Tag

Nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giám sát, dự báo thiên tai

Công nghệ số 22/10/2024 22:00
aa
TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 480/TB-VPCP ngày 22/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp kiểm tra hệ thống phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn.
Startup giúp cung cấp thông tin dự báo thiên tai Phát huy yếu tố con người trong việc cảnh báo, dự báo thiên tai Đổi mới, nâng cao năng lực dự báo thiên tai
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ghi nhận và đánh giá cao sự chuẩn bị, phối hợp của Văn phòng Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương trong công tác xây dựng, vận hành các hệ thống thông tin, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Chính phủ, nhất là trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Tuy nhiên, hiện nay Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (Trung tâm thông tin) chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chỉ đạo, điều hành đối với các tình huống rủi ro thiên tai cấp độ cao (như Cơn bão số 3 vừa qua).

Trong thời gian tới, Trung tâm thông tin phải nâng cấp, phát triển để trở thành trung tâm điều hành, chỉ huy thông minh cấp quốc gia, phục vụ tốt nhất lãnh đạo Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành về phòng, chống thiên tai, phòng thủ dân sự (phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai, các sự cố liên quan đến lĩnh vực phòng thủ dân sự).

Công tác chỉ đạo, điều hành về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Trung tâm thông tin phải bảo đảm các nguyên tắc sau: Thứ nhất, bảo đảm hạ tầng đường truyền, kết nối thông suốt từ trung ương đến cơ sở và thực địa, đa kênh truyền, có sức chống chịu cao trước thiên tai.

Thứ hai, thông tin, dữ liệu phải được kết nối, tích hợp, chia sẻ thống nhất giữa Trung tâm thông tin với các bộ, ngành, địa phương; có tính đồng bộ, cập nhật, chính xác, tính bền vững của dữ liệu.

Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại (trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, internet vạn vật…) trong phân tích, dự báo, cảnh báo thiên tai.

Thứ tư, đầu tư cho hạ tầng kết nối, các hệ thống thông tin cần bảo đảm tính tập trung, thống nhất, không chồng chéo, lãng phí.

Thứ năm, nghiên cứu, đề xuất những dự án dùng chung, chuyên ngành, xã hội hóa theo đúng quy định của pháp luật nhằm tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao năng lực ứng phó thiên tai.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Bảo đảm thông tin, dữ liệu, hạ tầng kết nối đồng bộ, hiệu quả

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Chính phủ và các tập đoàn VNPT, VIETTEL rà soát, đánh giá lại thông tin dữ liệu, hệ thống quan trắc, hạ tầng mạng viễn thông công cộng phục vụ kết nối từ Trung tâm thông tin đến các bộ, cơ quan, địa phương và thực địa, đặc biệt trong điều kiện khí tượng thủy văn nguy hiểm.

Cơ quan chức năng đề xuất cấp có thẩm quyền phương án đầu tư bảo đảm thông tin, dữ liệu, hạ tầng kết nối đồng bộ, hiệu quả theo đúng quy định pháp luật; nghiên cứu, xây dựng, phát triển phần mềm mô phỏng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giám sát, phân tích, dự báo, cảnh báo, hỗ trợ chỉ đạo, điều hành, ra quyết định.

Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát hiện trạng, nghiên cứu đề xuất phương án bảo đảm kết nối thông tin liên lạc (phương án kết nối vệ tinh, thiết bị bay không người lái, cấp phép cho các thiết bị bay không người lái…) có khả năng chống chịu các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai để kết nối, liên thông giữa Trung tâm thông tin với Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và thực địa bảo đảm an toàn, kịp thời, hiệu quả, chống lãng phí.

Các tập đoàn VNPT, VIETTEL chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát hiện trạng, nghiên cứu đề xuất phương án bảo đảm hạ tầng công nghệ, đường truyền, kết nối, nguồn điện, sóng viễn thông trong các điều kiện thiên tai bảo đảm đồng bộ, thông suốt (phương án kết nối vệ tinh, thiết bị bay không người lái, ngầm hóa cáp viễn thông…) để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Nghiên cứu sử dụng thiết bị bay không người lái để quan trắc, giám sát sạt lở, lũ quét, ngập lụt

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, trên cơ sở điều kiện thực tế của bộ, cơ quan, địa phương, chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng nghiên cứu sử dụng các thiết bị bay không người lái sẵn có hoặc từng bước trang bị để phục vụ quan trắc, giám sát sạt lở, lũ quét, ngập lụt,… bảo đảm thiết thực, hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức quản lý, vận hành theo quy định.

Các đơn vị nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền về việc bảo đảm hạ tầng số, trang thiết bị, hệ thống thông tin, dữ liệu để kết nối, tích hợp, chia sẻ với Trung tâm thông tin phục vụ lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo, điều hành về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, bảo đảm đồng bộ, kịp thời, hiệu quả, phù hợp với các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai. Hoàn thành trong tháng 12 năm 2024.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát, xây dựng hoặc điều chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng cơ sở hạ tầng của các ngành, nhất là hạ tầng viễn thông, năng lượng, xây dựng, giao thông… bảo đảm an toàn trước các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai.

Cơ quan chức năng hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tập đoàn VNPT, VIETTEL xây dựng hạ tầng viễn thông thụ động (vị trí đặt trạm, cột ăng ten, triển khai ngầm hoá cáp viễn thông…) để chống chịu được các loại hình thiên tai, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; đồng thời phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn thiện dự thảo Khung Kịch bản chỉ đạo, điều hành về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để sớm triển khai thực hiện.

Đọc thêm

Tinh thần cùng tiến từ phong trào "Bình dân học vụ số" Công nghệ số

Tinh thần cùng tiến từ phong trào "Bình dân học vụ số"

TTTĐ - "Bình dân học vụ số" mang sứ mệnh khai sáng kỹ năng số, tương tự như "Bình dân học vụ" xóa nạn mù chữ năm xưa. Trong kỷ nguyên số, thiếu hụt kiến thức công nghệ đồng nghĩa với việc bị gạt ra ngoài lề cuộc sống hiện đại. Phong trào này chính là chiếc chìa khóa để mọi người tự tin bước vào thế giới số, không ai bị bỏ lại phía sau. Từ đó, Bình Dương đã phát động phong trào "Bình dân học vụ số" - một cuộc cách mạng học tập trong kỷ nguyên số, đặt người dân làm trung tâm.
5 nền tảng để AI là động lực mới phát triển Đà Nẵng Chuyển đổi số

5 nền tảng để AI là động lực mới phát triển Đà Nẵng

TTTĐ - Đà Nẵng chú trọng 5 nền tảng để AI là động lực mới phát triển gồm: Thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo riêng; xây dựng thị trường vốn hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ; xây dựng hệ sinh thái công nghệ trong cuộc sống người dân; thành lập nguồn quỹ đầu tư mạo hiểm và tăng cường đào tạo, thu hút nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao.
Thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương Công nghệ số

Thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương

TTTĐ - Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng vừa ký Quyết định số 890/QĐ-TTg ngày 9/5/2025 thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương.
Visa, VIB và VNPAY hợp tác giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa toàn diện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam Công nghệ số

Visa, VIB và VNPAY hợp tác giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa toàn diện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

TTTĐ - Visa (NYSE: V), công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, vừa công bố hợp tác với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) và Công ty Cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY), ra mắt bộ giải pháp tài chính và số hóa toàn diện, được thiết kế đặc biệt nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình thanh toán và nhận thanh toán, và thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Triển khai thí điểm tính năng lấy số thứ tự trực tuyến qua iHanoi Công nghệ số

Triển khai thí điểm tính năng lấy số thứ tự trực tuyến qua iHanoi

TTTĐ - Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân và thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực hành chính công, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, kể từ ngày 8/5/2025, Trung tâm chính thức triển khai thí điểm tính năng lấy số thứ tự trực tuyến đặt lịch hẹn qua ứng dụng iHanoi.
Mạnh dạn quy định mức "lợi nhuận” để phát huy nguồn lực chất xám Công nghệ số

Mạnh dạn quy định mức "lợi nhuận” để phát huy nguồn lực chất xám

TTTĐ - Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã xây dựng chính sách quy định người làm nghiên cứu cũng được hưởng tối thiểu 30% kết quả thương mại hóa sản phẩm khoa học, công nghệ. Nhiều đại biểu đồng tình cho rằng, đây là quy định mới, tạo cơ chế đột phá, khuyến khích nhà khoa học tham gia tích cực các hoạt động nghiên cứu. Do đó cần quy định mức "lợi nhuận" cụ thể để thu hút nhà khoa học "đầu tư", phát huy nguồn lực chất xám.
Visa và ETC-EPAY hợp tác thúc đẩy thanh toán số dịch vụ công tại Việt Nam Công nghệ số

Visa và ETC-EPAY hợp tác thúc đẩy thanh toán số dịch vụ công tại Việt Nam

TTTĐ - Visa (NYSE: V), công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, vừa công bố hợp tác với Công ty Cổ phần Hệ thống Công nghệ ETC (ETC) và Công ty Cổ phần Dịch vụ EPAY (EPAY), hai đơn vị tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thanh toán số tại Việt Nam, triển khai các giải pháp chấp nhận thanh toán và phát hành thẻ.
Các doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện 7 giải pháp tiên phong trong chuyển đổi số Công nghệ số

Các doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện 7 giải pháp tiên phong trong chuyển đổi số

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 216/TB-VPCP ngày 6/5/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị với doanh nghiệp nhà nước về tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.
Sôi động “Ngày hội AI” tại Điện Biên Chuyển đổi số

Sôi động “Ngày hội AI” tại Điện Biên

TTTĐ - “Ngày hội AI” khai mạc tại tỉnh Điện Biên sáng 6/5 với nhiều hoạt động đa dạng, nhằm lan tỏa việc ứng dụng công nghệ vào trong các lĩnh vực của đời sống.
Chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ Công nghệ số

Chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ

TTTĐ - Việc giao tự chủ cho tổ chức nghiên cứu, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu không có nghĩa là buông lỏng trách nhiệm, mà để tạo cơ chế linh hoạt hơn để khuyến khích đổi mới...
Xem thêm