Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS: Căn bệnh thế kỷ, thách thức vẫn còn đó
HIV/AIDS vẫn cần phải được tuyên truyền và giáo dục ý thức trong cộng đồng
Bài liên quan
Sinh viên hiểu về HIV/AIDS qua “Hành trình SV – OK”
Gần 900 trẻ em tại Pakistan dương tính với HIV
10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu
10 năm qua, số người nhiễm mới HIV hằng năm đều giảm
Hà Nội: Tỷ lệ lây nhiễm HIV ở lứa tuổi 15-25 tăng nhanh
Gần 38 triệu người nhiễm HIV
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến cuối năm 2018, khoảng 37,9 triệu người nhiễm HIV, trong đó trẻ em là 1,8 triệu. Đa số những người nhiễm với HIV sống tại các nước thu nhập thấp và trung bình.
Hiện chưa có cách nào chữa trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Tuy nhiên, thuốc kháng virus (ARV) có thể kiểm soát và giúp ngăn ngừa lây truyền sang người khác. Ngày nay, hoạt động phối hợp giữa các quốc gia và nhận thức sự nguy hiểm của HIV, những nỗ lực đẩy lùi căn bệnh này đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
HIV có thể được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm nhanh cung cấp kết quả ngay trong ngày. Cuối năm 2018, ước tính 79% người nhiễm HIV biết tình trạng của họ, 62% được điều trị bằng thuốc kháng ART và 53% đã đạt được sự ức chế virus HIV mà không có nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Phần lớn (82%) phụ nữ mang thai và cho con bú bị nhiễm HIV được điều trị ARV. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe của họ mà còn đảm bảo ngăn ngừa lây truyền HIV cho trẻ sơ sinh.
HIV/AIDS là thủ phạm tàn phá cơ thể con người, ngăn trở công cuộc phát triển và đe dọa sự bền vững của xã hội (Trong ảnh: Trẻ em Nam Phi có nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao từ cộng đồng). Ảnh: Vivi health care |
Số liệu của WHO, đến tháng 6/2019, số người đã được điều trị bằng ART đạt con số 24,5 triệu. Từ năm 2000 - 2018, số ca nhiễm HIV mới giảm 37% và tử vong giảm 45%, với 13,6 triệu người được cứu sống do điều trị ARV. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiếp cận xét nghiệm, điều trị và chăm sóc HIV.
Đáng chú ý, các mục tiêu đề ra trong năm 2018 để giảm ca nhiễm mới ở trẻ em xuống còn 40.000 trường hợp đã không đạt được. Do chẩn đoán muộn hoặc thiếu điều trị nên năm trước 100.000 trẻ em dưới 14 tuổi đã chết vì căn bệnh AIDS và có thêm 160.000 trẻ nhiễm HIV. Các lỗ hổng trong dịch vụ y tế cũng khiến 770.000 người chết vì các nguyên nhân liên quan đến HIV vào năm 2018 và 1,7 triệu người mới bị nhiễm bệnh.
Đáng chú ý, nhóm dân số trong độ tuổi lao động chiếm hơn một nửa số ca nhiễm HIV mới trên toàn cầu (ước tính 54%), vào năm 2018. Các khu vực Đông Âu, Trung Á, Trung Đông và Bắc Phi, nhóm này chiếm khoảng 95% các trường hợp nhiễm HIV mới. Các nguyên nhân chủ yếu được ghi nhận là: Quan hệ tình dục đồng giới; tiêm chích ma túy; mại dâm... Sự lây lan các ca nhiễm HIV trong cộng đồng này cũng là vấn đề đáng lo ngại, vì hơn 1/3 trong số này không biết tình trạng HIV của mình.
Nhiều phát minh mới hiệu quả cao
Với chủ đề “Cộng đồng tạo nên sự khác biệt”, Ngày thế giới phòng chống AIDS là dịp để nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác phòng chống căn bệnh thế kỷ. Trong thông điệp nhân ngày này, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác nhằm đẩy lùi dịch bệnh.
Theo ông Guterres, Liên hợp quốc, các Chính phủ và đối tác tăng cường hợp tác nhằm tăng quy mô tiếp cận các dịch vụ y tế, ngăn chặn ca nhiễm HIV mới. Liên hợp quốc đặt mục tiêu chấm dứt bệnh dịch AIDS vào năm 2030.
Bộ Y tế Nam Phi cho biết, đây là loại thuốc kháng retrovirus có khả năng đẩy lùi rất nhanh sự lan truyền của virus HIV trong cơ thể. Đặt tên dược học là TLD, loại thuốc này được đưa ra thị trường vào đúng Ngày thế giới phòng chống AIDS (1/12).Bộ Y tế Nam Phi vừa giới thiệu một loại thuốc điều trị HIV hoàn toàn mới mang lại hiệu quả cao cùng chi phí hợp lý. Đây được xem là một bước tiến vượt bậc trong nỗ lực đẩy lùi căn bệnh HIV/AIDS trên thế giới nói chung cũng như tại quốc gia có số người mắc cao nhất thế giới này nói riêng.
Đánh giá về TLD, Giám đốc Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (Unitaid), Robert Matiru nhấn mạnh, so với các liệu pháp điều trị hiện hành, TLD có hiệu quả vượt trội trong việc ngăn chặn và đẩy lùi một cách nhanh chóng sự lây lan của virus HIV. Ngoài ra, LTD ít gây phản ứng phụ cũng như có giá thành rẻ hơn so với các loại thuốc khác.
Theo Unitaid, chi phí điều trị bằng LTD chỉ khoảng 75 USD cho mỗi người trong một năm và sẽ tiếp tục giảm xuống trong những năm tiếp theo.
Hiện số người tử vong do HIV/AIDS tại Nam Phi chiếm tới 10% số người chết vì bệnh này trên toàn thế giới. Trong khi đó, số ca nhiễm mới chiếm tới 15% trên quy mô toàn cầu.
Quốc gia 57 triệu dân này đang tiến hành chương trình điều trị HIV lớn nhất thế giới thông qua việc cung cấp thuốc cho 4,7 triệu bệnh nhân. Tuy nhiên, hiện có tới 7,7 triệu người dân Nam Phi đang sống chung với HIV/AIDS, trong đó độ tuổi từ 15 - 49 chiếm tỷ lệ cao nhất.
Giảm kỳ thị cho những người mắc bệnh
Kỳ thị và phân biệt đối xử khiến những nhóm dân dễ bị tổn thương không được hưởng các quyền cơ bản về chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội, đồng thời cản trở bước tiến của hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Trong nỗ lực giáo dục cộng đồng giảm sự kỳ thị, ngân hàng tinh trùng dương tính HIV đầu tiên trên thế giới ra mắt đúng Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS năm nay ở New Zealand. Ngân hàng này sẽ xác nhận rõ ràng tất cả những người hiến tặng đều nhiễm HIV nhưng đã điều trị thành công trong việc ngăn ngừa lây nhiễm virus cho người khác.
Trong những năm gần đây, y học thế giới đã có nhiều tiến bộ trong điều trị HIV. Ca ghép thận đầu tiên trên thế giới từ một bệnh nhân nhiễm HIV sang một bệnh nhân bình thường hồi tháng 3 năm nay là một minh chứng rõ nhất.
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Mark Thomas, Đại học Auckland, quan niệm của cộng đồng về HIV đã thay đổi một cách tích cực trong hơn 30 năm qua. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người tỏ ra kỳ thị và phân biệt đối xử. Thái độ này có thể khiến bệnh nhân không dám xét nghiệm sớm nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị sau này.
Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới đã có những thành tựu lớn đối với việc nâng cao nhận thức và hạn chế số người lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay con đường lây truyền HIV đang có chiều hướng thay đổi. Từ lây truyền qua đường máu ở nhóm nghiện chích ma túy, chuyển sang chủ yếu qua đường tình dục, tập trung ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới với tỷ lệ bội nhiễm khoảng 10 - 15% (trước đây chỉ khoảng 3 - 5%). Độ tuổi trung bình của người mới nhiễm HIV trong nhóm đồng tính nam là 23. Phần lớn tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội.