Tag

Nhật Bản: Chính phủ trợ cấp doanh nghiệp nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc về chuỗi cung ứng

Nhìn ra thế giới 23/04/2020 11:51
aa
TTTĐ - Nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng Iris Ohyama chuẩn bị trở thành công ty Nhật Bản đầu tiên nhận được trợ cấp của Chính phủ để chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc như một phần trong nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt hơn.

Nhật Bản: Chính phủ trợ cấp doanh nghiệp nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc về chuỗi cung ứng

Một nhà máy sản xuất ô tô của Nhật Bản đặt tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc (Ảnh: Nikkei)

Bắt đầu từ tháng 6, Iris sẽ bắt đầu sản xuất khẩu trang tại nhà máy Kakuda ở tỉnh Miyagi, miền Bắc Nhật Bản, nơi công ty đặt trụ sở chính.

Công ty sẽ sản xuất khẩu trang từ những khâu đầu tiên, bao gồm cả làm vải không dệt, để độc lập với các nhà cung cấp ở nước ngoài. Theo kế hoạch, đến tháng 8 công ty có thể sản xuất 150 triệu khẩu trang mỗi tháng.

Chính phủ Nhật Bản sẽ dành hơn 240 tỷ yên (2,2 tỷ USD) trong ngân sách bổ sung năm tài khóa 2020 để chuẩn bị trợ cấp cho các công ty tổ chức lại chuỗi cung ứng của họ nhằm tránh phụ thuộc vào một nguồn duy nhất.

Iris ban đầu dự định sử dụng một khoản trợ cấp của Chính phủ nhằm khuyến khích sản xuất khẩu trang. Bây giờ họ cũng sẽ đăng ký nhận khoản trợ cấp để tái phân bổ chuỗi cung ứng.

Tổng vốn đầu tư cho việc sản xuất khẩu trang tại Nhật Bản dự kiến sẽ tăng lên 3 tỷ Yên so với kế hoạch ban đầu là 1 tỷ Yên. Trong đó Iris hy vọng sẽ có các khoản trợ cấp chiếm khoảng 75% con số mới.

Iris hiện đang sản xuất khẩu trang tại các nhà máy được đặt tại Trung Quốc như ở thành phố cảng Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh và thành phố Tô Châu ở phía Tây Thượng Hải. Tất cả các nguồn nguyên liệu là vải không dệt và các vật liệu chính khác được mua từ các công ty địa phương.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã làm đình trệ sản xuất và hậu cần trên toàn thế giới, đặc biệt là trong việc phơi bày các lỗ hổng của các công ty Nhật Bản, vốn phụ thuộc vào Trung Quốc cho hơn 20% nhu cầu về linh kiện và vật liệu của họ.

Thủ tướng Shinzo Abe đã công bố kế hoạch đầu tư để tăng cường mạng lưới sản xuất và mua sắm trong nước.

Trong cuộc họp chính phủ tháng trước, ông Albe nhấn mạnh: "Các sản phẩm phụ thuộc vào một quốc gia và có giá trị gia tăng cao sẽ được đưa về Nhật Bản sản xuất. Ngay cả khi các sản phẩm không phụ thuộc vào một quốc gia và không có giá trị gia tăng cao, địa điểm sản xuất sẽ được đa dạng hóa, chuyển sang các nước ASEAN".

Chính phủ cũng sẽ kêu gọi các công ty xem xét liệu việc mua sắm và sản xuất ổn định có thể được duy trì trong thời kỳ khủng hoảng hay không. Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ hỗ trợ cải cách trong các ngành công nghiệp như phụ tùng ô tô và linh kiện điện tử.

Không chỉ Nhật Bản mà nhiều công ty trên khắp thế giới sẽ thay đổi chuỗi cung ứng để ít phụ thuộc vào Trung Quốc hơn sau cuộc khủng hoảng Covid-19.

Theo Mark Mobius, một nhà quản lý quỹ thị trường mới nổi của Mỹ, Mobius Capital Partner cho rằng đại dịch Covid-19 sẽ khiến các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại, để tìm cách giảm thiểu tác động của cú sốc từ phía cung do bất kỳ biến động nào trong tương lai.

"Nhiều người mua phụ thuộc vào chuỗi cung ứng ở Trung Quốc hiện đang có những toan tính khác theo hướng đa dạng hóa tối đa chuỗi cung ứng. Các công ty tại Mỹ có lẽ sẽ ưu tiên cho các công ty có trụ sở trong nước hoặc tại các thị trường nước ngoài gần như Mexico hoặc Canada. Tuy nhiên, tôi nghĩ sẽ có sự đa dạng hóa chuỗi cung ứng và các địa điểm mà các công ty dự định chuyển dịch đến dường như là Việt Nam, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí cả Brazil, để các công ty này có thể có chuỗi cung ứng đa dạng hơn", ông nói.

Richard Martin, thuộc công ty IMA (nhà cung cấp uy tín các dịch vụ quảng bá thương hiệu, tiếp thị thị trường và tư vấn khách hàng) Châu Á cho biết các nhà sản xuất trong một số ngành công nghiệp đã bắt đầu chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Đại dịch chỉ thúc đẩy thêm xu hướng cân nhắc tái cấu trúc chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp.

Mộ số lĩnh vực như dược phẩm, nông nghiệp hay năng lượng đã chịu áp lực trong bối cảnh khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, do phụ thuộc vào các nền kinh tế như Trung Quốc và những hạn chế về hậu cần quốc tế đã đè nặng lên chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, Fraser Howie, mộ nhà phân tích độc lập tuy đồng tình rằng Chính phủ các nước sẽ tìm cách giảm sự phụ thuộc về phía Trung Quốc nhưng vẫn không thể hoàn toàn loại bỏ Trung Quốc...

Bài liên quan

Trong đại dịch, người Nhật Bản vẫn không muốn làm việc ở nhà

Trung Quốc rục rịch tái khởi động nền công nghiệp xe hơi sau dịch Covid-19

Doanh số smartphone toàn cầu sụt giảm kỷ lục, Xiaomi vượt mặt Huawei

Đọc thêm

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu Nhìn ra thế giới

Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu

TTTĐ - Tổng cục Du lịch Singapore (STB) vừa chính thức khởi động chiến dịch toàn cầu mới, góp phần khẳng định vị thế "Thành phố MICE tốt nhất thế giới” của Singapore, qua đó quảng bá đảo quốc như một điểm đến tổ chức các sự kiện doanh nghiệp tạo nên nhiều giá trị tích cực lâu dài.
Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế Nhìn ra thế giới

Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đã nhấn mạnh cam kết của Chính phủ đối với người dân và nêu bật sức mạnh của tình đoàn kết.
Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng Nhìn ra thế giới

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng

TTTĐ - Theo báo cáo Du lịch Toàn cầu, Cuba sẽ là một trong những điểm đến bùng nổ tăng trưởng 3 chữ số trong thập kỷ tới.
Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn Nhìn ra thế giới

Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ. Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng luật này, mong muốn thay đổi đang gia tăng.
Xem thêm