Tag

Nét đẹp văn hóa nơi công sở

Văn hóa 03/07/2024 13:00
aa
TTTĐ - Văn hóa nơi công sở cũng giống như bất cứ một loại hình văn hóa nào khác, đó là một loạt những hành vi và quy ước mà con người dựa vào đó để điều khiển các mối quan hệ tương tác của mình với mọi người. Trong đó, giao tiếp công sở và trang phục công sở là hai yếu tố quan trọng nhất.
Nâng cao nhận thức người dân trong xây dựng đời sống văn hóa Tri ân làm nên nét văn hóa vì hòa bình của người Hà Nội

Giao tiếp cần có sự chuẩn mực về văn hóa

Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp như hiện nay, bên cạnh việc sáng tạo để tìm ra những phương pháp làm việc đạt hiệu quả cao nhất thì có một cách khá tốt để xây dựng giá trị bản thân là hình thành những thói quen, lề lối làm việc, cách ứng xử cùng hành vi văn minh, lịch sự nơi công sở.

Công sở là nơi diễn ra các hoạt động giao tiếp hàng ngày. Giao tiếp nơi công sở rất cần có sự chuẩn mực về văn hóa. Văn hóa ứng xử thể hiện sự chín chắn, khiêm nhường, biết lắng nghe và biết tỏ thái độ đúng mực. Trong cuộc sống cũng như trong công việc, chúng ta sẽ gặp muôn vàn kiểu giao tiếp ứng xử khác nhau. Do vậy, chúng ta nên hòa đồng từ ngoại hình đến thái độ, cử chỉ, lời nói.

Nét đẹp văn hóa nơi công sở

Một trong những hoạt động đầu tiên trong giao tiếp là “lời chào”. Lời chào không phân biệt quốc gia, dân tộc. Người nước nào cũng coi trọng lời chào. Tuy nhiên, có không ít cán bộ, công chức không biết dùng lời chào để gây thiện cảm với người khác ở công sở. Khi tiếp khách đến liên hệ công việc, điều đầu tiên là chào bằng tiếng nói như chào chú, chào bác, chào anh, chào chị…

Nếu đang bận rộn hoặc khách đông thì có thể gật đầu chào chung hoặc chào bằng nụ cười thiện cảm, sau đó chúng ta hỏi như là: Thưa chú/bác/cô/anh… đến liên hệ việc gì? Cần giải quyết vấn đề gì ạ? Nếu trong phòng làm việc, chúng ta có thể mời khách ngồi ghế, rót nước mời xong, chúng ta bắt đầu giải quyết công việc cho khách.

Giao tiếp chính là hoạt động văn hóa và giao tiếp ứng xử có văn hóa tức là người đó có trình độ. Trong cuộc sống rất cần giao tiếp ứng xử có văn hóa thì nơi công sở lại cần hơn. Chỉ một việc làm, một lời nói, một cử chỉ cũng đủ để làm cho người ta nhớ đến nhau song cũng có việc làm, lời nói làm buồn lòng người khác.

Văn hóa ứng xử trong công sở là ứng xử dựa trên sự bình đẳng về nhân cách. Mặc dù cương vị khác nhau nhưng mọi người có vị thế riêng, có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhằm thực hiện một mục đích chung. Do vậy, trong ứng xử cần phải có sự tôn trọng nhau và trên tinh thần hợp tác làm việc.

Tầm quan trọng của trang phục

Giao tiếp không chỉ dừng ở lời ăn tiếng nói mà còn thể hiện thông qua trang phục hàng ngày. Bên cạnh vẻ đẹp về tâm hồn thì hình thức cũng góp phần đáng kể nhằm tôn vinh vẻ đẹp và phẩm chất của một con người.

Các cụ thường nói “Y phục xứng kì đức”, có nghĩa là mình phải ăn mặc sao cho thích hợp với nơi chốn, với công việc và môi trường mình đến. Khái niệm chọn lựa trang phục là để chuyển tải thông điệp của bản thân mình: Tôi là ai? Công việc của tôi là gì? Môi trường tôi sắp đến gồm những ai?

Nét đẹp văn hóa nơi công sở

Như vậy, việc chọn lựa y phục cũng rất quan trọng và nên có sự hiểu biết về nó, vì nó nói lên trình độ văn hóa của người đó. Tục ngữ có câu “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Chúng ta sẽ không mặc những bộ đồ công nhân để đến dự đám cưới, cũng chẳng ai mặc những bộ váy kiêu sa vào trong nhà máy để làm việc hoặc như không thể mang trang phục thể thao vào những hội nghị…

Ai trong chúng ta nếu khi đi đám tiệc hoặc nhà hàng, chúng ta cũng phải lo chuẩn bị trang phục cho sạch sẽ, gọn gàng, lịch sự, đứng đắn, đoan trang và kín đáo. Không những chúng ta làm đẹp cho mình mà cho phù hợp với mọi người tham dự với mình và nhất là tôn trọng người khách mời mình.

Trang phục công sở cũng vậy, sự gọn gàng, thanh thoát, lịch lãm sẽ khiến người công chức tự tin trong giao tiếp và công việc, chiếm được thiện cảm của người khác. Công sở là nơi làm việc và cũng là nơi thể hiện một phong thái lịch sự, trang nhã của công chức.

Vì công chức là bộ mặt của cơ quan nên việc ăn mặc của cá nhân phần nào thể hiện được mức độ và phong thái làm việc ở nơi đó. Nếu công chức đẹp thì cũng góp phần làm cho cơ quan, đơn vị trở nên chuyên nghiệp hơn, chỉn chu hơn. Trang phục công sở phải thể hiện sự tôn trọng bản thân và những người xung quanh. Trang phục công sở ngoài yếu tố đẹp còn phải mang đến sự thoải mái và tiện dụng khi làm việc.

Để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, mỗi đơn vị nên xây dựng quy chế văn hóa công sở riêng, phù hợp với đặc điểm, tình hình của đơn vị. Quy chế phải cụ thể, có tính khả thi, có tiêu chí và biện pháp đảm bảo thực hiện để mọi người phấn đấu. Đồng thời, nội dung của quy chế văn hóa công sở cần đưa ra thảo luận thường xuyên trong nội bộ cơ quan, đơn vị.

Mỗi đơn vị cần tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức về văn hóa công sở cho đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động. Yếu tố nhận thức là vấn đề then chốt để mỗi cán bộ, công chức hiểu được vai trò, trách nhiệm của mình, từ đó nâng cao các hành vi văn hóa công sở, thay đổi quan niệm, tác phong làm việc, thay đổi nhận thức và suy nghĩ về thái độ, hành vi ứng xử với mọi người, tiến dần đến chuẩn mực nền hành chính “chuyên nghiệp và hiện đại”.

Đọc thêm

Lan tỏa không khí thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô Văn học - Nghệ thuật

Lan tỏa không khí thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

TTTDD - Trong không khí sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), vừa qua Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội đã tổ chức Hội diễn văn nghệ - Cụm số 5 với sự tham gia của 10 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố.
"Bay qua hồ Gươm" - món quà đặc biệt dành tặng Hà Nội Văn hóa

"Bay qua hồ Gươm" - món quà đặc biệt dành tặng Hà Nội

TTTĐ - Tập thơ "Bay qua hồ Gươm" của nhà thơ, nhà báo Huỳnh Mai Liên là một món quà đặc biệt dành tặng Hà Nội dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Lấy cái nhìn trẻ thơ đầy trong trẻo, những tác phẩm là tiếng nói thủ thỉ tâm tình, là tình yêu Hà Nội gửi gắm qua mỗi thế hệ.
Khắc họa mùa thu Hà Nội đầy hào hùng và lãng mạn Văn hóa

Khắc họa mùa thu Hà Nội đầy hào hùng và lãng mạn

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thực hiện chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Hà Nội những cảm xúc tháng 10".
Triển lãm 100 tài liệu về những ngày tiếp quản Hà Nội Văn hóa

Triển lãm 100 tài liệu về những ngày tiếp quản Hà Nội

TTTĐ - Ngày 3/10, triển lãm “Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản” chính thức mở cửa đón khách tham quan tại Nhà triển lãm (61 Tràng Tiền, Hà Nội).
Người dân và du khách hào hứng với triển lãm "Hà Nội trong tôi" Văn hóa

Người dân và du khách hào hứng với triển lãm "Hà Nội trong tôi"

TTTĐ - Hướng đến kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tại khu vực Hồ Gươm, triển lãm ảnh ngoài trời “Hà Nội trong tôi” được tổ chức trên không gian đi bộ từ ngày 28/9 đến 29/10.
Trải nghiệm đầy tự hào trên vùng đất thiêng Điện Biên Phủ Nhịp điệu cuộc sống

Trải nghiệm đầy tự hào trên vùng đất thiêng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) không chỉ là một địa danh lịch sử mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, sự kiên cường và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 Người Hà Nội

Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

TTTĐ - Tối mai (4/10), tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội sẽ diễn ra đêm khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week Thời trang - Làm đẹp

Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week

TTTĐ - Tuần lễ Thời trang Milan & Paris trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết với sự góp mặt của Jacqueline Thảo Tiên Nguyễn trên cương vị mới - CEO của DAFC. Hơn nữa, Jacqueline Tiên Nguyễn còn đồng hành cùng Marie Trâm Anh và Ashleigh Huỳnh càng làm tăng thêm sức hút của bộ ba mỹ nhân Việt.
Lắng nghe những cây bàng kể chuyện lịch sử hào hùng Văn hóa

Lắng nghe những cây bàng kể chuyện lịch sử hào hùng

TTTĐ - Thiết thực kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Bàng ơi...!”. Loài cây bình dị này cũng là chứng nhân để kể lại những câu chuyện lịch sử hào hùng của Hà Nội và đất nước ta.
Hoàng thành Thăng Long tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc Văn hóa

Hoàng thành Thăng Long tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với các đơn vị tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, triển lãm tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Xem thêm