Tag

Ngành ngân hàng tập trung mọi nguồn lực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Thị trường - Tài chính 28/12/2021 22:12
aa
TTTĐ - Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú cho biết, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai quyết liệt các giải pháp, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do dịch COVID-19.
16 ngân hàng đã “tiếp oxy” cho người dân, doanh nghiệp ra sao? “Nới” thủ tục hoãn, giãn nợ giúp doanh nghiệp phục hồi kinh doanh Loại bớt thủ tục giúp người dân, doanh nghiệp vay vốn ngân hàng “vượt sóng” đại dịch

Ngày 28/12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức họp báo để thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2021 và định hướng nhiệm vụ năm 2022.

Tại buổi họp báo, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, năm 2021 với những khó khăn, thách thức mới chưa từng có, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chủ động bám sát tình hình, tập trung mọi nguồn lực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, góp phần thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết thanh khoản phù hợp; Thị trường tiền tệ ổn định; Lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp, hỗ trợ tổ chức tín dụng giảm chi phí vốn để có điều kiện tiếp tục cắt giảm lãi suất cho vay.

Ngân hàng Nhà nước cũng giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp; Tiếp tục chỉ đạo tổ chức tín dụng chủ động cân đối khả năng tài chính, triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để giảm lãi suất cho vay.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như: bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông; Tăng cường quản lý rủi ro đối với cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng; Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Ngành ngân hàng tập trung mọi nguồn lực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú phát biểu tại buổi họp báo. (Ảnh: SBV)

Cùng với đó, nhằm tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận tín dụng, đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, góp phần hạn chế “tín dụng đen”, ngành ngân hàng đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp như đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ trực tuyến; Mở rộng mạng lưới, đa dạng sản phẩm dịch vụ, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và mọi tầng lớp dân cư.

Nhờ các chỉ đạo và giải pháp đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước, mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19 nhưng tín dụng toàn nền kinh tế tăng ngay từ đầu năm và cao hơn so cùng kỳ năm 2020.

Tính đến ngày 22/12, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,68% so với cuối năm 2020, tăng khoảng 14,57% so với cùng kỳ năm 2020. Dư nợ tín dụng đối với 23 chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đến ngày 30/11 đạt 245.199 tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm 2020, với hơn 6,4 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đã triển khai quyết liệt các giải pháp, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do dịch COVID-19. Đẩy mạnh việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ.

Trong đó, Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 cho phù hợp với tình hình thực tế.

Tính đến ngày 20/12, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với giá trị nợ lũy kế từ khi có dịch khoảng 607.000 tỷ đồng, hiện có khoảng 775.000 khách hàng được cơ cấu lại nợ, với dư nợ trên 296.000 tỷ đồng; Miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,96 triệu khách hàng với dư nợ hơn 3,87 triệu tỷ đồng. Tổng số tiền lãi lũy kế đến nay tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 34.900 tỷ đồng; Cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đến nay đạt trên 7,4 triệu tỷ đồng cho khoảng trên 1,3 triệu khách hàng.

Mặt khác, ngành ngân hàng cũng đã tiếp tục thực hiện các giải pháp về miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do dịch COVID-19. Ước tính số lượng giao dịch được miễn phí chiếm khoảng 80%. Dự kiến tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và qua hệ thống chuyển mạch bù trừ (hệ thống Napas) đã giảm cho khách hàng từ năm 2020 đến hết năm 2021 khoảng 2.557 tỷ đồng và giảm trên 250 tỷ đồng tiền khai thác dịch vụ thông tin tín dụng trong năm 2021.

Đồng thời, ngành ngân hàng cũng đã triển khai chương trình cho vay trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất với lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm theo Nghị quyết 68/NQ-CP và gần nhất là Nghị quyết số 126/NQ-CP. Tính đến ngày 10/12, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân khoảng 1.570 tỷ đồng cho 2.064 đơn vị sử dụng lao động để trả lương cho hơn 428.402 lượt người lao động trên toàn quốc.

Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho biết, năm 2022, ngành ngân hàng tiếp tục bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước.

Đọc thêm

Cơ hội đầu tư hấp dẫn với chính sách tín dụng ưu đãi tại Ninh Thuận Thị trường - Tài chính

Cơ hội đầu tư hấp dẫn với chính sách tín dụng ưu đãi tại Ninh Thuận

TTTĐ - Ngày 17/5, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) sẽ tổ chức Hội nghị kết nối nhà đầu tư và triển khai chính sách tín dụng của Nhà nước tại Khu Du lịch và sân golf Anara Bình Tiên.
Long An đẩy mạnh hợp tác đầu tư, thương mại tại Trung Quốc Thị trường - Tài chính

Long An đẩy mạnh hợp tác đầu tư, thương mại tại Trung Quốc

TTTĐ - Nhận lời mời từ Hiệp hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc), đoàn công tác tỉnh Long An dẫn đầu bởi ông Mai Văn Nhiều, Phó Chủ tịch phụ trách HĐND tỉnh sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 12 - 16/5/2025. Chuyến công tác thể hiện cam kết mạnh mẽ của Long An trong việc củng cố và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với các đối tác Trung Quốc.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 Thị trường - Tài chính

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

TTTĐ - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Công điện số 60/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
Tín dụng xanh sẽ trở thành “chìa khóa” mở ra tương lai xanh Thị trường - Tài chính

Tín dụng xanh sẽ trở thành “chìa khóa” mở ra tương lai xanh

TTTĐ - Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khu vực 9 tin tưởng rằng, với những giải pháp đồng bộ và quyết tâm mạnh mẽ, tín dụng xanh sẽ trở thành “chìa khóa” mở ra tương lai xanh toàn khu vực...
Tín dụng xanh: Động lực bền vững trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng Thị trường - Tài chính

Tín dụng xanh: Động lực bền vững trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng

TTTĐ - Trong tiến trình xanh hóa nền kinh tế, nhu cầu về nguồn lực tài chính, đặc biệt là vốn cho các hoạt động chuyển đổi xanh đang ngày càng trở nên cấp thiết. Đối với các khu công nghiệp - nơi tiêu thụ nhiều năng lượng và tài nguyên, việc chuyển đổi sang mô hình khu công nghiệp xanh không chỉ là yêu cầu bắt buộc để thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế mà còn là cơ hội để nâng cao hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh và phát triển bền vững.
Hàng trăm nghìn nông dân trồng dừa lo lắng khi áp thuế nước ngọt Thị trường - Tài chính

Hàng trăm nghìn nông dân trồng dừa lo lắng khi áp thuế nước ngọt

TTTĐ - Theo chia sẻ của đại biểu Quốc hội, có khoảng 200.000 nông dân trồng dừa và hàng trăm doanh nghiệp chế biến rất lo lắng sản phẩm nước dừa chế biến của họ có thể bị coi là nước giải khát chịu thuế tiêu thụ đặc biệt...
Kết nối tín dụng xanh: “Đòn bẩy” để phát triển khu công nghiệp xanh Thị trường - Tài chính

Kết nối tín dụng xanh: “Đòn bẩy” để phát triển khu công nghiệp xanh

TTTĐ - Chiều 9/5, tại thành phố Đà Nẵng, Thời báo Ngân hàng tổ chức Hội thảo “Kết nối tín dụng xanh – Khu công nghiệp xanh”. Hội thảo có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển khu công nghiệp xanh là bước đi chiến lược, cấp thiết để Việt Nam ứng phó thách thức môi trường, nâng sức cạnh tranh và thu hút đầu tư chất lượng cao.
Dấu mốc quan trọng, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong cộng đồng doanh nghiệp Kinh tế

Dấu mốc quan trọng, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong cộng đồng doanh nghiệp

TTTĐ - Diễn đàn “Kết nối Tín dụng Xanh – Khu công nghiệp Xanh” là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt khi đây là diễn đàn đầu tiên do Thời báo Ngân hàng tổ chức trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Việc lựa chọn Đà Nẵng làm nơi khởi đầu không phải là ngẫu nhiên, mà xuất phát từ thực tế đây là một trong những địa phương tiêu biểu trong nỗ lực xanh hóa các khu công nghiệp.
Giãn lộ trình, giảm mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia Thị trường - Tài chính

Giãn lộ trình, giảm mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia

TTTĐ - Về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu, bia, thuốc lá, Chính phủ đề nghị áp dụng theo phương án 1 với mức thuế thấp hơn so với phương án 2 và bắt đầu áp dụng từ năm 2027 đề phù hợp với bối cảnh và tình hình mới...
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Còn băn khoăn về cân bằng lợi ích Thị trường - Tài chính

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Còn băn khoăn về cân bằng lợi ích

TTTĐ - Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) để điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng, không khuyến khích tiêu dùng các hàng hóa xa xỉ hoặc hạn chế sản phẩm có hại cho sức khỏe cá nhân, có hại cho môi trường, cộng đồng xã hội. Vì vậy, khi ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt thì tác động là phải thay đổi hành vi, còn nếu không thay đổi hành vi thì Luật không đạt được.
Xem thêm