Tag

Ngân vang tiếng khèn giữa đại ngàn

Văn hóa 13/02/2024 10:17
aa
TTTĐ - Cứ mỗi độ xuân về, đồng bào dân tộc Mông lại tưng bừng, rộn ràng với các lễ hội truyền thống. Xen giữa rừng hoa mai, hoa đào ven sườn núi là trang phục thổ cẩm rực rỡ của những chàng trai, cô gái dân tộc Mông. Bức họa hữu tình ấy cùng thanh âm trầm bổng của tiếng khèn vọng vang từ đại ngàn gió núi đã làm xiêu lòng biết bao lữ khách.
Chàng thanh niên 9X gìn giữ, lan tỏa những điệu khèn Mông Bắc Hà Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Báo Tuổi trẻ Thủ đô trao tặng 2 nhà nhân ái tại tỉnh Yên Bái Yên Bái chú trọng bảo tồn di sản văn hóa

Ngược thời gian…

Đến với các bản Mông ở vùng cao tỉnh Yên Bái, không khó để bắt gặp những người đàn ông đi làm ruộng, nương mà trên vai vẫn vắt vẻo cây khèn. Gần như vào nhà nào cũng có ít nhất một cây khèn, treo ở gian chính giữa của ngôi nhà. Trong những phiên chợ, đặc biệt là ngày lễ, ngày hội của bản làng, đâu cũng có thể gặp hình ảnh chàng trai Mông say sưa trình diễn điệu khèn của dân tộc.

Khèn đối với họ giống như cơm ăn, nước uống và không khí để thở hàng ngày. Trong bất cứ không gian, thời gian, hoàn cảnh nào, những dịp vui, cả kể lúc buồn, cây khèn cũng gắn bó gần gũi với người Mông, trở thành phương tiện thể hiện tâm tư, tình cảm.

Nghệ nhân Vàng A Lâu ở xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, kể lại, khèn (tiếng Mông gọi là "Kềnh" hay "Khềnh") là nhạc cụ độc đáo, gắn liền với hình ảnh những chàng trai rắn rỏi, tài hoa, hiên ngang giữa đại ngàn gió núi.

Người Mông ở các địa phương trong tỉnh Yên Bái vẫn kể cho nhau nghe về sự tích ra đời của cây khèn. Rằng ngày xưa, trong một gia đình, cha mẹ mất sớm để 6 anh em trai ở với nhau. Cuộc sống vắng cha vắng mẹ buồn tẻ, 6 anh em đã nghĩ ra một dụng cụ có 6 lỗ và 6 bộ phận để 6 anh em cùng thổi, xua tan đi cái buồn tẻ thiếu mẹ vắng cha.

Ngày ngày, họ đi làm nương rẫy, tối về, quây quần cùng nhau thổi khèn. Tiếng khèn trầm bổng, tha thiết, thu hút sự chú ý của mọi người trong bản nên họ đến chơi rất đông vui. Gia đình không còn buồn như trước nữa.

Ngân vang tiếng khèn giữa đại ngàn
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn đón nhận Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho 2 di sản: Nghệ thuật khèn và nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông, huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, ngày 23/12/2023

Huyền thoại chiếc khèn Mông

Rồi một ngày, chiến tranh xảy ra, quân giặc phương Bắc tràn xuống cướp của, giết người, đốt phá nhà cửa, làng bản. Gia đình 6 anh em, người thì bị giặc giết hại, người thì theo nghĩa quân đánh giặc, người phiêu bạt đi nơi khác, tan tác như ong vỡ tổ, còn lại người em út không nhà không cửa, ở với người chú ruột.

Thiếu tiếng khèn của sáu anh em, trong vùng trầm lắng, quạnh hiu hơn nhiều. Vắng 5 người anh, chàng út buồn rầu suy nghĩ, muốn làm thế nào để một người có thể thổi được cả 6 ống ấy.

Một buổi sáng, đang cày nương, bỗng nhiên chàng nẩy ý tháo ách thả cho trâu ăn cỏ, rồi vác dao lên rừng đốn cây gỗ xuống, chặt lấy một đoạn mang về làm bầu khèn. Rồi chàng chặt trúc, lựa lấy 6 đoạn để làm ống khèn. Hằng ngày, chàng làm mùa liền tay cho kịp thời vụ cùng dân bản.

Ngân vang tiếng khèn giữa đại ngàn
Khèn là phương tiện kết nối cộng đồng, phản ánh sâu sắc những sắc thái tình cảm, tinh thần lạc quan yêu đời, tôn lên vẻ khỏe mạnh, dẻo dai của các chàng trai Mông

Chiều chiều, mặt trời xuống núi, chàng út dắt trâu về chuồng nghỉ ngơi, đêm đến lại cặm cụi dùng dao nhọn đẽo gọt bầu khèn, khoét lỗ trên các đoạn trúc, làm thành cái khèn mà một người cùng thổi được 6 ống. Chàng đem ra thổi thử.

Lạ thay, cả vùng rừng núi trầm lặng, quạnh hiu bỗng trở nên xôn xao, da diết, gợi nhớ, gợi thương. Dân bản từ khắp nơi trong vùng tụ tập về bên chàng nghe tiếng khèn và cũng để tận mắt chứng kiến chàng trai đã làm ra thứ nhạc cụ độc đáo ấy.

Sẵn lòng yêu quê hương, căm thù giặc ngoại xâm, tiếng khèn vang lên đã góp phần cổ vũ tinh thần cho đông đảo người con vùng lên đánh tan giặc ngoại xâm. Giặc tan, tiếng khèn được chàng trai truyền lại cho dân bản, họ cùng nhau nhảy múa, âm vang núi rừng. Từ đó, cây khèn gắn bó với cuộc sống của người Mông.

“Cây khèn vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ, đồng thời là nhạc khí linh thiêng kết nối giữa trần gian và thế giới tâm linh. Khèn cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, phản ánh sâu sắc những sắc thái tình cảm, tâm tư cuộc sống, sự thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời, tôn lên vẻ khỏe mạnh, dẻo dai của các chàng trai Mông”, ông Vàng A Lâu nói.

Niềm tự hào của đồng bào Mông

Có thể nói, điều tạo nên sức sống của khèn chính là nghệ thuật này bắt nguồn từ lao động, sản xuất, chiến đấu của đồng bào Mông, được mạch nguồn của môi trường tự nhiên, văn hóa tộc người ươm mầm và nuôi dưỡng.

Mới đây, tỉnh Yên Bái đã tổ chức đón nhận chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho 2 di sản: Nghệ thuật khèn và nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông, huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn.

Đây không chỉ là dịp để tôn vinh giá trị văn hóa của di sản, những nỗ lực thầm lặng, bền bỉ của cộng đồng, của các nghệ nhân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản mà còn niềm tự hào của đồng bào dân tộc Mông ở 3 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn nói riêng và các dân tộc trên địa bàn tỉnh nói chung.

Ngân vang tiếng khèn giữa đại ngàn
Các đại biểu và đồng chí Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái tham dự Festival khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ dày năm 2023

Theo khảo sát của tỉnh Yên Bái, hiện trên toàn tỉnh có 21 người thuần thục việc chế tác khèn, trong đó, huyện Mù Cang Chải có 18 người ở các xã: Lao Chải, Khao Mang, Mồ Dề, Púng Luông, La Pán Tẩn, Cao Phạ, Nậm Có; huyện Trạm Tấu có 3 người ở các xã: Bản Mù, Trạm Tấu.

Các xã Suối Giàng, Suối Bu (huyện Văn Chấn) chỉ có người sửa chữa khi khèn bị hỏng, không có người chế tác mà cộng đồng mua khèn từ huyện Mù Cang Chải chuyển về sử dụng.

Để khèn trở thành sản phẩm du lịch độc đáo…

Xác định khèn Mông không chỉ là di sản mà còn là “tài sản”, hằng năm, các địa phương trong tỉnh Yên Bái thực hiện nhiều chương trình, sự kiện nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Hoạt động mừng Đảng, mừng xuân hằng năm; Lễ hội khám phá danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải; Ngày hội văn hóa các dân tộc được tổ chức ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn; Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc; các hoạt động du lịch vào "mùa vàng", "mùa nước đổ", "lễ hội hoa tớ dày"… đều không thể thiếu trình diễn nghệ thuật khèn.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghệ thuật khèn của người Mông khá hiệu quả.

Cụ thể, năm 2023, huyện Mù Cang Chải (nơi có tới 91% số dân là đồng bào Mông sinh sống) đã thành lập được 14 đội văn nghệ mang bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở tất cả các xã trên; huyện Trạm Tấu đã thành lập được 8 đội văn nghệ ở 8/10 xã có số đông người Mông sinh sống; huyện Văn Chấn có đội văn nghệ dân tộc Mông xã Suối Giàng.

Tất cả các đội văn nghệ này đều có thể trình diễn nghệ thuật khèn với nhiều bài khèn, nhiều động tác khác nhau.

Trưởng phòng Văn hóa huyện Trạm Tấu Dương Phương Thảo cho biết, huyện đã khôi phục lại nhiều lễ hội có sự hiện diện của tiếng khèn, đưa múa khèn, thổi lá vào các giờ học ngoại khóa để học sinh tìm hiểu và hứng thú với những nhạc cụ dân tộc.

Xã Bản Mù đã tổ chức các buổi học làm khèn và thổi khèn do các nghệ nhân truyền dạy cho các bạn trẻ. Đặc biệt, huyện Trạm Tấu có kế hoạch gắn những nét đẹp văn hóa dân tộc độc đáo mang tính bản sắc với việc phát triển du lịch, vừa để giữ gìn văn hóa, vừa để thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế.

Ngân vang tiếng khèn giữa đại ngàn
Múa khèn thể hiện bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mông

Tại các trường học trên địa bàn huyện Mù Cang Chải cũng đều có các chương trình dạy và học khèn trong các giờ ra chơi, ngoại khóa thay vì tập thể dục như bình thường; có đội văn nghệ trình diễn được các điệu khèn cơ bản, góp phần thúc đẩy mô hình trường học du lịch, đồng thời giữ gìn, đưa bản sắc văn hóa dân tộc Mông đến thế hệ trẻ và quảng bá với du khách.

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy cho hay, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể này đã được đưa vào nhiều chương trình, kế hoạch, đề án của tỉnh để di sản được bảo tồn và phát huy hiệu quả, bền vững như: Đề án giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông, giai đoạn 2013 - 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch, giai đoạn 2021 - 2025; Đề án phát triển du lịch huyện Trạm Tấu giai đoạn 2022 - 2025…

Một mùa xuân nữa lại về với đồng bào dân tộc Mông. Điệu khèn khi trầm, khi bổng, khi nỉ non, dặt dìu, réo rắt lại hòa quyện trong tiếng suối reo, trong sắc xuân của đất trời Tây Bắc.

Với những chính sách bảo tồn, phát huy và trao truyền di sản trong cộng đồng, tin rằng, thứ âm thanh kỳ diệu của núi làm mê hoặc lòng người ấy rồi đây sẽ trở thành sợi dây níu bước bất cứ ai đặt chân lên đại ngàn Yên Bái.

Đọc thêm

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Uy linh Thánh Mẫu Tiên La” Văn hóa

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Uy linh Thánh Mẫu Tiên La”

TTTĐ - Những tiết mục nghệ thuật trong chương trình "Uy linh Thánh Mẫu Tiên La" ca ngợi công lao của nữ tướng quân Vũ Thị Thục, cùng con người, văn hóa vùng đất Hưng Hà, Thái Bình đã mang đến nhiều cảm xúc cho người dân và du khách.
Khai mạc lễ hội Tiên La năm 2025 Nghệ thuật

Khai mạc lễ hội Tiên La năm 2025

TTTĐ - Tối 7/4, lễ khai hội Tiên La năm 2025 tại đền Mẫu Tiên La thuộc địa phận xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã được UBND huyện Hưng Hà trang trọng tổ chức.
Tối nay (7/4), khai hội Tiên La tại Thái Bình Nghệ thuật

Tối nay (7/4), khai hội Tiên La tại Thái Bình

TTTĐ - Tối nay (7/4), chương trình khai mạc hội Tiên La sẽ diễn ra tại đền Mẫu Tiên La thuộc địa phận xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Báo Thái Bình, Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Tuổi trẻ và Pháp Luật cùng và các nền tảng số.
Giỗ Tổ Hùng Vương và động lực đoàn kết, vươn lên Văn hóa

Giỗ Tổ Hùng Vương và động lực đoàn kết, vươn lên

TTTĐ - Giỗ Tổ Hùng Vương cùng tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng đã trở thành niềm thành kính của người dân Việt Nam từ trong tiềm thức. Hoạt động này không chỉ là hội tụ văn hóa tâm linh của toàn dân tộc mà còn là biểu thị của sự đoàn kết, gắn bó, thương yêu nhau của đồng bào sinh ra từ một bọc.
Phan Minh Huyền khoe nhan sắc trong trẻo với đầm trắng tinh khôi Thời trang - Làm đẹp

Phan Minh Huyền khoe nhan sắc trong trẻo với đầm trắng tinh khôi

TTTĐ - Mới đây, Phan Minh Huyền xuất hiện tại một sự kiện với nhan sắc trong trẻo trong chiếc đầm trắng tinh khôi. Như một đóa hoa giữa trời tháng tư Hà Nội, nữ diễn viên khiến ai cũng phải ngoái nhìn trầm trồ, ngưỡng mộ.
Bí quyết giữ gìn sự tươi trẻ của Hoa hậu Tài năng Tân Lê Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết giữ gìn sự tươi trẻ của Hoa hậu Tài năng Tân Lê

TTTĐ - Vóc dáng săn chắc, làn da căng tràn sức sống, phong thái rạng ngời của Hoa hậu Tài năng Việt Nam Tân Lê khiến nhiều người ngưỡng mộ. Vậy đâu là bí quyết để người đẹp luôn luôn tự tin, tỏa sáng như vậy?
Chương trình cầu truyền hình đặc biệt "Bản trường ca hòa bình" Nghệ thuật

Chương trình cầu truyền hình đặc biệt "Bản trường ca hòa bình"

TTTĐ - Chương trình cầu truyền hình “Bản trường ca hòa bình” được xây dựng quy mô, công phu, tái hiện một cách chân thực về những gian khổ, hy sinh nhưng vô cùng hào hùng của dân tộc Việt Nam, trong đó, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là chương rực rỡ nhất.
Hội đồng dòng họ Ngô tỉnh Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm 572 năm ngày mất Diên Ý Dụ vương Ngô Từ Văn hóa

Hội đồng dòng họ Ngô tỉnh Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm 572 năm ngày mất Diên Ý Dụ vương Ngô Từ

TTTĐ - Sáng 5/4, tại Quần thể Di tích lịch sử Quốc gia điện Thừa Hoa và Phúc Quang Từ đường (xã Định Hòa, Yên Định), Hội đồng dòng họ Ngô tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 572 năm ngày mất Diên Ý Dụ vương Ngô Từ.
Công nghiệp văn hóa: Cơ hội vàng cho thanh niên lập thân, lập nghiệp Văn hóa

Công nghiệp văn hóa: Cơ hội vàng cho thanh niên lập thân, lập nghiệp

TTTĐ - Hà Nội luôn đề cao những phát triển mới trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Với việc xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Công nghiệp Văn hóa khẳng định đây không chỉ là bước đi chiến lược nhằm hiện thực hóa tầm nhìn “Thành phố sáng tạo” mà còn mở ra vô vàn cơ hội cho giới trẻ khẳng định bản thân, phát triển sự nghiệp trên nền tảng văn hóa dân tộc kết hợp đổi mới sáng tạo.
Điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ hồ Gươm Văn hóa

Điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ hồ Gươm

TTTĐ - Dịp nghỉ Giỗ Tổ và nghỉ lễ 30/4, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và khu vực phố cổ, nhằm tạo điểm đến hấp dẫn, kích cầu du lịch.
Xem thêm