Tag

Nhân lực chất lượng cao đóng góp lớn cho sự phát triển Thủ đô

Giáo dục 19/05/2024 08:00
aa
TTTĐ - Nhìn nhận trong bốn thập kỷ sau đổi mới, Hà Nội đã ngày càng khẳng định giá trị của mình với tốc độ tăng trưởng vượt trội trong mọi lĩnh vực đời sống. Sự tăng trưởng ấy có phần đóng góp rất lớn từ đội ngũ lao động là nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố.
Khơi thông các điểm nghẽn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nguồn nhân lực chất lượng cao là tài nguyên quan trọng nhất Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành chăm sóc sắc đẹp Thu hút nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao cho Hà Nội

Góp ý cho Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi, anh Trần Thế Nghĩa, học viên Cao học chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, trường Đại học Luật Hà Nội, đánh giá cao sự đóng góp của đội ngũ lao động là nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố trong thời gian qua.

Theo anh Nghĩa, trong bốn thập kỷ sau đổi mới, Hà Nội đã ngày càng khẳng định giá trị của mình với tốc độ tăng trưởng vượt trội trong mọi lĩnh vực đời sống. Sự tăng trưởng ấy có phần đóng góp rất lớn từ đội ngũ lao động là nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố. Đặc biệt, Hà Nội luôn dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn.

Nhân lực chất lượng cao đóng góp lớn cho sự phát triển Thủ đô
Hà Nội luôn dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn

Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội đã gia tăng tích cực về số lượng và chất lượng. Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 6/1/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2011 - 2020, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã đạt được kết quả quan trọng trong thực hiện đột phá về phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tổng số các trường học trên địa bàn Hà Nội là hơn 2.800 trường, tăng 466 trường so với năm 2010.

Về giáo dục đại học, trên địa bàn Hà Nội hiện có 97 trường đại học, học viện và 33 trường cao đẳng, chiếm 1/3 số trường và 40% tổng số sinh viên cả nước, riêng 4 quận lõi trung tâm thành phố có 26 trường. Với hệ thống các trường đại học, cao đẳng này, Hà Nội có khoảng 660.000 sinh viên đến từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Thành phố đã xác định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là chủ trương quan trọng trong nhiệm kỳ 2021 - 2025. Cụ thể, bên cạnh các trường công lập, Hà Nội đã đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đặc biệt là Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, thu hút hơn 94 dự án, trong đó 52 dự án đang hoạt động, thu hút gần 9.000 học sinh, sinh viên và khoảng 13.000 người lao động tham gia học tập và làm việc.

Đồng thời, thành phố hiện có 4 trường dạy nghề được quan tâm đầu tư với một số nghề trọng điểm hướng tới đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Trong vài năm qua, trường Đại học Quốc gia Hà Nội nằm trong top 1.000 trường đại học danh tiếng nhất thế giới.

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội đặt chỉ tiêu đến năm 2025, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn Quốc gia đạt mức 80-85%. Tính đến tháng 7/2023, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia của toàn thành phố là 72,5%, nhiều ngôi trường khang trang, hiện đại, đạt chuẩn về mọi mặt.

Nhân lực chất lượng cao đóng góp lớn cho sự phát triển Thủ đô

Thành phố cũng đề nghị Chính phủ bổ sung đầu tư trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội, trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội là trường chất lượng cao. Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, trên địa bàn thành phố có 362 cơ sở dạy nghề, tăng 110 cơ sở so với năm 2010; số học viên hằng năm đạt trên 200 nghìn.

Số trường cao đẳng là 67 cơ sở, tăng 47 cơ sở so với 2010; đào tạo hàng năm khoảng 50 ngàn sinh viên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo không ngừng tăng, năm 2020 đạt 70,25%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ là 48,5%.

Ngoài ra, để trọng tâm hóa, chuyên môn hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng với các trường cao đẳng công lập thuộc thành phố Hà Nội đã lựa chọn 29 nghề trọng điểm (14 nghề cấp độ quốc tế, 11 nghề cấp độ ASEAN, 14 nghề cấp độ quốc gia) để đào tạo, chú trọng hợp tác quốc tế.

Bên cạnh đó, tỉ lệ nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu việc làm sau đào tạo, bồi dưỡng đã tăng cao. Số lượng tuyển sinh và đào tạo cho 214.550 lượt người, đạt 95,6% kế hoạch, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2021; có 187.760 học sinh tốt nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72,2%, hoàn thành chỉ tiêu đề ra.

Với việc tăng đáng kể các cơ sở dạy nghề chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế đã góp phần thúc đẩy số lượng tuyển sinh hằng năm đạt ngưỡng trên 200.000 học viên, đào tạo hàng năm khoảng 50.000 sinh viên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo không ngừng tăng, năm 2020 đạt 70,25%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ là 48,5%11.

Kết quả tuyển sinh, tốt nghiệp và giải quyết việc làm góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng liên tục hằng năm, từ 71,1% năm 2021 lên 72,23% năm 2022 (tăng 1,13%). Tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ tăng từ 50,2% năm 2021 lên 52,5% năm 2023 (tăng 2,3%).

Số lượng sinh viên, học viên tốt nghiệp ra trường có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt cao. Các ngành nghề sinh viên ra trường được các doanh nghiệp tuyển dụng 100% là: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; công nghệ sơn ô tô, tự động hóa.

Bên cạnh đó, nhiều cử nhân tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc từ các trường đại học đã trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao đầu vào cho các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và ở thành phố Hà Nội. Đặc biệt là nhóm sinh viên tốt nghiệp từ các chuyên ngành y khoa, sư phạm, luật, quản lý hành chính Nhà nước.

Mô hình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng có nhiều đổi mới để phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại.

Từ những kết quả đó, anh Trần Thế Nghĩa đánh giá, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực chất lượng cao là đặc biệt quan trọng với Thủ đô. Nhìn nhận đến những hạn chế, tồn tại, anh Nghĩa cho rằng nhiều chương trình đào tạo còn chưa sát thực tiễn, xa rời thực tế. Có tới 90% sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi, xuất sắc nhưng doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại. Quy mô đào tạo theo cơ cấu ngành còn chênh lệch, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đa lĩnh vực của Thủ đô.

"Điều 16 về thu hút, trọng dụng người có tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều điểm tiến bộ vượt bậc hơn so với quy định trong văn bản trước đây khi Luật Thủ đô năm 2012 chỉ đặt ra quy định chung về vấn đề quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo nguyên tắc tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và cả nước", anh Nghĩa nói.

Đọc thêm

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng (Một nghìn hai trăm sáu mươi tỷ đồng), tính đến ngày 16/9.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt Giáo dục

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

TTTĐ - 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ Giáo dục

“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ

TTTĐ - Không chỉ là hoạt động trải nghiệm thú vị giúp học sinh và các vị khách quốc tế hiểu hơn về Tết Trung thu, chương trình trải nghiệm văn hóa “Trung thu yêu thương” còn lan tỏa sự ấm áp của nghĩa đồng bào, lòng nhân ái, sẻ chia với đồng bào vùng lũ.
Quận Nam Từ Liêm thông báo thi tuyển chức danh lãnh đạo năm 2024 Giáo dục

Quận Nam Từ Liêm thông báo thi tuyển chức danh lãnh đạo năm 2024

TTTĐ - Mới đây Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Mai Trọng Thái đã ký ban hành thông báo thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND quận Nam Từ Liêm năm 2024.
Xem thêm