Tag

Những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022

Kinh tế 12/01/2022 09:27
aa
TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 10/1/2022 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.
DPM nhận danh hiệu Top Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt nhất năm 2021 TP Hồ Chí Minh cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Infographic: Hà Nội tập trung nâng cao 2 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra tại Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 theo các nghị quyết của Quốc hội, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, thích ứng linh hoạt, hiệu quả với bối cảnh dịch COVID-19, Chính phủ ban hành Nghị quyết tiếp nối các Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan tập trung triển khai thực hiện.

Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh

Mục tiêu tổng quát là cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao vị trí của nước ta trên các bảng xếp hạng quốc tế về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nhằm thích ứng với xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tăng sức chống chịu của nền kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19; tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỉ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân. Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19; kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, thích ứng linh hoạt, hiệu quả với dịch bệnh.

Đến năm 2025, phấn đấu thứ hạng năng lực cạnh tranh như sau: Năng lực cạnh tranh 4.0 (của WEF) thuộc Nhóm 50 nước đứng đầu; Phát triển bền vững (của UN) thuộc Nhóm 40 nước đứng đầu; Năng lực đổi mới sáng tạo (của WIPO) thuộc Nhóm 40 nước đứng đầu; Chính phủ điện tử (của UN) thuộc Nhóm 60 nước đứng đầu...

Những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022

Mục tiêu cụ thể năm 2022 cải thiện chất lượng, nâng cao thứ hạng các chỉ số môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh đồng bộ với cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Moody’s, S&P và Fitch; về cải thiện Năng lực cạnh tranh 4.0 (GCI 4.0) theo xếp hạng của WEF: Nâng cao điểm số và duy trì thứ hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (gọi tắt là B1); nâng xếp hạng chỉ số Kiểm soát tham nhũng (B2) lên 10 bậc; nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai (B3) lên ít nhất 1 bậc; nâng xếp hạng chỉ số Vốn hóa thị trường chứng khoán (B7) lên 2-3 bậc; nâng xếp hạng chỉ số Tăng trưởng về doanh nghiệp đổi mới sáng tạo (B9) lên 2-3 bậc...

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Nghị quyết đề ra nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: Tiếp tục tăng cường trách nhiệm, tính chủ động của các bộ được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số và các bộ, cơ quan được phân công chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần.

Các bộ được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số và các bộ, cơ quan được phân công chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần có trách nhiệm: Cập nhật, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan tại các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; kịp thời đề xuất, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, giải pháp, nhiệm vụ phát sinh để cải thiện các chỉ số được phân công.

Những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022

Các bộ chủ động kết nối với các tổ chức quốc tế; tạo lập kênh phối hợp để cung cấp, cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin nhằm đánh giá, xếp hạng khách quan, chính xác.

Các bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan xây dựng chế độ báo cáo, theo dõi tình hình, kết quả cải thiện đối với các bộ chỉ số, chỉ số được phân công; cập nhật trên hệ thống thông tin báo cáo của bộ, ngành, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ phục vụ chỉ đạo, điều hành.

Các bộ, cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm cải thiện các yếu tố môi trường kinh doanh tiếp tục thực hiện các giải pháp theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp, bao gồm: Khởi sự kinh doanh; nộp thuế và bảo hiểm xã hội; cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan; tiếp cận tín dụng; bảo vệ nhà đầu tư; tiếp cận điện năng; đăng ký tài sản; giao dịch thương mại qua biên giới; giải quyết tranh chấp hợp đồng; và giải quyết phá sản doanh nghiệp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu điều chỉnh chỉ tiêu thống kê công bố trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo để bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế.

10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

1- Cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và cải cách điều kiện kinh doanh.

2- Tập trung dỡ bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác biệt của các quy định pháp luật.

3- Tiếp tục thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

4- Đẩy mạnh cải cách về đăng ký đất đai và đổi mới quản lý hành chính đất đai.

5- Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính.

6- Tăng cường cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh gắn với đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương và kiểm tra, giám sát.

7- Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm tạo chuyển biến vững chắc đối với các chỉ tiêu phát triển bền vững.

8- Tiếp tục chú trọng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19.

9- Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

10- Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế gắn với thực hiện cải cách trong nước về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Không thể tất cả doanh nghiệp Nhà nước đều được đầu tư bất động sản Doanh nghiệp

Không thể tất cả doanh nghiệp Nhà nước đều được đầu tư bất động sản

TTTĐ - Theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, có thể không cấm doanh nghiệp Nhà nước đầu tư kinh doanh bất động sản nhưng không phải là tất cả, bởi từng có nhiều doanh nghiệp đầu tư thua lỗ, vướng vào vòng lao lý...
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam vững vàng và lạc quan trước những biến động toàn cầu Doanh nghiệp

Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam vững vàng và lạc quan trước những biến động toàn cầu

TTTĐ - Trong những tháng đầu năm 2025, Hiệp hội các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) tiếp tục thể hiện sự gắn bó mạnh mẽ, khả năng thích ứng chiến lược và cam kết dài hạn đối với nền kinh tế năng động của Việt Nam. Bất chấp những thách thức ngày càng gia tăng, cả trong nước và quốc tế, GBA vẫn giữ vững niềm tin vào vai trò của Việt Nam như một điểm đến đầu tư đầy tiềm năng và có khả năng chống chịu cao.
Quỹ đầu tư Mỹ cam kết "rót vốn" cho doanh nghiệp tiêu biểu chuyển đổi số Meey Group Doanh nghiệp

Quỹ đầu tư Mỹ cam kết "rót vốn" cho doanh nghiệp tiêu biểu chuyển đổi số Meey Group

TTTĐ - Ngày 13/5/2025, tại New York (Mỹ) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác đầu tư giữa Global Emerging Markets (GEM) với Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group). Theo đó, quỹ GEM đã cam kết dành 80 triệu USD để “rót” vào các dự án trong hệ sinh thái của Meey Group.
400 phép thử, 200 kiểm định: Vinamilk đặt lại chuẩn sữa tươi Việt Doanh nghiệp

400 phép thử, 200 kiểm định: Vinamilk đặt lại chuẩn sữa tươi Việt

TTTĐ - Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên thực phẩm minh bạch, an toàn. Vinamilk chọn chủ động mang các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt vào sản phẩm sữa tươi Green Farm, góp phần thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường trong nước.
Doanh nghiệp Nhà nước tự quyết định chính sách tiền lương Doanh nghiệp

Doanh nghiệp Nhà nước tự quyết định chính sách tiền lương

TTTĐ - Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đề xuất tăng cường phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp Nhà nước như Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định chính sách tiền lương, ban hành kế hoạch kinh doanh, chiến lược kinh doanh...
Ống thép Hòa Phát không bị áp thuế chống bán phá giá trong vụ điều tra lẩn tránh Doanh nghiệp

Ống thép Hòa Phát không bị áp thuế chống bán phá giá trong vụ điều tra lẩn tránh

Từ ngày 5/5/2025, Hòa Phát có thể xuất khẩu sản phẩm thép hộp (LWRPT) vào thị trường Hoa Kỳ và thực hiện quy trình tự chứng nhận xuất xứ mà không bị áp thuế chống bán phá giá. Thành công này xuất phát từ việc Hòa Phát đã chứng minh được nguồn gốc thép nền để sản xuất ống thép xuất sang Mỹ là từ Việt Nam.
TP Hồ Chí Minh: Tạo động lực cho kinh tế tư nhân phát triển Doanh nghiệp

TP Hồ Chí Minh: Tạo động lực cho kinh tế tư nhân phát triển

TTTĐ - Kinh tế tư nhân tiếp tục giữ vai trò là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, thành phố tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo.
​​​​​​​PVCFC được Úc công nhận đạt chuẩn cao nhất về xuất khẩu phân bón Nhịp sống phương Nam

​​​​​​​PVCFC được Úc công nhận đạt chuẩn cao nhất về xuất khẩu phân bón

TTTĐ - Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC – HOSE: DCM) vừa được Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Úc cấp Chứng chỉ Level One (Cấp độ 1) cho xuất khẩu phân bón hàng rời (Bulk In-Ship Fertiliser), có hiệu lực đến ngày 7/3/2028. Đây là mức đánh giá cao nhất trong hệ thống quản lý nhập khẩu phân bón vô cơ của Úc.
Nhà máy TH Kaluga: Dự án biểu tượng tình hữu nghị Việt - Nga Doanh nghiệp

Nhà máy TH Kaluga: Dự án biểu tượng tình hữu nghị Việt - Nga

TTTĐ - Ngày 11/5, Tập đoàn TH (thương hiệu TH true MILK) chính thức đưa vào vận hành Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại Liên bang Nga. Sự kiện đánh dấu cột mốc ra đời những hộp sữa tươi sạch TH true MILK đầu tiên sản xuất tại xứ sở bạch dương.
Tận dụng dữ liệu TMĐT để nắm bắt xu hướng: Doanh nghiệp "hái" quả ngọt Doanh nghiệp

Tận dụng dữ liệu TMĐT để nắm bắt xu hướng: Doanh nghiệp "hái" quả ngọt

TTTĐ - Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam ngày càng phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, việc tận dụng dữ liệu và các công cụ công nghệ trong xây dựng chiến lược kinh doanh - tiếp thị là không thể thiếu. Điều này được chứng minh qua câu chuyện thành công của không chỉ các doanh nghiệp lớn mà còn cả các nhà bán hàng địa phương.
Xem thêm