Nhìn xa hơn yếu tố nội địa hóa đối với sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam
Thành lập tại Việt Nam vào năm 2017, Realtime Robotics có sứ mệnh phát minh và cải tiến công nghệ drone để phụng sự con người. Công ty đã phát minh, thiết kế và chế tạo ra Hera, drone có tính năng vượt xa các drone đồng hạng trên thế giới, được xuất khẩu sang Mỹ với giá cao hơn thế giới.
Các chuyên gia về drone trên thế giới Hera đã và đang thiết kế những loại drone dựa trên nhu cầu đa dạng lĩnh vực như nông nghiệp xanh, cứu hoả, cứu trợ thiên tai, sản xuất năng lượng thiên nhiên với mục tiêu tạo nên một cộng đồng an toàn và hướng đến bảo vệ môi trường tự nhiên.
Sự kiện kỷ niệm 20 năm của khu công nghệ cao (CNC) là cột mốc để nhìn lại và đánh giá những chặng đường đã qua và tri ân những đóng góp và phát triển của Realtime Robotics cũng như khu CNC TP HCM nói chung.
Vấn đề về yếu tố nội địa hóa
Từ tháng 4/2022 đến nay, Realtime Robotics (RtR) đã cho ra đời sản phẩm drone mang tên Hera. Tính đến hiện thời điểm hiện tại, Hera là drone hàng đầu thế giới với các tính năng vượt trội do đội ngũ kỹ sư trẻ và nhiệt huyết Việt Nam chủ động từ khâu sáng tạo, thiết kế, chế tạo, sản xuất và thương mại hóa.
Kể từ khi Hera tiếp cận gần hơn với thị trường Việt Nam, sản phẩm nhận được nhiều sự quan tâm đến từ các chuyên gia công nghệ và kinh tế. Trong đó, câu hỏi thường được đặt ra là về tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm này là bao nhiêu phần trăm? Liệu Hera chiếm bao nhiêu tỷ lệ nội địa hoá? Các nguyên vật liệu của Hera phần lớn được nhập từ nước ngoài hay được nhập trực tiếp từ thị trường Việt Nam?
Đây là một vấn đề không thể tránh khỏi khi Hera được ra đời tại Việt Nam - nơi mà phần lớn các doanh nghiệp và truyền thông đều quan tâm đến tỷ lệ nội địa hoá của các sản phẩm về công nghệ. Đối với RtR, để trả lời cho câu hỏi trên không phải là điều khó khăn khi tỷ lệ nội địa hóa của Hera là 90%, khá cao so với những sản phẩm công nghệ, điện tử trên thị trường.
Trong đó, các linh kiện và nguyên vật liệu quan trọng và tiên tiến được RtR nhập về phải trải qua các khâu nghiên cứu, chế tác và phát triển để phù hợp với từng dòng sản phẩm và thị trường thương mại riêng biệt. Vì vậy, về vấn đề nội địa hoá, Hera vẫn tự hào là sản phẩm drone đứng đầu thế giới “Made-in Vietnam”.
Đến lúc phải nhìn xa hơn câu chuyện nội địa hóa
Tuy các sản phẩm đến từ Realtime Robotics vẫn đảm bảo về vấn đề nội địa hoá nhưng câu chuyện RtR muốn đặt ra ở thời điểm hiện tại và tương lai là: Đã đến lúc Việt Nam phải nhìn xa và rộng hơn vấn đề nội địa hoá. Là một người Việt Nam luôn muốn đóng góp cho nền kinh tế và khoa học của nước nhà, ông Lương Việt Quốc - CEO của Realtime Robotics đã nhìn ra được mục tiêu cốt lõi của công ty nói riêng và ngành công nghệ Việt Nam nói chung.
Nhìn xa hơn về vấn đề nội địa hoá không phải những doanh nghiệp bỏ qua hay cố tình lảng tránh, che giấu vấn đề này, mà là cách các công ty Việt Nam hướng đến việc nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới, tiên tiến để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Việt Nam luôn là điểm đến lý tưởng cho các tập đoàn lớn nước ngoài đến lắp ráp sản phẩm vì nơi đây nổi tiếng về nguồn nhân công giá rẻ và tiết kiệm. Trước mắt, điều đó có thể đem lại nguồn lợi ích dồi dào về kinh tế cho Việt Nam. Liệu điều đó có ổn định và đảm bảo cho sự phát triển kinh tế lâu dài hay không?
Hiện tại, đã đến lúc chúng ta - những doanh nghiệp Việt Nam nên có tầm nhìn bao quát hơn thay vì cứ mải chăm chú và quan tâm đến vấn đề nội địa hoá. Như vậy, trong tương lai, Việt Nam có thể tự hào là nơi phát minh, chế tạo và sản xuất các sản phẩm hàng đầu trên thế giới thay vì danh xưng là nơi có “ nguồn lao động lắp ráp giá rẻ”.
Trải qua 5 năm hoạt động, Realtime Robotics sở hữu đội ngũ R&D (Nghiên cứu và Phát triển) gồm hơn 50 kỹ sư đa lĩnh vực hàng đầu trực tiếp tham gia từ khâu phát minh đến thiết kế và chế tạo. Có chung mục tiêu và sứ mệnh, chính vì thế, RtR rất vinh dự khi là một trong những thành viên tiềm năng và quan trọng, có nhà máy tại Khu công nghệ cao TP HCM.
Khu công nghệ cao hoạt động với sứ mệnh phát triển khoa học công nghệ bằng năng lực nội sinh, là địa điểm lý tưởng cho các công ty Việt Nam đến để nghiên cứu và phát triển dựa vào nguồn lực dồi dào của quê hương. Đó là mục tiêu mang tính lâu dài và bền vững để giúp nền kinh tế nước nhà ngày một phát triển và lớn mạnh hơn.
Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh là một trong ba khu công nghệ cao quốc gia được Thủ tướng thành lập theo Quyết định số 145/2002/QĐ-TTg ngày 24/10/2002 giúp thúc đẩy phát triển công nghệ cao cho thành phố và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hiện nay, Khu công nghệ cao là một trong ba trụ cột của đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông thành phố - thành phố Thủ Đức; Là nơi cung cấp và nuôi dưỡng những ý tưởng khoa học công nghệ, thu hút vốn, công nghệ, nhân lực công nghệ cao trong và ngoài nước, thích nghi với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, Khu công nghệ cao đã xây dựng được thương hiệu, trở thành điểm đến đáng tin cậy về đầu tư công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và được đánh giá là khu công nghệ cao thành công nhất cả nước. |