Tag

Nhiều quốc gia châu Phi đưa tiếng Trung vào trường học

Quốc tế 22/04/2019 12:12
aa
TTTĐ - Bên trong một lớp học, khoảng 20 học sinh đang say sưa hát quốc ca Trung Quốc và sau đó là một giai điệu thường được hát trong dịp Tết Nguyên đán của quốc gia đông dân nhất thế giới này. Tuy nhiên, cảnh tượng này không diễn ra tại trường học ở Trung Quốc mà tại trường Lakewood Premier, cách Thủ đô Nairobi (Kenya) hàng ngàn cây số.

Nhiều quốc gia châu Phi đưa tiếng Trung vào trường học

Những lớp học tiếng Trung ngày càng trở nên phổ biến tại châu Phi Ảnh: QZ

Bài liên quan

Các sự kiện thế giới nổi bật tuần qua

Nhiều đối tượng liên quan đến loạt vụ nổ ở Sri Lanka bị bắt giữ

Cảnh hỗn loạn sau vụ đánh bom nhà thờ ở Sri Lanka

Thêm một động cơ máy bay Boeing 737 bốc cháy trước khi cất cánh

Tại trường học này, các em học sinh đang học tiếng Trung, ngôn ngữ được sử dụng bởi hơn tỷ người trên thế giới. Cậu bé Sandra Wanjiru, 13 tuổi là một trong hàng trăm học sinh châu Phi đang ngày càng thành thạo tiếng Trung Quốc.

Đến năm 2020, tiếng Trung sẽ được chính thức giảng dạy trong tất cả các trường học tại Kenya cùng với tiếng Pháp, Ả Rập và tiếng Đức.

Wanjiru chia sẻ: “Em chọn học tiếng Trung, trước tiên vì học ngoại ngữ rất thú vị. Tuy nhiên, em cũng muốn đi du lịch và sau này kinh doanh tại Trung Quốc”.

Ông Julius Jwan, Giám đốc điều hành của Viện Phát triển Chương trình giáo dục Kenya (KICD), cho biết: “Vị trí của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, đến mức Kenya có thể hưởng lợi nếu công dân của họ có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ này”.

Ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Phi

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã ngày càng hùng mạnh và gia tăng ảnh hưởng trên khắp châu Phi.

Thông qua sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, Trung Quốc đã cho các nước châu Phi vay tiền để xây dựng đường cao tốc, đập, sân vận động, sân bay và các tòa nhà chọc trời. Theo Sáng kiến nghiên cứu Trung Quốc - châu Phi, kể từ năm 2000 đến nay, tổng cộng các quốc gia châu Phi nợ Trung Quốc khoảng 130 tỷ USD.

Kenya không phải là quốc gia duy nhất dạy học sinh tiếng Trung Quốc. Tại Nam Phi, tiếng Trung đã là một ngôn ngữ tùy chọn cho sinh viên kể từ năm 2014. Tháng 12/2018, Uganda đã giới thiệu tiếng Trung Quốc cho học sinh trung học tại một số trường được chỉ định.

Henry Adramunguni, một chuyên gia làm việc tại Trung tâm Phát triển chương trình giảng dạy quốc gia của Uganda, cho biết, tiếng Trung được đưa vào chương trình học vì một trong những ngôn ngữ làm việc của Liên hợp quốc. Ngoài ra, học sinh tại Uganda cũng có thể lựa chọn học tiếng Pháp, tiếng Ả Rập, tiếng Latin hoặc tiếng Đức ở trường.

“Chúng tôi muốn tạo cơ hội cho những công dân trẻ tuổi tiếp cận với công việc, giáo dục và kinh doanh vượt ra ngoài biên giới đất nước. Đó là lý do tại sao chúng tôi đưa tiếng Trung vào chương trình học”, Henry nói thêm.

Các giáo viên tiếng Trung được đào tạo bởi các giảng viên Học viện Khổng Tử - một tổ chức phi lợi nhuận, làm việc để quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc trên khắp thế giới.

Học viện Khổng Tử có mặt đầu tiên ở châu Phi tại Đại học Nairobi năm 2005 và từ đó đã mở rộng tới 48 trung tâm trên khắp lục địa này.

Trung Quốc chỉ đứng thứ hai sau Pháp, là quốc gia có nhiều tổ chức văn hóa nhất ở châu Phi. Đây là sự gia tăng đáng chú ý bởi Trung Quốc không có quan hệ thuộc địa với bất kỳ quốc gia nào tại châu Phi. Trung Quốc cũng không giống như Pháp và Anh, nơi có truyền thống sử dụng các viện văn hóa như Viện nghiên cứu Pháp hoặc Hội đồng Anh để gây ảnh hưởng ở nước ngoài.

Bà Ilaria Carrozza, nhà nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc - châu Phi tại trường Kinh tế và Chính trị London cho biết: “Việc tiếp tục mở rộng văn hóa Trung Quốc tại lục địa này là một phần trong chiến lược tăng cường ảnh hưởng của đất nước tỷ dân tại châu Phi thông qua “sức mạnh mềm”.

Bà cũng nói thêm rằng, các chính phủ châu Phi coi việc giới thiệu các viện tiếng Hoa là một khoản đầu tư cho tương lai của giới trẻ: “Các quốc gia châu Phi hy vọng rằng việc giới thiệu tiếng Hoa trong chương trình giảng dạy sẽ tạo ra một lực lượng lao động trong tương lai có được việc làm tốt hơn ở Trung Quốc hoặc với các công ty Trung Quốc hoạt động ở lục địa này”.

Tham vọng của Bắc Kinh

Tuy nhiên, bất chấp những lợi thế rõ ràng, bà Carrozza cũng cảnh báo rằng, các chính phủ ở châu Phi nên theo dõi chặt chẽ các viện nghiên cứu này, đặc biệt là sau khi Mỹ đóng cửa các trung tâm như vậy trong bối cảnh lo ngại sự can thiệp của Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận cáo buộc Chính phủ can thiệp vào việc điều hành các viện nghiên cứu.

Tại họp báo vào tháng 2 vừa qua ở Bắc Kinh, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lu Kang cho biết: “Tất cả các Học viện Khổng Tử được thành lập tại các trường đại học Mỹ là tự nguyện và theo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, thân thiện, bình đẳng và cùng có lợi”.

Ở Kenya, việc giới thiệu tiếng Trung Quốc không được tất cả mọi người hoan nghênh.

Wycliffe Omucheyi, Chủ tịch Liên đoàn giáo viên quốc gia Kenya (KNUT), cho biết, ông tin rằng chính phủ đang theo trào lưu. Thay vì tiếng Trung, sinh viên nên được dạy ngôn ngữ bản địa châu Phi. “Chính phủ cần phát triển các lớp ngôn ngữ bản địa trước khi bắt tay vào học một ngôn ngữ khác”, ông Omucheyi nhấn mạnh.

Bên cạnh đó cũng có những ý kiến trái chiều, Russell Kaschula, giáo sư nghiên cứu ngôn ngữ châu Phi tại Đại học Rhodes ở Nam Phi, cho biết, sẽ rất ngây thơ khi người châu Phi không học tiếng Trung Quốc vì quốc gia này là đối tác thương mại lớn đối với nhiều nước trên lục địa.

“Điều đó cũng quan trọng như việc học tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Bồ Đào Nha vào thế kỷ 19 ở châu Phi. Theo cùng một cách, tôi nghĩ rằng việc học tiếng Trung có ý nghĩa với người châu Phi”, giáo sư Russell nói.

Đọc thêm

Đưa Vân Nam và Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Trung Quốc với ASEAN Thế giới 24h

Đưa Vân Nam và Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Trung Quốc với ASEAN

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Vương Ninh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam.
Thủ tướng dự lễ hội văn hoá-du lịch Việt Nam tại Vân Nam, Trung Quốc Thế giới 24h

Thủ tướng dự lễ hội văn hoá-du lịch Việt Nam tại Vân Nam, Trung Quốc

Chiều 5/11, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ hội văn hoá và giới thiệu du lịch Việt Nam hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc và "Năm giao lưu nhân văn Việt-Trung" vào năm 2025.
Thủ tướng mong mỗi kiều bào luôn là một đại sứ của tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc Thế giới 24h

Thủ tướng mong mỗi kiều bào luôn là một đại sứ của tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Chiều 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cán bộ, nhân viên Tổng Lãnh sự quán và cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, nhân chuyến công tác tại nước này từ ngày 5-8/11.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vân Nam Thế giới 24h

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vân Nam

Trong chương trình dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS 8, Hội nghị Cấp cao ACMECS 10, Hội nghị Cấp cao CLMV 11 và làm việc tại Trung Quốc, chiều 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa và thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc Thế giới 24h

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cơ sở quan trọng để chuyển hóa cơ hội thành những dự án hợp tác cụ thể, thực chất Thế giới 24h

Cơ sở quan trọng để chuyển hóa cơ hội thành những dự án hợp tác cụ thể, thực chất

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm đến ba nước Trung Đông với tinh thần mở đường, tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, coi trọng "thời gian" và "trí tuệ". Trong chuyến công tác này, lần đầu tiên Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác toàn diện và ký kết hiệp định thương mại tự do với một nước Trung Đông, góp phần huy động những nguồn lực mới phát triển đất nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính rời Qatar, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Đông Thế giới 24h

Thủ tướng Phạm Minh Chính rời Qatar, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Đông

Trưa 1/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Qatar lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm đến ba nước Trung Đông.
Mở ra không gian phát triển mới cho quan hệ của Việt Nam và ba nước Trung Đông Thế giới 24h

Mở ra không gian phát triển mới cho quan hệ của Việt Nam và ba nước Trung Đông

Trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm ba nước Trung Đông của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biết cấp cao Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết chuyến thăm kết thúc tốt đẹp, đưa quan hệ của Việt Nam với ba nước bước vào một gia đoạn mới, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn.
Thủ tướng tham quan cơ sở xuất khẩu khí hóa lỏng lớn nhất thế giới Thế giới 24h

Thủ tướng tham quan cơ sở xuất khẩu khí hóa lỏng lớn nhất thế giới

Sáng 1/11, trong chương trình thăm chính thức Qatar, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan khu liên hợp hóa dầu Ras Laffan.
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar Thế giới 24h

Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar

Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar nhân chuyến thăm chính thức tới Qatar của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 30/10 đến ngày 1/11.
Xem thêm