Tag

Những ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô

Văn hóa 10/10/2022 09:00
aa
TTTĐ - Cứ mỗi dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô, những câu chuyện mà các nhân chứng được trải qua thời khắc lịch sử thiêng liêng ấy kể lại cho chúng ta nghe để hậu thế cũng cảm nhận được khí thế bừng bừng, niềm hân hoan của “Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về” ngày “Chúng ta mang vinh quang, sức dân tộc trở về” (Tiến về Hà Nội - Văn Cao). Những câu chuyện, những ký ức ấy đã trở thành một phần của lịch sử, là món quà quý giá cho người Hà Nội và cả nước ngày nay và mai sau luôn trân trọng và nhớ về.
Triển lãm tranh "Hà Nội những góc nhìn" chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

Nhà sử học Dương Trung Quốc kể rằng tháng 10/1954 ông còn là cậu bé bảy, tám tuổi dù chưa nhận thức nhiều nhưng ký ức không thể quên. Những người ở lại Hà Nội háo hức chờ đón đoàn quân trở về. Người ta may cờ, làm cổng chào bằng vải, hoa, trẻ con học hát những bài hát rất dễ thuộc và giản dị. Sát thời khắc tiếp quản Hà Nội còn có phong trào gõ phèng phèng, gõ mâm hay vung nồi khi thấy có kẻ xấu lai vãng. Đúng ngày Giải phóng Thủ đô, trẻ con vốn hàng ngày được giữ gìn trong nhà nay cũng “thả rông” đón đoàn quân trở về.

Ngày đoàn quân tiến về Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 (Ảnh tư liệu)
Ngày đoàn quân tiến về Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 (Ảnh tư liệu)

“Khi ấy tôi đứng ở Nhà thờ Cửa Bắc ngóng vào khu Hoàng thành. Tôi thấy đoàn quân ta có sức mạnh lớn lao, sau này tôi rút ra bài học lớn nhất chính là sức mạnh của lòng tin. Khi chiến sĩ Thủ đô quyết định ra đi vào đêm mùa đông 1947 rời Hà Nội hẹn ngày về đó là điều thiêng liêng, sức mạnh quyết tâm. Thủ đô của cả nước, nên đó cũng là sự quyết tâm của cả nước.

Niềm tin ấy được tiên đoán từ rất sớm trong ca khúc “Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1948 sau chiến dịch gian khổ thu đông năm 1947. Từ những câu hát bây giờ chúng ta hay nghe trùng trùng quân đi như sóng cho tới nhiều diễn biến sau này và kết thúc với sự kiện Hà Nội bừng tiến quân ca”, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết.

Thời khắc đó, Nhà sử học Lê Văn Lan còn là một thanh niên 18 tuổi hòa trong dòng người đón đoàn quân chiến thắng trở về. Ông từng kể rằng khi đó, nhìn lớp lớp đoàn quân hân hoan trên đường phố, người dân hai bên đường nô nức đón chào, một cảm xúc trào dâng trong ông. Không chỉ hưởng niềm vui chiến thắng, ông còn được đón người thân trở về, bởi trong đoàn quân đó có người anh thứ hai của ông. “Sự giải phóng ở đây là giải phóng dân tộc, giải phóng Hà Nội và người trong gia đình giải phóng cho nhau” - Nhà sử học Lê Văn Lan tâm sự.

Những ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô

Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Khuất Duy Tiến, nguyên Cục trưởng Cục Quân lực (Bộ Tổng Tham mưu), nguyên Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 cho biết: “Thời khắc Hà Nội giải phóng, cổng chào, khẩu hiệu rực rỡ các đường phố, cờ đỏ sao vàng phấp phới trên các ngôi nhà. Ngày 10/10, đặt bước chân của mình trên các con phố mà tôi có cảm giác ngập tràn sung sướng”.

Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an, một trong số những người vinh dự nhận nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô từng kể rằng gần như suốt đêm 9/10 năm ấy, ông và các anh em trong đội đều thao thức không ngủ được vì mong mỏi, chờ đón thời khắc lịch sử của Thủ đô, của dân tộc.

"Tôi cảm thấy thật sự xúc động khi mình vinh dự là một trong những chiến sĩ công an đầu tiên được tiếp quản Thủ đô và chứng kiến tận mắt rừng cờ hoa ngày ấy", Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng từng tâm sự.

Những ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô

Theo lời ông kể, sáng 10/10/1954, cứ quân đội Pháp rút đến đâu thì người dân nhà nào nhà ấy đều mở toang cửa ngõ, treo cao cờ đỏ sao vàng, mọi người ào ra đường hân hoan vẫy tay chào đón đoàn quân bộ đội Cụ Hồ về tiếp quản. Mọi người, bất kể nam nữ, già trẻ, đều tỏa ra khắp đường để chào đón đoàn quân chiến thắng về tiếp quản Thủ đô.

Lực lượng Công an cùng đại quân hàng ngàn người, đi tới đâu là bố trí cảnh sát giao thông đứng ra chỉ đường cho xe qua lại trật tự. Các anh chị em được bố trí ở đồn nào, quận nào thì lập tức bắt tay và gìn giữ ở các trọng điểm: Nhà ga, bến xe ôtô khách, bến xe điện, nhà máy điện, nhà máy nước, rạp hát, rạp chiếu phim…

Các cửa hàng tạp hóa, sách báo, may mặc, hiệu ảnh… đều mở cửa bán hàng. Các chợ Đồng Xuân, Hàng Da, Cửa Nam, Chợ Hôm… lại tấp nập ồn ào mua bán bình thường. Tất cả đều tập trung để làm sao mọi sinh hoạt bình thường của người dân Hà Nội diễn ra vui vẻ, bình yên như thường lệ.

Buổi chiều cùng ngày diễn ra lễ chào cờ lịch sử. Lá cờ Tổ quốc tung bay trên đỉnh Cột Cờ. Trên sân, các đơn vị tham dự lễ chào cờ đã tập hợp thành khối nghiêm chỉnh. Hàng đầu đội hình bộ binh là Trung đoàn Thủ đô. Đúng 15h, còi Nhà hát Lớn nổi lên một hồi dài, toàn thành phố hướng về Cột Cờ thành Hà Nội. Mọi người trang nghiêm nhìn lên lá Quốc kỳ đang tung bay trên đỉnh Cột Cờ. Tiếng nhạc vừa dứt, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ bước ra đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô ngày giải phóng. Mọi người rưng rưng xúc động, nhiều người không giấu được những giọt nước mắt vui mừng, hạnh phúc.

Những ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô

Trung tướng Trần Quang Khánh, nguyên Chánh Văn phòng Bộ Tổng tham mưu của Bộ Quốc phòng cũng đã kể lại rằng Bác Hồ khi ấy dặn dò rất kỹ Đại đoàn 308 vào tiếp quản Thủ đô cần giữ gìn kỷ luật, đảm bảo trật tự an ninh, bảo vệ Nhân dân và các cơ sở quan trọng của thành phố, nhất là giữ gìn phẩm chất chiến sĩ “không gây phiền hà cho dân”.

Ngày 3/10/1954 phía ta cử một đoàn cán bộ vào thành Hà Nội trước trong đó có Trung tướng Trần Quang Khánh. “Vào thành chúng tôi ở số 92 Trần Hưng Đạo ngay gần ga Hà Nội. Một vài chủ doanh nghiệp có thiện cảm với Việt Minh còn lái xe đến cổng khu nhà chúng tôi ở để nhắc nhở nên mua xăng tích trữ vì sắp tới xăng sẽ khan hiếm đắt đỏ. Khi các chiến sĩ đi chợ mua thực phẩm, các bà các chị ở đó nhận ra, họ dúi cho chúng tôi thịt, cá, rau quả và bán với giá gần như cho không, do lúc đó đồng tiền của Cụ Hồ chưa dùng được ở Hà Nội, chúng tôi không có nhiều tiền Đông Dương”, ông nhớ lại.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng Văn hóa

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

TTTĐ - Nhà Trưng bày Hoàng Sa tại TP Đà Nẵng là biểu tượng cho ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Kho tàng tư liệu được số hóa là nền tảng pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững Văn học

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 29/4, tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam, hòa trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường, Sàn văn hóa học và đọc Việt Nam, Viện Nhân học Văn hóa, Hội Nhà văn Hà Nội đồng tổ chức ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai". Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đến dự buổi lễ.
Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách Văn học

Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách

TTTĐ - Nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt độc giả cuốn sách “Theo bước thời gian: Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Thị Mai Chi, do họa sĩ Hồ Quốc Cường vẽ minh họa.
Các đại sứ trình diễn bộ sưu tập áo dài "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ" Thời trang - Làm đẹp

Các đại sứ trình diễn bộ sưu tập áo dài "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ"

TTTĐ - Nhà thiết kế (NTK) Trần Phương Hoa đã ra mắt bộ sưu tập áo dài đặc biệt mang tên "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ". Nét độc đáo và mang lại điểm nhấn thú vị của bộ sưu tập (BST) là bởi được trình diễn bởi những người mẫu đặc biệt là các Đại sứ và phu nhân/phu quân các nước tại Việt Nam.
Xem thêm