét duyệt Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo lần thứ 8

Với tâm niệm ngôi trường hạnh phúc cần đáp ứng đủ các tiêu chí về môi trường, con người và chất lượng giáo dục, cô luôn trăn trở làm sao để nâng cao chất lượng giờ dạy của mình. Một trong những việc cô Phương Anh đã thực hiện là đẩy mạnh ứng dụng CNTT và công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong xây dựng bài giảng.

Trước đó, cô An Thị Phương Anh đã ba lần liên tiếp tham gia ngày hội CNTT cấp thành phố năm 2018, 2021 và 2024 đều đoạt giải Nhất, Nhì. Việc sử dụng các phần mềm làm video, chỉnh sửa ảnh, tạo bài tập trắc nghiệm, tạo sơ đồ tư duy hay thiết kế bài giảng học trực tuyến E-Learning giúp bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn.

Theo cô An Thị Phương Anh, Chat GPT là một công cụ Chatbot của Open AI phát triển dựa trên mô hình Transfomer của Google, giúp chúng ta tạo những cuộc trò chuyện tự động và trả lời câu hỏi về nhiều lĩnh vực khác nhau.

Cô Phương Anh có nhiều đổi mới, sáng tạo ứng dụng AI trong bài giảng
Cô Phương Anh có nhiều đổi mới, sáng tạo ứng dụng AI trong bài giảng

"Tôi thường sử dụng Chat GPT để lên ý tưởng cho các hoạt động dạy học, khung chương trình cho những hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo kịch bản phục vụ soạn bài trình chiếu PowerPoint cho tiết dạy, kịch bản cho một bài giảng E-Learning hay kịch bản cho đoạn video giới thiệu bài, dẫn dắt, kể chuyện, tổng kết nội dung bài học", cô Phương Anh nói.

Với các công cụ AI chuyển đổi văn bản thành giọng nói như: Vbee-Text to speech; AI Text to Speech; AI Eleven Labs, cô thường sử dụng để tạo ra các giọng nói của nhân vật trong các đoạn clip bản thân tự xây dựng để đưa vào bài dạy, sử dụng để lồng âm thanh cho các bài giảng E-Learning.

Một số công cụ AI chuyển đổi văn bản thành hình ảnh sử dụng như: Leonardo; NightCafe Studio; Deep Dream Generator… Các hình ảnh này giáo viên có thể dùng để lồng vào những hoạt động học sinh cần xem tranh như phần bài Đọc của môn Tiếng Việt, các câu chuyện của môn Đạo đức, Giáo dục ngoài giờ lên lớp, Hoạt động trải nghiệm hay các bài tập thao tác với tranh.

Bên cạnh đó, cô giáo Phương Anh cũng thường sử dụng ứng dụng Suno AI để sáng tác những bài hát phù hợp với bài dạy của mình, từ đó tạo tình huống có vấn đề để giới thiệu bài học mới.

Nhờ có AI, học sinh trở nên hứng thú hơn với tiết học, các phụ huynh ở nhà đều có những phản hồi tích cực về kết quả học tập cũng như nếp học, nếp chơi của con. Ngoài ra, AI còn có thể giúp giáo viên làm rất nhiều việc khác như xếp thời khóa biểu, hỗ trợ viết sáng kiến kinh nghiệm, lập bảng biểu báo cáo.

Cô Phương Anh được trao tặng giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo lần thứ 8
Cô Phương Anh được trao tặng giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo lần thứ 8

"Năm học này, là một giáo viên lớp 5 đang bước đầu triển khai giảng dạy theo chương trình SGK mới, dù gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ có AI trợ giúp, tôi cùng các đồng nghiệp trong tổ đã và đang cùng nhau xây dựng một kho học liệu chung của khối 5 theo chương trình SGK mới để góp phần làm phong phú kho tư liệu dạy học, giảm bớt sự vất vả trong việc tìm kiếm tư liệu dạy học cho những năm học tiếp theo", cô Phương Anh nói.

“Gieo” âm nhạc vào trái tim học trò

Tại Trường THPT Phùng Khắc Khoan (Thạch Thất), âm nhạc đã trở thành một phần không thể thiếu trong chương trình giảng dạy ngay từ năm đầu tiên áp dụng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Sự thay đổi này có được nhờ sự tiên phong, tâm huyết của thầy Nguyễn Khắc Lý- Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường.

Theo thầy Khắc Lý, âm nhạc có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển toàn diện cho học sinh THPT; giúp các em giải tỏa căng thẳng, cân bằng cảm xúc và thể hiện bản thân; đồng thời trở thành cầu nối giữa quá khứ - hiện tại - tương lai, để học sinh có điều kiện phát triển toàn diện trên con đường học tập và trưởng thành.

Nhà giáo Nguyễn Khắc Lý biểu diễn sáo trúc
Nhà giáo Nguyễn Khắc Lý biểu diễn sáo trúc

Qua khảo sát, Hà Nội chỉ có khoảng 30 trường THPT ngoài công lập triển khai môn Âm nhạc nhưng chủ yếu là dạy ca hát, không dạy nhạc cụ, nhất là nhạc cụ dân tộc.

Đứng trước những khó khăn và thách thức trong thực hiện Chương trình GDPT 2018 với nhiều điểm mới và khó, đặc biệt là việc triển khai dạy học môn Âm nhạc - môn học lựa chọn trong bối cảnh chưa có biên chế và thiếu giáo viên trầm trọng là thách thức rất lớn cho các nhà trường.

Từ thực tế đó, thầy Khắc Lý chủ động tham gia khóa học online để có trải nghiệm và kinh nghiệm trực tiếp, làm cơ sở chỉ đạo hoạt động chuyên môn với yêu cầu đào tạo phải hiệu quả, chất lượng, kinh phí thấp. Tiếp đến, thầy tổ chức triển khai dạy - học Âm nhạc qua hình thức online. Đây là giải pháp có thể tháo gỡ khó khăn cho tình trạng thiếu giáo viên âm nhạc của giáo dục Hà Nội cũng như trên toàn quốc.

Nhờ những nỗ lực của thầy Khắc Lý, môn Âm nhạc đã đến được với học sinh. Các em được thực hành với nhạc cụ là đàn guitar và sáo trúc. Sau năm học đầu tiên, nhiều học sinh đã tự tin biểu diễn trước đám đông, góp phần phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần trong nhà trường.

Đến nay, có hàng nghìn học sinh của Trường THPT Phùng Khắc Khoan chọn Âm nhạc trong các môn lựa chọn; riêng khối 10 có 5 lớp. Sau khi học lý thuyết, các em được thực hành trên nhạc cụ nên chơi được bản nhạc rất nhanh. Đến Trường THPT Phùng Khắc Khoan, nhiều người sẽ thấy ngạc nhiên vì một trường ở ngoại thành Hà Nội nhưng từ hiệu trưởng, hiệu phó đến bảo vệ, học sinh đều biết chơi nhạc cụ.

Những người thầy kiến tạo lớp học hạnh phúc

Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân và Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương trao khen thưởng cho nhà giáo Nguyễn Khắc Lý

Với sự tâm huyết và sáng tạo của thầy Nguyễn Khắc Lý, năm học 2023 - 2024, Trường THPT Phùng Khắc Khoan (Thạch Thất) là một trong 2 điểm cầu tổ chức chương trình hội thảo giảng dạy bộ môn âm nhạc trên toàn TP Hà Nội.

Không chỉ đối với bộ môn âm nhạc, thầy Nguyễn Khắc Lý còn có nhiều sáng kiến trong công tác chỉ đạo về chuyên môn; giúp ngôi trường vùng quê là Trường THPT Phùng Khắc Khoan có giải học sinh giỏi cấp quốc gia môn Vật lý, Ngữ văn; 1 giải cấp quốc gia tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc 2024 và nhiều giải cao của TP...

Theo các đồng nghiệp tại Trường THPT Phùng Khắc Khoan, nơi thầy Khắc Lý có gần 20 năm công tác, Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo là sự ghi nhận xứng đáng cho những cống hiến bền bỉ, tận tâm của thầy đối với sự nghiệp giáo dục và phát triển học sinh; đồng thời khuyến khích các thầy cô giáo trong trường không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy.

“Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo là phần thưởng vô cùng ý nghĩa với bản thân tôi. Tôi sẽ luôn trân trọng, coi đây là động lực để cố gắng, phấn đấu, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường và của Thủ đô. Tôi mong muốn được lan tỏa đến các đồng nghiệp, được truyền cảm hứng đến các em học sinh như một tấm gương về sự nỗ lực học tập, rèn luyện”, thầy Nguyễn Khắc Lý xúc động chia sẻ.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Hà Nội: Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập đã hạ nhiệt Giáo dục

Hà Nội: Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập đã hạ nhiệt

TTTĐ - Quan sát, so sánh chỉ tiêu vào lớp 10 công lập với số lượng nguyện vọng đăng ký vào các trường năm học 2025 - 2026, nhiều phụ huynh, học sinh phấn khởi khi tỷ lệ “chọi” đã giảm, độ nóng của kỳ thi phần nào được hạ nhiệt.
Hà Nội: Công bố chi tiết số học sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 Giáo dục

Hà Nội: Công bố chi tiết số học sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026

TTTĐ - Toàn thành phố Hà Nội có gần 104.000 học sinh đăng ký dự tuyển lớp 10 năm học 2025-2026.
Ngành học của thời đại số và hội nhập kinh tế Giáo dục

Ngành học của thời đại số và hội nhập kinh tế

TTTĐ - Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một trong những ngành học mũi nhọn, đóng vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế và thúc đẩy thương mại trong nước cũng như hội nhập quốc tế. Trước xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, chương trình đào tạo ngành này đã và đang trở thành lựa chọn hấp dẫn đối với đông đảo học sinh, sinh viên.
Giáo dục quyền con người: Nền tảng hình thành công dân thời đại mới Giáo dục

Giáo dục quyền con người: Nền tảng hình thành công dân thời đại mới

TTTĐ - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ, giáo dục quyền con người được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ và bền vững.
Tại sao Bộ GD&ĐT đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp THCS? Giáo dục

Tại sao Bộ GD&ĐT đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp THCS?

TTTĐ - Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi Luật Giáo dục, học sinh tốt nghiệp THCS chỉ cần Hiệu trưởng trường THCS xác nhận hoàn thành chương trình, bỏ bằng tốt nghiệp.
4 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev Giáo dục

4 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev

TTTĐ - Cả 4 học sinh tham dự kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev lần thứ 59 đều xuất sắc đoạt huy chương, gồm 2 Huy chương Vàng và 2 Huy chương Bạc.
Trường THCS Nguyễn Du khen thưởng cán bộ, giáo viên, học sinh tiêu biểu Giáo dục

Trường THCS Nguyễn Du khen thưởng cán bộ, giáo viên, học sinh tiêu biểu

TTTĐ - Sáng 12/5, Trường THCS Nguyễn Du, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội tổ chức khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tiêu biểu năm học 2024 - 2025.
Cao đẳng iSPACE mở rộng ngành, hợp tác nâng tầm chiến lược đào tạo Nhịp sống phương Nam

Cao đẳng iSPACE mở rộng ngành, hợp tác nâng tầm chiến lược đào tạo

TTTĐ - Trước yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực đa năng, Trường Cao đẳng iSPACE vừa công bố kế hoạch mở rộng tuyển sinh đa dạng nhóm ngành từ năm học 2025 - 2026. Đây là bước tiến chiến lược sau gần 20 năm phát triển, khẳng định cam kết đào tạo gắn liền thực tiễn và đáp ứng xu thế thị trường.
Cầu nối giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động Giáo dục

Cầu nối giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

TTTĐ - Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 tạo cầu nối hiệu quả giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động; đẩy mạnh tuyên truyền tới các em học sinh về định hướng nghề nghiệp, tiếp cận cơ hội học tập và việc làm phù hợp.
Đáp ứng nhu cầu việc làm cho sinh viên trong kỷ nguyên số Giáo dục

Đáp ứng nhu cầu việc làm cho sinh viên trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Sinh viên ra trường đạt chuẩn đầu ra, ứng dụng công nghệ, kỹ năng trong công việc, cơ hội việc làm và thăng kiến rộng mở… đó là những ưu điểm mà ngành Kinh tế - Ứng dụng công nghệ trong quản lý và phân tích dữ liệu (Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải) đang đào tạo.
Xem thêm