Tag
Đồng Nai

Người dân khốn khổ vì ô nhiễm xả thải tại khu đô thị Dầu Giây

Môi trường 13/11/2023 07:17
aa
TTTĐ - Ô nhiễm, hôi thối và chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… là tình cảnh của nhiều người khi mua nhà tại dự án khu đô thị Dầu Giây (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), do Công ty Phú Việt Tín làm chủ đầu tư.
Đồng Nai: Những bất cập tại dự án khu dân cư A1-C1 đô thị Dầu Giây Đồng Nai: Những bất cập tại dự án khu dân cư A1-C1 đô thị Dầu Giây

Dự án 100ha không có hạ tầng xả thải đủ chuẩn

Ngày 12/12/2011, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định phê duyệt cho thực hiện dự án khu dân cư A1-C1 (khu đô thị Dầu Giây) thuộc địa bàn huyện Thống Nhất; chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phú Việt Tín (Công ty Phú Việt Tín). Diện tích dự án là 93,27ha. Tuy nhiên, đến năm 2013, trong quyết định giao đất cho Công ty Phú Việt Tín, diện tích dự án này tăng lên 96ha.

Dự án khu đô thị Dầu Giây được chia thành 6 giai đoạn thực hiện, trong đó giai đoạn 3 kết thúc vào năm 2021. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thiện.

Theo quy hoạch được duyệt, Công ty Phú Việt Tín phải xây dựng trạm xử lý nước thải nhưng không hiểu lý do gì đơn vị này “quên” làm. Do vậy, nước thải được xả trực tiếp ra hệ thống cống, mương gây ô nhiễm nặng khu vực dân cư.

Đầu tháng 11/2023, men theo con đường D4 của khu dân cư, mùi hôi thối bao trùm cả khu vực. Càng gần đến giao lộ đường D4 - N11, mùi xú uế càng bốc lên nồng nặc. Xung quanh, nhà dân cửa đóng then cài kín mít. Anh Công - bảo vệ quán nước ngay góc giao lộ D4 - N11 khi nghe hỏi về mùi hôi thối chỉ biết lắc đầu.

người dân ngạt thở vì chất lượng nước thải xả trực tiếp ra hệ thống mương hở
Người dân "ngạt thở" vì ô nhiễm do nước thải xả trực tiếp ra hệ thống mương hở

“Hôi lắm, ngày nào cũng vậy, tôi giữ xe ở đây mà nhiều khi nhức đầu chịu không nổi. Khách đến uống nước cũng chịu không nổi nên ngày càng ít dần. Hít thở kiểu này mai mốt chắc bệnh chết…”, anh Công ngao ngán nói.

Đi dọc con đường N11, một bên là nhà dân, bên còn lại vẫn còn đất trống. Khó khăn lắm, chúng tôi mới gặp được một nhà dân mở cửa. Ông Tư - người dân ở con đường này - đang dọn rác bên con mương, nghe hỏi về ô nhiễm chẳng buồn ngẩng mặt nhìn khách, lẳng lặng vừa quét vừa che mũi, sẵng giọng: “Ngửi vậy là biết, dân ở đây phản ánh nhiều rồi nhưng chưa biết đến lúc nào được giải quyết. Nay là đỡ nhiều, mấy hôm trước không thở nổi, nước thải cả ngàn hộ dân đổ ra đây không hôi thối mới lạ…”.

Tình cảnh của người dân trên đường N11 cũng là tình cảnh của những hộ dân trên đường D4. Trước sự ô nhiễm về mùi, cách đây vài tháng, chính quyền thị trấn Dầu Giây đã cho lắp đặt hệ thống cống kín nên tuyến đường D4 chỉ bị ảnh hưởng khi gió đảo chiều. Mương hở chỉ còn tồn tại từ đầu đường N11 và chạy dọc theo trục đường này gây ô nhiễm nặng.

Biết ô nhiễm nhưng phải… chờ

Trao đổi về vấn nạn ô nhiễm khu dân cư Dầu Giây, ông Trần Văn Trung - Chủ tịch UBND thị trấn Dầu Giây thừa nhận có tình trạng đó. Hiện chính quyền địa phương đang từng bước khắc phục.

“Chúng tôi cũng nhận được nhiều ý kiến phản ánh của người dân về tình trạng ô nhiễm do hệ thống cống xả hở, tuy nhiên không phải do chủ đầu tư không thi công mà trong quy hoạch chung, chủ đầu tư có trách nhiệm xây dựng khu xử lý nước thải.

Đoạn mương hở đó nằm ngoài ranh dự án nên không thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư. Vừa qua, địa phương cũng đã tìm nguồn kinh phí để lắp cống kín dọc theo đường D4, còn đoạn mương hở dọc theo đường N11 thì hiện giờ đang chờ quy hoạch mới, cải tạo lại tuyến đường, lúc đó mới có nguồn kinh phí để đặt cống cho đoạn mương hở này”, ông Trung cho biết.

đoạn cống kín trên đường D4 vừa được chính quyền đầu tư, giảm bớt được phần nào sự ô nhiễm
Đoạn cống kín trên đường D4 vừa được chính quyền đầu tư

Cũng theo ông Trung, nói đến khu đô thị Dầu Giây là quy hoạch tổng thể khu vực. Dự án khu dân cư A1-C1 của chủ đầu tư Công ty Phú Việt Tín chỉ là một phần trong quy hoạch tổng thể này. Trách nhiệm của công ty là phải xây dựng trạm xử lý nước thải nhưng công ty chưa thực hiện, dẫn đến việc nước thải trong bể tự hoại thoát trực tiếp vào cống gây ra thực trạng ô nhiễm.

Chính lý do này, năm 2022, Công ty Phú Việt Tín đã bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt hành chính với số tiền lên đến 900 triệu đồng. Cuối năm 2022, Công ty Phú Việt Tín có công văn xin đầu tư trạm xử lý nước thải với quy mô 855m3/ngày - đêm nhưng do giấy chứng nhận đầu tư hết hạn nên vẫn chờ UBND tỉnh gia hạn để làm cơ sở tổ chức thi công.

“Việc chưa đầu tư trạm xử lý nước thải cũng là nguyên nhân khiến Công ty Phú Việt Tín không thể thực hiện việc chuyển giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua tên khách hàng nên khiến nhiều người dân bức xúc”, ông Trung nói thêm.

Trước đó, nhiều khách hàng của Công ty Phú Việt Tín đã căng băng rôn phản ánh việc mua sản phẩm nhiều năm nhưng không có sổ, yêu cầu công ty này thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mọi người.

Sẽ không có câu chuyện dân phải căng băng rôn đòi quyền lợi, không có chuyện ô nhiễm nặng như hiện nay nếu Công ty Phú Việt Tín ngay từ đầu thực hiện nghiêm hạng mục trạm xử lý nước thải. Tại sao giờ công ty lại phải chờ UBND tỉnh gia hạn chứng nhận đầu tư để tổ chức thi công, kéo dài thời gian ô nhiễm, kéo dài thời gian chờ sổ của khách hàng?

Đọc thêm

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Xem thêm