Những “bóng hồng” trong cuộc chiến chống Covid-19
Đeo khẩu trang trong nhiều giờ, khuôn mặt của một nữ y tá hằn lên những vết đỏ
Bài liên quan
Phát hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở thú nuôi
Nhật Bản: Trợ cấp phụ huynh nghỉ phép ở nhà để trông con
Nền kinh tế thế giới sẽ có nhiều thay đổi do ảnh hưởng của dịch bệnh
FedEx vận chuyển thiết bị y tế khẩn cấp đến Trung Quốc
Bệnh nhân nhiều tuổi nhất chiến thắng Covid-19
Cuộc sống nơi tâm dịch Covid-19 mới
Những chiến sĩ áo trắng
Theo thống kê của Hiệp hội Nữ nhân viên y tế Trung Quốc, hơn 3.000 nữ nhân viên y tế trên khắp đất nước được điều đến tỉnh Hồ Bắc để hỗ trợ phòng chống dịch bệnh.
Liu Lu nằm trong số 88 phụ nữ trong đợt 138 nhân viên y tế đầu tiên từ Giang Tây đến hỗ trợ Vũ Hán, theo dữ liệu từ Ủy ban Y tế tỉnh Giang Tây.
Trước khi lên đường đến Vũ Hán, Liu đã phải cắt đi mái tóc dài ngang vai của mình.
“Trông thế nào không còn quan trọng vào lúc này, tôi phải chịu trách nhiệm cho sự an toàn của bệnh nhân và bản thân mình. Mọi thứ ở đây đều mới mẻ và lạ lẫm, ngoại trừ sự ồn ào và căng thẳng”, Liu chia sẻ.
Cô được cử đến điều trị bệnh truyền nhiễm mới được mở thêm của Bệnh viện số 5 Vũ Hán. Nơi đây cô không quen biết ai và chỉ có thể phân biệt các đồng nghiệp của mình thông qua tấm biển tên trên những bộ đồ bảo hộ.
Những nữ chiến sĩ áo trắng âm thầm đóng góp công sức đầy lùi dịch Covid-19 |
Liu cho biết ngoài những ca trực, mỗi ngày cô phải mất thêm 2 tiếng để mặc và cởi bộ quần áo bảo hộ nhiều lớp của mình. Cô thường phải mặc thêm 5 lớp quần áo khác bên trong lớp áo choàng nhưng vẫn thấy lạnh cóng bởi ngồi trong căn phòng không có hệ thống sưởi. Tuy nhiên, khi phải đi lại quá nhiều, lớp áo choàng kín gió khiến Liu toát mồ hôi.
Sau một ngày làm việc, khi tháo bỏ chiếc khẩu trang, khuôn mặt của nữ y tá xuất hiện những vết hằn đỏ như máu, thậm chí nhiều đồng nghiệp khác của Liu còn bị nổi đầy mụn. Nhiều người trong số họ đã khóc thét khi thấy mình trong gương.
Không ngại khó khăn, người phụ nữ bé nhỏ này vẫn cho biết: “Cho dù cuộc chiến này sẽ kéo dài bao lâu, tôi sẽ vẫn tiếp tục mà không chút do dự”.
Nữ nhân viên y tế chiếm khoảng một nửa số nhân viên tham gia vào cuộc chiến chống lại dịch bệnh tại Bệnh viện Nhân dân tỉnh Giang Tây. Trong số đó, có 11 y tá làm việc tại các trạm cách ly và 20 y tá làm việc trong phòng khám. Nhóm hỗ trợ thứ 2 từ Giang Tây tới Vũ Hán bao gồm 101 nhân viên y tá, trong đó có đến 97 người là phụ nữ.
Công việc thầm lặng
Những nữ y tá như Liu có thể dễ dàng bắt gặp tại các bệnh viện trên khắp Trung Quốc. Bên cạnh đó, để kiểm soát sự lây lan của virus Corona, nhiều thành phố tại Trung Quốc đã áp dụng hệ thống phòng ngừa và kiểm soát trong cộng đồng dân cư. Hệ thống này nhằm giảm áp lực cho bệnh viện và ngăn chặn, phòng ngừa lây nhiễm chéo. Phần lớn nhân viên ở các địa phương là phụ nữ.
“Cộng đồng là nền tảng trong công tác phòng chống dịch bệnh. Chúng tôi đến từng nhà lấy thông tin, báo cáo thông tin kịp thời cho chính quyền địa phương và đăng thông báo ở mọi khu phố”, cô Zhao Yongmei, Bí thư Đảng ủy Cộng đồng số 3 làng Gongrenxin tại Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh phía đông Bắc Trung Quốc chia sẻ.
Trong kỳ nghỉ lễ hội mùa xuân vừa qua, Zhao, cùng với bảy đồng nghiệp nữ khác, làm việc đến tận đêm khuya mỗi ngày.
Nữ nhân viên cộng đồng lựa chọn và đóng gói hàng hóa cho cư dân của một tòa nhà được cách ly trong đợt dịch Covid-19 ở Nanchang, phía Đông tỉnh Giang Tây của Trung Quốc |
Còn tại khu Chang'er, quận Jianghan, Vũ Hán có 3.104 hộ gia đình gồm 7.333 cư dân sinh sống. Tuy nhiên, Ủy ban quản lý khu vực này chỉ có 16 nhân viên và 14 người trong số họ là phụ nữ.
Cô Hua Qing, phụ trách khu vực này cho biết: “Tôi nhận hàng chục cuộc gọi điện thoại mỗi ngày, có ngày hơn 100 cuộc. Điều đó khiến tôi không có thời gian nghỉ ngơi, thậm chí để uống một ngụm nước. Mọi người thường gọi để báo cáo tình trạng thể chất của họ và yêu cầu cung cấp vật tư y tế”.
Ngoài ra, ủy ban còn chịu trách nhiệm mua, gửi thuốc và các nhu yếu phẩm hằng ngày cho bệnh nhân và người già sống một mình.
Trong nhiều tuần, các cán bộ của ủy ban phải trực điện thoại 24/24 giờ để liên lạc với người dân. Nhiều người thậm chí đã bị mất giọng. Lo lắng về việc bị nhiễm bệnh, một số cư dân còn tỏ ra thiếu kiên nhẫn và tức giận nhưng tất cả họ đều hiểu thông cảm. Nhiều người đã bày tỏ lòng biết ơn và gọi điện xin lỗi vì những lời nói không hay trước đó của mình.
“Mặc dù công việc vất vả nhưng chúng tôi cảm thấy rất ý nghĩa bởi nỗ lực của mình có thể bảo vệ sự an toàn cho người dân trong cộng đồng. Dù chỉ giúp được một người dân mỗi ngày, tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc”, cô Hua Quing vui vẻ nói thêm.