Tag

Những “cô tiên” của trẻ khuyết tật

Giáo dục 20/11/2018 08:00
aa
TTTĐ - Hiểu trẻ, lạc vào thế giới của trẻ để dẫn dắt trẻ bước ra ngoài xã hội… những phép màu đó đã giúp nhiều trẻ khuyết tật có được sự hòa nhập với các bạn cùng trang lứa, giúp các phụ huynh tìm lại được niềm vui sống.

Những “cô tiên” của trẻ khuyết tật

Cô Dương Thị Thu Hà, giáo viên trường THPT Lê Lợi (Hà Nội) cùng các em học sinh

Bài liên quan

Cụm đoàn Bắc Đuống tuyên dương giáo viên trẻ tiêu biểu

Tuyên dương giáo viên làm Tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn trường ĐH, CĐ tiêu biểu

Giáo viên Hà Nội trăn trở với những tâm huyết, sáng tạo

Thay đổi tích cực từ nhân viên đến giáo viên

Để trẻ mỗi ngày đều vui

Cô Đỗ Thị Thanh Huyền, trường Mầm non Tây Mỗ (Nam Từ Liêm) là một giáo viên rất tâm huyết, nhiệt tình, say nghề đã giúp trẻ khuyết tật trong lớp hòa nhập thành công. Nhìn thấy trẻ chậm phát triển, cô Huyền cảm thấy rất day dứt.

Nghĩ vậy, cô đã tự bỏ kinh phí theo học chuyên khoa Tâm lý giáo dục, trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương. Cô Huyền tâm niệm: “Trước khi mình đưa ra được phương pháp giáo dục thì mình phải có kiến thức chuyên môn, hiểu, nắm được tâm sinh lí các con. Tôi nghĩ làm gì cũng phải có tâm và phải tôn trọng từ đó mình sẽ biết lắng nghe và thấu hiểu các con”.

Lúc đầu cô Huyền cũng thấy bế tắc, vì bản thân đã cố rồi nhưng không thành công. Sau này, cô nhận ra rằng do mình chưa hiểu, các con có thế giới riêng và cô muốn hiểu thì nên lạc vào thế giới đó.

Trong năm học vừa qua, cô Huyền đã can thiệp thành công hai bạn trong lớp, một bạn bị down nhẹ và một bạn bị tự kỉ dạng thông minh. Bạn bị tự kỉ thì nhận thức tốt, chưa học nhưng biết chữ và đọc tiếng Anh rất giỏi, chỉ có hành vi là không ổn. Bố mẹ bạn ấy rất tự hào vì bạn ấy không học mà biết đọc, biết viết, biết ngoại ngữ… Sau một thời gian tiếp nhận con, cô Huyền theo dõi, trao đổi với thầy cô có chuyên môn sâu và nhận thấy đây là một dạng dối loạn kĩ năng. Cô đã có ý kiến với phụ huynh, lúc đầu gia đình phản ứng rất dữ vì nghĩ rằng cô miệt thị con họ. Tuy nhiên, cô Huyền vẫn kiên trì trao đổi nhiều lần với phụ huynh, chứng minh với họ bằng kiến thức của mình. Về sau, bố mẹ đã nhận ra điều cô nói là đúng và tin tưởng vào cô giáo. “Khi được chia sẻ, tôi có phương pháp dạy thì đến nay bạn ấy đã phát huy được thế mạnh. Những gì cần khắc phục thì đã khắc phục được và bây giờ bạn ấy đang hòa nhập tại trường tiểu học rất tốt”, cô Huyền nói.

Còn bạn bị down thì bố mẹ luôn giấu bệnh, dù con đã được bệnh viện chứng nhận và được hưởng chế độ xã hội. Rất nhiều lần cô Huyền chủ động trao đổi, bố mẹ đều né tránh vì họ thấy xấu hổ. Nhận ra tình cảm của cô giáo, phụ huynh em đó đã khóc. Từ trước đến nay họ này không bao giờ dám đưa con đi đâu, chỉ nhờ người giúp việc đưa con đi, thường thì nhốt con trong nhà. Bây giờ phụ huynh hay đưa con đi chơi và chấp nhận sự thật về bệnh của con.

“Bạn bị down tính rất lì không ai nói được. Ở nhà, bố mẹ thường dùng roi vọt. Thật ra cảm hóa bạn ấy không có gì khó hay to tát cả, tôi chỉ hỏi mẹ về những điều con thích và ghét, từ đó xoáy vào sở thích. Khi tôi dạy bạn ấy tập thể dục buổi sáng cùng cả lớp, bạn ấy không hợp tác. Tôi biết bạn ấy thích thú nhồi bông, sau giờ tập thể dục buổi sáng, đợi lớp học ổn định, tôi gọi bạn ấy ra góc sáng tạo của lớp. Tôi giả vờ làm thú nhồi bông nhưng chưa hoàn thành. Tôi bảo bạn ấy: “Chi giúp buộc nơ vào con gấu bông, nếu con làm được thì cô sẽ tặng con”. Bạn ấy rất thích và làm được. Lần đầu tiên được tặng gấu bông, bạn ấy vui sướng ôm hôn cô. Từ đó, bạn ấy thần tượng cô. Bây giờ, cô nói gì bạn ấy cũng nghe. Biện pháp của tôi rất đơn giản, tôi chỉ cần hiểu con và biết được sở thích, sở ghét của con và làm theo những điều đó”, cô Huyền chia sẻ.

IMG_9719

Cô Huyền cũng cho biết: “Hiện nay bạn ấy đi học trường tiểu học và tôi đã trao đổi với cô giáo chủ nhiệm để có sự quan tâm bạn ấy đặc biệt hơn. Những buổi đầu tiên đến lớp nếu không có tôi thì bạn ấy không đi học. Vậy là thời gian đầu tôi thường phải đưa bạn ấy đến trường cùng gia đình và giới thiệu giáo viên là bạn thân của cô, rồi cũng trao đổi trước mặt trẻ để con cảm thấy được an toàn. Khi con quen rồi thì tôi không cần cần đưa bạn ấy đến lớp nữa”.

“Tôi luôn có trăn trở, cô giáo cần phải hiểu trẻ. Vì thế, tôi quyết tâm đi học nhưng khi học xong tôi cảm thấy việc mình học chưa là gì, càng học càng thấy mênh mông. Thế giới của các con quá rộng mà mình thì biết quá ít. Vì thế sau khóa học, tôi liên hệ với các thầy cô giảng viên, tham gia các chương trình thiện nguyện. Tôi cũng liên hệ với các bác sỹ chuyên khoa ở bệnh viện Nhi Trung ương, nếu có trẻ khuyết tật trong lớp, tôi giới thiệu phụ huynh đến đó để xác định cụ thể bệnh lý, sau đó tìm phương pháp giáo dục phù hợp. Công việc của tôi được gia đình ủng hộ và giúp đỡ. Tôi nghĩ rằng mình cho đi thì sẽ nhận lại gấp bội lần. Bây giờ con cái tôi luôn biết chia sẻ, thấy các bạn gặp khó khăn, con tôi đã giúp các bạn, cháu nhìn và tự học” cô Huyền tâm sự.

Giúp trẻ vừa học vừa chơi

Trong những chuyến thiện nguyện, thăm làng trẻ Hòa Bình, cô Dương Thị Thu Hà, giáo viên trường THPT Lê Lợi (Hà Nội) nhận thấy trẻ mắc hội chứng down rất thiệt thòi. Từ đó cô luôn trăn trở, làm thế nào để những đứa trẻ này học tốt hơn và làm thế nào để đem lại niềm vui cho chúng?

Cô Hà chia sẻ, nhìn thấy các bạn bị down đọc và học rất vất vả. Cô thấy rằng việc đọc và học được sẽ đem lại niềm vui cho những đứa trẻ và những người chăm sóc chúng.

“Lúc đầu em chỉ có ý tưởng rất đơn giản là giúp cho trẻ biết đọc thôi. Mình làm thiết bị gì đó giúp trẻ đọc được. Tuy nhiên, sau nhiều lần đến giúp trẻ đọc tài liệu thì em thấy rằng, việc đọc chỉ là một phần, quan trọng hơn là phải giúp trẻ vừa học vừa chơi, phải làm ra thiết bị kết hợp hai thứ này với nhau”, cô Hà cho biết.

Nghĩ là làm, cô Hà cùng hai học trò là Bùi Minh Ngọc (lớp 11, trường THPT Lê Quý Đôn) và Bùi Khánh Vy (lớp 11, trường THPT Lê Lợi) bắt tay thực hiện công trình sáng tạo thiết bị hỗ trợ học đọc cho trẻ down. Sau một thời gian, sản phẩm thiết bị PSE ra đời. Sản phẩm này tích hợp âm thanh, hình ảnh, ngôn ngữ biểu cảm, tương tác với trẻ dưới hình thức vận động một cách sinh động, hấp dẫn trên tấm thảm được gắn các viên sỏi. Cô trò đã phải trải qua rất nhiều lần thử nghiệm và trăn trở tìm tòi ra những điểm mà trẻ chưa thích thú, cải tiến phù hợp hơn để làm sao khi bật thiết bị lên là trẻ thích thú và tương tác ngay.

Bằng cách kết hợp liên ngành công nghệ thông tin, giáo dục đặc biệt, tâm lý học và y học, các cô trò đã tạo ra thiết bị PSE mở ra phương pháp dạy học không những cho trẻ mắc hội chứng down mà có thể cho cả các đối tượng trẻ chậm phát triển khác.

Không tâm huyết với nghề, không có tình cảm với học sinh, không có trách nhiệm với công việc thì không ai có thể bỏ công sức, thời gian, thậm chí tiền bạc của mình để làm một việc vì người khác. Các cô như những “cô tiên” làm việc thiện, giúp học sinh khuyết tật bớt thiệt thòi. Việc làm ấy giống phép màu trong chuyện cổ tích giữa cuộc sống hàng ngày.

Đọc thêm

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng (Một nghìn hai trăm sáu mươi tỷ đồng), tính đến ngày 16/9.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt Giáo dục

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

TTTĐ - 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ Giáo dục

“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ

TTTĐ - Không chỉ là hoạt động trải nghiệm thú vị giúp học sinh và các vị khách quốc tế hiểu hơn về Tết Trung thu, chương trình trải nghiệm văn hóa “Trung thu yêu thương” còn lan tỏa sự ấm áp của nghĩa đồng bào, lòng nhân ái, sẻ chia với đồng bào vùng lũ.
Quận Nam Từ Liêm thông báo thi tuyển chức danh lãnh đạo năm 2024 Giáo dục

Quận Nam Từ Liêm thông báo thi tuyển chức danh lãnh đạo năm 2024

TTTĐ - Mới đây Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Mai Trọng Thái đã ký ban hành thông báo thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND quận Nam Từ Liêm năm 2024.
Ngành Giáo dục chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3

TTTĐ - Ngày 16/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thông tin, bão số 3 cùng hoàn lưu bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng, trong đó, ngành giáo dục chịu thiệt hại rất nặng nề.
Học sinh gom sách vở, dành tiền ăn sáng ủng hộ bạn vùng lũ Muôn mặt cuộc sống

Học sinh gom sách vở, dành tiền ăn sáng ủng hộ bạn vùng lũ

TTTĐ - Trong ngày thứ hai đầu tuần (ngày 16/9), hàng loạt cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức hoạt động quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ.
Quốc học Huế gia nhập thành viên mạng lưới LabelFrancÉducation Giáo dục

Quốc học Huế gia nhập thành viên mạng lưới LabelFrancÉducation

TTTĐ - Trường THPT chuyên Quốc học Huế đáp ứng các điều kiện và chính thức gia nhập mạng lưới LabelFrancÉducation (Pháp) gồm 600 trường trên toàn thế giới, trong đó có nhiều trường ở Việt Nam đã được công nhận.
Xem thêm