Tag

Nhạc sĩ Ngọc Khuê và những tác phẩm viết về 50 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không

Văn hóa 23/12/2022 16:17
aa
TTTĐ - Được kết nạp Đảng vào đúng ngày 27/12/1972, là người lính phòng không - không quân tham gia bảo vệ bầu trời miền Bắc, 50 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không có ý nghĩa đặc biệt với nhạc sĩ Ngọc Khuê. Chính bởi vậy, ông đã viết cả thơ và nhạc về chiến công oanh liệt của Hà Nội và của Việt Nam.
Chương trình nghệ thuật Xiếc tạp kỹ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”

Ca ngợi những người anh hùng

Trong dịp kỷ niệm 50 Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không này, thì có lẽ là cũng rất nhiều người sáng tác trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật. Riêng nhạc sĩ Ngọc Khuê thì ông chọn hình thức gián tiếp.

Đó là ông đã khéo léo “mượn” lời một sĩ quan trẻ, một người đại diện cho thế hệ trẻ ngày nay nghĩ về quá khứ oanh liệt của ông cha để tiếp bước thế hệ trước bảo vệ và xây đây là một cái ca khúc mà có thể nói rằng là nó là một câu chuyện, câu chuyện ấy là của một người sĩ quan trẻ hoặc là của một chiến sĩ trẻ viết về người ông của mình.

Nhạc sĩ Ngọc Khuê
Nhạc sĩ Ngọc Khuê

“Trong chiến dịch Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, người ông đó là sĩ quan chỉ huy tên lửa và trực tiếp chỉ huy đoàn tên lửa của mình bắn hạ máy bay B52 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội. Tôi không hẳn là viết về một người cụ thể nhưng tất cả câu chuyện trong ca khúc này, thì nó lại là những câu chuyện thật.

Đó là gì, đó là người ông đã chỉ huy trận địa tên lửa vạch nhiễu tìm thù để cho bộ đội tên lửa bắn rơi máy bay B52 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội. Người mẹ của chiến sĩ này được sinh ra trong chính những ngày bom rơi đạn lửa đó và để đến hôm nay anh đã trưởng thành, thành một người sĩ quan trẻ, tiếp bước cha ông trên con đường xây dựng QĐND Việt Nam ta và đồng thời tiếp bước tấm gương của những người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, nhạc sĩ Ngọc Khuê cho biết.

Ca khúc “Ông tôi là một người Anh hùng” của nhạc sĩ Ngọc Khuê bắt đầu bằng những ca từ đầy day dứt, khắc khoải: “Ngày tháng như thoi đưa, đã nửa thế kỷ/Để cho tôi hôm nay bâng khuâng nhớ về/Ngày ấy ông của tôi đang chỉ huy trận địa tên lửa/Bà đã sinh ra mẹ tôi giữa đêm tháng Chạp…”.

Nhạc sĩ Ngọc Khuê từng là người lính phòng không - không quân
Nhạc sĩ Ngọc Khuê từng là người lính phòng không - không quân

Khi mà viết về chiến thắng Điện Biên Phủ trên không của Hà Nội, Ngọc Khuê phải nghĩ ngay đến những người anh hùng đã trực tiếp cùng với quân dân ta làm nên chiến công oanh liệt ấy. Đó là những người anh hùng không quân trực tiếp lái máy bay như anh hùng Phạm Tuân, tiêu diệt B52 như anh hùng Vũ Xuân Thiều đã dũng cảm đâm thẳng vào máy bay B52 của Mỹ để hạ máy bay B52 của Mỹ.

Rồi đến anh hùng tên lửa, đó là Trung tướng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Phiệt. Khi ấy, ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn tên lửa 57, Trung đoàn 261, Sư đoàn Phòng không 361 bảo vệ Thủ đô Hà Nội năm 1972.

Tất cả những sĩ quan tên lửa của thời kỳ đó rất sáng tạo, và cái sáng tạo mà nổi trội nhất người ta gọi là vạch nhiễu tìm thù đấy. Tức là B52 cũng như rất nhiều những cái máy bay của Mỹ khi bay vào miền Bắc đã làm nhiễu sóng rất lớn, cho nên làm thế nào mình vạch được cái nhiễu đó mà tìm được B52 để mà diệt thì cái đó chính là chiến công lừng lẫy của quân đội ta.

“Tôi tổng hợp tất cả hình ảnh những người anh hùng vào để gom thành một câu chuyện cho mọi người đều có thể nhận biết được, cảm thụ được cái thời khắc của Hà Nội lúc bấy giờ”, nhạc sĩ Ngọc Khuê cho biết thêm.

Yêu Hà Nội qua từng tác phẩm

Bài hát ra đời đúng dịp kỉ niệm 50 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không nên giai điệu rất hùng tráng. Giải thích về điều này, nhạc sĩ Ngọc Khuê cho biết: “Khi viết về một người anh hùng, một chiến dịch lịch sử oanh liệt như vậy thì không thể dùng âm điệu nhẹ nhàng, thoải mái du dương được mà phải khắc họa được không khí hào hùng, khẩn trương và vô cùng anh dung của quân và dân ta khi đó.

Nhạc sĩ Ngọc Khuê bên cầu Hàm Rồng năm 1969
Nhạc sĩ Ngọc Khuê bên cầu Hàm Rồng năm 1969

Trách nhiệm của những người trải qua thời hoa lửa như chúng tôi là phải viết, phải kể lại làm sao cho thế hệ trẻ hình dung lại cả một giai đoạn oanh liệt đó của Hà Nội, của dân tộc mình”.

Là người rất yêu và viết nhiều về Hà Nội, đặc biệt với sáng tác “Mùa xuân làng lúa làng hoa” mượt mà sâu lắng đã đi vào lòng người bao năm qua, nhạc sĩ Ngọc Khuê càng thấu hiểu chất liệu nào để viết nên những tác phẩm có sức lay động lòng người.

Chọn góc độ người trẻ nhìn về thế hệ trước, Ngọc Khuê đã khắc họa được một thời hoa lửa của cha ông, đồng thời nói lên sự ngưỡng mộ, tự hào và biết ơn của lớp trẻ ngày nay với công lao thế hệ đã dùng xương máu để xây nên hòa bình cho chúng ta ngày nay.

Trong trận Điện Biên Phủ trên không, nhạc sĩ Ngọc Khuê không trực tiếp chiến đấu ở Hà Nội mà ở Thanh Hóa, cùng với đồng đội của mình tìm diệt Mỹ trên trận địa cầu Hàm Rồng. Ông vẫn nhớ như in, đúng vào ngày 27 tháng 12 năm 1972 ông được kết nạp Đảng ngay tại trận địa cầu Hàm Rồng, cũng có nghĩa là năm nay ông tròn 50 năm tuổi Đảng.

Vào năm 1972 ấy, cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa, Hà Nội cũng như rất nhiều địa phương khác, B52 rải bom rất ác liệt, có rất nhiều điểm đã bị bom B52 tàn phá. Là một người lính phòng không - không quân và là một nhạc sĩ, với Ngọc Khuê, sáng tác về đề tài này như là một phần trách nhiệm của bản thân để kể về những ngày gian khổ, hào hùng mà mình và đồng đội đã trải qua.

Trên cảm hứng của 50 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, ông còn viết bài thơ “Dấu ấn Hà Nội 1972”. Nhạc sĩ Đoàn Nguyên Hiếu rất yêu thích tác phẩm này và phổ nhạc thành bài hát “Hà Nội mùa đông năm ấy”. Tác phẩm vừa khắc họa lại khí thế của một thời “đất rung ngói tan gạch nát” nhưng cũng nên một Hà Nội lãng mạn, hào hoa khi nhìn bức ảnh cô gái tưới hoa bên xác B52 trên hồ Hữu Tiệp để hồi tưởng, nhớ về chiến thắng oai hùng 50 năm trước.

Bên xác máy bay rơi nơi hồ Hữu Tiệp, cô gái làng Ngọc Hà vẫn tưới những đoá hoa tươi
Bên xác máy bay rơi nơi hồ Hữu Tiệp, cô gái làng Ngọc Hà vẫn tưới những đoá hoa tươi (Ảnh tư liệu)

“Nơi anh, giữa hồ Hữu Tiệp/Nơi em, cô gái tưới hoa/Ngọc Hà xôn xao câu hát/Cả một vùng trời đất bao la/Nửa thế kỷ đã đi qua/Dấu tích xưa còn ghi mãi/Xác B52 nằm lại/Giữa hồ đã nói bao điều”.

Giai điệu mượt mà, trẻ trung của bài hát cũng như khí chất của người Hà Nội, dù mưa bom bão đạn vẫn không dập tắt được ý chí, niềm tin, khát vọng và vẻ đẹp của đất và người nơi này. Nhạc sĩ Ngọc Khuê - một người Hà Nội đã góp phần tô thắm thêm nét đẹp ấy để mãi mãi ký ức Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không được khắc ghi trong lòng lớp lớp thế hệ người Hà Nội và cả nước.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Cuốn sách khắc họa tâm hồn cao cả của Bác Hồ Văn học

Cuốn sách khắc họa tâm hồn cao cả của Bác Hồ

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam cùng với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật hợp tác xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Bông sen vàng" của tác giả Sơn Tùng.
Lễ Thượng cờ tại Cột cờ A Pa Chải: Mốc son 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Văn hóa

Lễ Thượng cờ tại Cột cờ A Pa Chải: Mốc son 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, UBND tỉnh tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ Thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải. Đây là hoạt động chào mừng Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2025).
Hội đồng Anh chính thức khởi động chương trình tài trợ kết nối thông qua Văn hóa năm 2025 Văn hóa

Hội đồng Anh chính thức khởi động chương trình tài trợ kết nối thông qua Văn hóa năm 2025

TTTĐ - Hội đồng Anh chính thức nhận hồ sơ đăng ký cho Chương trình tài trợ kết nối thông qua Văn hóa (Connection Through Culture) (CTC) - cơ hội dành cho các nghệ sĩ và tổ chức sáng tạo tại Vương quốc Anh và 19 quốc gia đối tác trên khắp Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu để kết nối, cùng sáng tạo và hiện thực hóa các dự án kết nối văn hóa mạnh mẽ.
Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô Nghệ thuật

Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô

TTTĐ - Chiều 6/5, TP Hà Nội tổ chức gặp gỡ không gian văn hóa sáng tạo, kêu gọi các nhóm và tổ chức đăng ký trở thành thành viên Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội.
Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào? Nghệ thuật

Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào?

TTTĐ - Không chỉ là nơi trình diễn nghệ thuật, nhiều nhà hát từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa, kiến trúc và niềm tự hào quốc gia. Một dự án nhà hát tầm cỡ quốc tế tại Hà Nội sắp xuất hiện tới đây hứa hẹn trở thành “đại sứ văn hóa”, góp phần định hình diện mạo và nâng cao vị thế Việt Nam trong dòng chảy văn hóa thế giới.
Nhiều hoạt động hấp dẫn trong "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội" Nghệ thuật

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội"

TTTĐ - Diễn ra từ ngày 16 - 18/5 tại các địa điểm trung tâm, “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025” sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị để giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng đến với Nhân dân Thủ đô và bạn bè quốc tế.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam Văn hóa

Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam

Học viện Phật giáo Việt Nam cơ sở Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh, TPHCM) những ngày này đón dòng người dài như bất tận về chiêm bái xá lợi Phật (tôn trí trong chùa Thanh Tâm, kế bên học viện) và tham gia nhiều hoạt động trong đại lễ Vesak 2025. Trong nội viện của học viện có một con đường với nhiều tiểu cảnh đẹp.
Renzo Piano - Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu kiến tạo Nhà hát Opera Hà Nội Nghệ thuật

Renzo Piano - Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu kiến tạo Nhà hát Opera Hà Nội

TTTĐ - Không chỉ ghi danh tên tuổi với các công trình thay đổi bộ mặt đô thị như Trung tâm Georges Pumpidou ở Paris hay tòa The Shard ở London, kiến trúc sư bậc thầy người Italy còn khiến nhiều thế hệ kiến trúc sư tôn vinh bởi những dự án thấm đẫm triết lý vì nhân loại, những rung cảm mạnh mẽ với thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và con người.
Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia Nghệ thuật

Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia

TTTĐ - Không chỉ là biểu tượng thu hút du khách cho mỗi điểm đến, các nhà hát opera còn góp phần bảo tồn di sản và trở thành linh hồn của nhiều quốc gia. Nơi nào có công trình nhà hát biểu tượng, nơi ấy văn hóa sẽ được tôn vinh.
"Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam" Văn hóa

"Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam"

TTTĐ - Tối 3/5, tại Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận "Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Côn Đảo (1/5/1975 - 1/5/2025)" với chủ đề "Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam".
Xem thêm