Tag
Đà Nẵng

Người phụ nữ “biến” rác thành chất tẩy rửa hữu cơ

Khởi nghiệp sáng tạo 01/11/2023 08:29
aa
TTTĐ - Với mô hình kinh tế tuần hoàn, bà Trịnh Thị Hồng đã có sáng kiến, biến rác thải thành các chất tẩy rửa hữu cơ, góp phần phát triển kinh tế xanh và bảo vệ môi trường bền vững, đồng thời mở ra cơ hội việc làm cho phụ nữ nghèo.
Đẩy mạnh giảm phát thải carbon để bảo vệ hệ sinh thái rừng Đà Nẵng: Rác thải rắn sẽ được phân loại tại tất cả các xã, phường vào năm 2025
Bà Trịnh Thị Hồng bên chế phẩm sinh học nước lau sàn có nguyên liệu từ 100% rác thải hữu cơ (ảnh Đ.Minh)
Bà Trịnh Thị Hồng bên chế phẩm sinh học nước lau sàn có nguyên liệu từ 100% rác thải hữu cơ (ảnh Đ.Minh)

Nhắc đến bà Trịnh Thị Hồng (SN 1965), bất cứ người dân nào của phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu) cũng đều biết đến với tên gọi đầy trìu mến “Hồng rác thải”. Bà Hồng vốn là công nhân và chưa từng được đào tạo về công nghệ sinh học nhưng người phụ nữ U60 này đã tự tìm tòi, nghiên cứu ra phương pháp chuyển hóa rác hữu cơ thành chất tẩy rửa.

Chế nước rửa chén từ rác thải

Chia sẻ về ý tưởng “biến” rác thành tiền xuất hiện khi thấy khu dân cư mình ở ứ đọng rác thải, bà Hồng đã vận động các cháu thiếu niên từ mẫu giáo lớn đến lớp 9, thành lập “Đội thiếu niên bảo vệ môi trường” phân chia nhau quét hết các con đường xung quanh và nhắc nhở người dân không vứt rác bừa bãi.

“Vào khoảng cuối năm 2011, khi xe vận chuyển rác thải của khu vực nơi tôi đang sống bị hỏng 4 ngày không chuyên chở rác được khiến rác thải hữu cơ bị phân hủy, gây mùi thối, ô nhiễm môi trường, tôi chợt nghĩ liệu có thể tái chế rác thải, biến rác thải thành tiền được không?” bà Hồng nhớ lại.

Năm 2012, bà Hồng đại diện cho phụ nữ Đà Nẵng có cơ hội tham dự hội thảo “Phát triển cộng đồng nghèo Châu Á” tại Philippines. Tại đây, bà đã được nghe thuyết trình của đại diện Thái Lan về công nghệ lên men sinh học tạo chế phẩm từ rác thải hữu cơ.

Trở về nước, tâm đắc với mô hình này, bà Hồng quyết tâm mang công nghệ này về Việt Nam và bắt đầu nghiên cứu để tạo ra sản phẩm tẩy rửa hữu ích, thân thiện với môi trường với giá thành rẻ. Công thức “3 đường, 3 rác, 10 nước”, nghe qua tưởng đơn giản nhưng bà Hồng mất tới 4 năm trải qua nhiều lần thất bại mới thành công.

Minh Hồng Biotech xử lý trung bình 109 tấn rác thải hữu cơ/tháng thành chất tẩy rửa, góp phần xử lý 60% rác thải hữu cơ tại cộng đồng (ảnh Đ.Minh)
Minh Hồng Biotech xử lý trung bình 109 tấn rác thải hữu cơ/tháng thành chất tẩy rửa, góp phần xử lý 60% rác thải hữu cơ tại cộng đồng (Ảnh Đ.Minh)

“Những loại rau, củ, quả, lá cây hỏng… nếu vứt đi sẽ thành rác nhưng khi được tái chế sẽ là nguyên liệu sử dụng được. Những ngày đầu, tôi đã đi từng nhà quanh khu dân cư tôi ở, dặn họ đừng vứt rác thực vật ra đường, mà hãy đem qua nhà cho tôi. Sau đó tôi tự lọc và sơ chế. Trải qua nhiều công đoạn rất dài mới có thể thành công vì bản thân tôi bắt đầu từ con số 0 tự tìm hiểu”, bà Hồng bộc bạch.

Công thức chế biến rác thành dung dịch tẩy rửa khá đơn giản. Nguyên liệu ban đầu gồm 3kg rác thực vật (lá cây, rau, củ, quả...), đem rửa sạch, cắt ngắn khoảng 3cm kết hợp với 10kg nước và 300g đường tinh bột trộn đều và ủ trong thùng kín 30 ngày. Kết thúc công đoạn này sẽ thu được thứ dung dịch thô màu vàng, có thể dùng được ngay. Tuy nhiên, dung dịch có nhược điểm mùi hôi khó chịu. Để khử mùi hôi và tạo màu, bà Hồng đem ủ thêm 45 ngày với các chế phẩm có màu như: Cà tím, nghệ tinh bột để cho ra dung dịch rửa chén và lau nhà hoàn hảo.

Sau nhiều nhiều lần thực hiện kiểm định, đến tháng 10/2015, sản phẩm của bà Hồng đã đáp ứng được gần hết tiêu chí của Bộ Y tế nhưng còn thiếu duy nhất tiêu chí độ pH vẫn quá thấp, từ tháng 10/2015 - 6/2016 mới hoàn thành tiêu chí cuối cùng này.

Do đó, gần 4 năm (2012 - 2016), bà Hồng đã dành toàn bộ thời gian để ổn định công thức, đưa sản phẩm tiếp cận thị trường, ra mắt thương hiệu nước rửa chén mang tên “Minh Hồng”.

Đóng góp cho kinh tế tuần hoàn

Năm 2016, sau khi nghiên cứu thành công dòng sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường, bà Hồng đã mở nhiều lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ sản xuất cho phụ nữ địa phương. Bà thành lập Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Minh Hồng (Minh Hồng Biotech) để tiến hành bao tiêu sản phẩm.

Mô hình kinh tế tuần hoàn của bà Hồng đã góp phần vào giải quyết rác thải và tăng quyền năng kinh tế của phụ nữ. Các sản phẩm nước rửa chén, nước giặt, nước lau sàn, nước rửa tay… đều có nguyên liệu từ 100% rác thải hữu cơ như rau, củ quả, các loại thực vật.

Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tuần hoàn của bà Hồng không chỉ có giá trị ở việc biến rác thải hữu cơ thành các sản phẩm tẩy rửa, mà còn ở việc trao công thức cho 400 phụ nữ khó khăn tại Đà Nẵng và hướng dẫn họ làm, có thêm thu nhập bằng cách tái chế rác hữu cơ, tạo ra các chế phẩm cơ bản đem đến Minh Hồng Biotech bán. Sau đó, chế phẩm sẽ được nhân viên của công ty lọc cặn bã, khử độc, đóng gói bao bì.

Bà Hồng phối hợp với Hội LHPN của các tỉnh/thành phố đã mở nhiều lớp tập huấn, chuyển giao công thức sản xuất cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn (ảnh NVCC)
Bà Hồng phối hợp với Hội LHPN của các tỉnh/thành phố đã mở nhiều lớp tập huấn, chuyển giao công thức sản xuất cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn (ảnh NVCC)

Không chỉ tại Đà Nẵng, mà Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh/thành phố: Quảng Nam, Quảng Trị, Hưng Yên, Thừa Thiên - Huế, Cần Thơ, Thái Nguyên… được bà Hồng hướng dẫn kỹ thuật sản xuất các loại chế phẩm sinh học. Riêng ở quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) bà Hồng đã phối hợp với các đoàn thể tổ chức 12 lớp tuyên truyền hướng dẫn kỹ thuật làm các loại chế phẩm sinh học (100 người/lớp).

Để mở rộng sản xuất, bà Hồng mở các lớp tập huấn miễn phí quy trình sản xuất chế phẩm cho các chi hội phụ nữ trên địa bàn phường Hòa Minh (Đà Nẵng) thông qua các đại lý phân phối, triển khai mô hình thu mua bao bì để tái sử dụng.

Từ nguồn rác thải rau củ được ủ lên men, trải qua quy trình xử lý, Minh Hồng Biotech đưa ra thị trường 3 dòng sản phẩm chủ đạo, gồm: Nước rửa bát, nước lau sàn và nước giặt xả. Các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, nên không gây kích ứng với người dùng, đồng thời phân hủy tới 99,4% nếu thải ra môi trường, trong khi giá rẻ hơn 1,5 - 9,5 lần so với các chế phẩm cùng loại trên thị trường.

Ngoài ra, với mẫu can 4,5 lít, khi mang trả lại đại lý, khách hàng có thể nhận về 5.000 đồng/chiếc, còn mẫu 1,7 lít là 2.000 đồng. Để hạn chế rác thải nhựa, Minh Hồng Biotech còn giảm giá cho những khách hàng đem chai tới rót mang về.

Trải qua đủ cực nhọc mưu sinh, bà Hồng luôn ao ước hỗ trợ các phụ nữ khó khăn, bà chia sẻ với họ cách làm chế phẩm sinh học từ rác và bao tiêu sản phẩm. Bà chia sẻ: “Tôi giữ quan điểm không cho không người nghèo mà giúp họ một công việc ổn định, có trách nhiệm với cộng đồng hơn. Để mỗi hộ có thu nhập đều đặn 5 triệu đồng/tháng, tôi thu mua từ mỗi người không quá 2.000 lít/tháng, như vậy để nhiều người được hưởng lợi”.

Người phụ nữ “biến” rác thành chất tẩy rửa hữu cơ
Bà Trịnh Thị Hồng là tấm gương phụ nữ được vinh danh tại triển lãm ảnh “17 gương mặt nữ Hành động Việt Nam vì sự phát triển bền vững" (Ảnh NVCC)

Rất nhiều công ty đã tìm đến với bà Hồng để hợp tác phát triển sản phẩm hoặc mua lại quy trình sản xuất lên đến hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, bà đều từ chối với lý do không đảm bảo được hai yếu tố môi trường và sinh kế cho người nghèo.

Hiện nay, trung bình Minh Hồng Biotech xử lý 109 tấn rác thải hữu cơ/tháng thành chất tẩy rửa, góp phần xử lý 60% rác thải hữu cơ thực vật tại cộng đồng, tạo sinh kế cho gần 400 chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại TP Đà Nẵng.

Bà Hồng hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phụ nữ khởi nghiệp TP Đà Nẵng, đồng thời trở thành cố vấn cho nhiều mô hình khởi nghiệp với kinh nghiệm độc đáo của mình. Gần đây, bà đã đồng hành cùng các nhóm phụ nữ khởi nghiệp phát triển thêm các sản phẩm mới từ quá trình trồng và khai thác quả có múi, hạn chế rác thải và đóng góp cho kinh tế tuần hoàn.

Vừa qua, bà Trịnh Thị Hồng vinh dự là tấm gương phụ nữ được vinh danh tại triển lãm ảnh “17 gương mặt nữ Hành động Việt Nam vì sự phát triển bền vững", do Bộ Ngoại giao phối hợp với Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Hội Trao quyền cho Phụ nữ Thuỵ Sĩ tổ chức tại Thủ đô Hà Nội.

Bà Trịnh Thị Hồng ghi danh vào các giải thưởng: Giải thưởng Môi trường Việt Nam 2017 do Bộ TN&MT trao tặng; giải Nhất toàn quốc HATCH! FAIR 2016 triển lãm và hội nghị khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam; tháng 8/2023, doanh nghiệp nằm trong Top 30 tổ chức kinh doanh tạo tác động xã hội (SIB) xuất sắc.

Đọc thêm

Thúc đẩy sự phát triển của các startup tại Đông Nam Á Khởi nghiệp sáng tạo

Thúc đẩy sự phát triển của các startup tại Đông Nam Á

TTTĐ - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang trải qua những biến động lớn với lạm phát gia tăng, căng thẳng địa chính trị và sự thắt chặt thị trường vốn, tầm nhìn của Antler dành cho hệ sinh thái khởi nghiệp tại khu vực Đông Nam Á vẫn kiên định.
MB khánh thành Digital Hub tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Khởi nghiệp sáng tạo

MB khánh thành Digital Hub tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

TTTĐ - Ngày 16/8, Ngân hàng Quân đội (MB) đã khánh thành và bàn giao Không gian sáng tạo số cho trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (DUE), nơi được kỳ vọng sẽ thúc đẩy năng lực chuyển đổi số cũng như khơi dậy khả năng sáng tạo của thế hệ trẻ.
Vinh danh 86 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc Khởi nghiệp sáng tạo

Vinh danh 86 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc

TTTĐ - Ngày 9/8, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Lễ trao Danh hiệu doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2024 cho 86 doanh nhân trẻ đã được tuyển chọn từ các tỉnh, thành phố.
iLab tối ưu và tự động hóa quy trình thí nghiệm Khởi nghiệp sáng tạo

iLab tối ưu và tự động hóa quy trình thí nghiệm

TTTĐ - Công ty CP Giải pháp Trí tuệ nhân tạo AI Works - công ty khởi nghiệp liên kết của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) là một trong những đơn vị đi đầu trong việc nghiên cứu và ứng dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI).
Sân chơi thực tế cho những nhà tuyển dụng tương lai Khởi nghiệp sáng tạo

Sân chơi thực tế cho những nhà tuyển dụng tương lai

TTTĐ - The Y Factor 2024 - HR Version là sân chơi để các bạn trẻ đam mê Nhân sự thỏa sức thể hiện và phát triển bản thân trong lĩnh vực tuyển dụng.
Nhiều ý tưởng khởi nghiệp hướng đến bảo vệ môi trường Kinh tế

Nhiều ý tưởng khởi nghiệp hướng đến bảo vệ môi trường

TTTĐ - Tại chung kết cuộc thi sinh viên khởi nghiệp Beehive Startup Challenge 2024, hầu hết các ý tưởng của bạn trẻ đều hướng đến các sản phẩm mang giá trị truyền thống, góp phần bảo vệ môi trường.
Tăng cường chuyển đổi số trong kết nối tiêu thụ nông sản an toàn Kinh tế

Tăng cường chuyển đổi số trong kết nối tiêu thụ nông sản an toàn

TTTĐ - Đến nay, trên địa bàn TP Hà Nội đã có trên 4.000 nữ chủ doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh nông sản, thực phẩm được tham gia các chương trình đào tạo tập huấn, tiếp cận và thực hiện quy trình số hoá dữ liệu, ứng dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp...
Thúc đẩy mạnh mẽ khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo

Thúc đẩy mạnh mẽ khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo

TTTĐ - Trong xu thế hội nhập và phát triển, Hà Nội xác định khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo là động lực quan trọng của nền kinh tế. Trong đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều quy định đột phá được kỳ vọng là bàn đạp thúc đẩy mạnh mẽ hơn hoạt động khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo.
Cơ hội để startups Việt tiếp cận với các nhà đầu tư hàng đầu Khởi nghiệp sáng tạo

Cơ hội để startups Việt tiếp cận với các nhà đầu tư hàng đầu

TTTĐ - Kết hợp cùng các mô hình ươm tạo theo chuẩn thế giới và huy động vốn trên nền tảng số, Hub Challenge 2024 hứa hẹn trở thành bệ phóng mạnh mẽ đưa startups Việt tiếp cận với các nhà đầu tư hàng đầu và vươn xa trên thị trường quốc tế.
Đà Nẵng định vị là điểm đến đầu tư hấp dẫn Khởi nghiệp sáng tạo

Đà Nẵng định vị là điểm đến đầu tư hấp dẫn

TTTĐ - Diễn đàn đầu tư thiên thần và mạo hiểm Đà Nẵng, kết nối các thành tố trong hệ sinh thái; tạo cơ hội cho các dự án, startup tiếp cận các nhà đầu tư, quỹ đầu tư, từng bước xây dựng, định vị Đà Nẵng trở thành điểm đến gọi vốn và đầu tư hấp dẫn.
Xem thêm