Tag

Mưa lớn ở trung du và vùng núi Bắc Bộ có khả năng kéo dài đến hết ngày 8/8

Môi trường 03/08/2020 11:19
aa
TTTĐ - Từ ngày 5-8/8, hội tụ gió trên cao có khả năng thiết lập ở vùng núi Bắc Bộ nên mưa lớn ở trung du và vùng núi Bắc Bộ có khả năng kéo dài đến hết ngày 8/8.
Quảng Ninh: Cảnh báo sạt lở, lũ quét và mưa lớn kéo dài ở một số địa phương

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai công tác ứng phó với bão số 2: Chiều 2/8, bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và đi vào các tỉnh Ninh Bình - Thanh Hóa; Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp, tan dần.

Mưa lớn kéo dài đến hết ngày 8/8

Từ 19h ngày 1/8 đến 19h ngày 2/8: Các khu vực trên cả nước có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to lượng mưa phổ biến từ 50-100mm; Riêng các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa lượng mưa phổ biến từ 150-200mm. Một số trạm mưa lớn như: Xím Vàng (Sơn La) 174mm; Đà Bắc (Hòa Bình) 183mm; Đèo Hạ My (Bắc Giang) 195mm; Cẩm Phả (Quảng Ninh) 368mm; Đông Xuyên (Hải Phòng) 171mm; Tiền Hải (Thái Bình) 204mm; Vườn quốc gia Bến Én (Thanh Hóa) 171mm; Hạnh Lâm (Nghệ An) 180mm; Đậu Liêu (Hà Tĩnh) 267mm; Đồng Tâm (Quảng Bình) 258mm.

2553 thiet hai bao so 2 rdgz thumb
Bão số 2 gây mưa lớn và ngập úng

Từ 19h ngày 2/8 đến 7h ngày 3/8: Khu vực Bắc Bộ có nơi mưa vừa, mưa to phổ biến từ 20-40mm, các khu vực khác mưa nhỏ hoặc không mưa. Một số trạm mưa lớn như: Tà Si Láng (Yên Bái) 121mm; Song Mai (Bắc Giang) 127mm; Hạ Bì (Hòa Bình) 88mm; Uông Bí (Quảng Ninh) 108mm; Đoan Tĩnh (Quảng Ninh) 108mm.

Đợt từ 19h ngày 31/7 đến 19h ngày 2/8: Các khu vực trên cả nước có mưa, riêng các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 200-300mm. Một số trạm mưa lớn như: Cẩm Phả (Quảng Ninh) 382mm; Tiền Hải (Thái Bình) 233mm; Vinh (Nghệ An) 255mm; Kỳ Thịnh (Hà Tĩnh) 469mm; Đồng Tâm (Quảng Bình) 388mm; Đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) 224mm; Hòn Đốc (Kiên Giang) 277mm.

Dự báo, do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ bão số 2 kết hợp với rãnh thấp đi qua khu vực Bắc Bộ nối với cơn bão Hagupit ở phía Đông đảo Đài Loan, từ nay đến 5/8, Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, phổ biến 100-250mm/đợt; Khu vực Việt Bắc và Đông Bắc có mưa to đến rất to 200-350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt. Từ ngày 5 - 8/8, hội tụ gió trên cao có khả năng thiết lập ở vùng núi Bắc Bộ nên mưa lớn ở trung du và vùng núi Bắc Bộ có khả năng kéo dài đến hết ngày 8/8.

Tình hình thủy văn và hồ chứa

Các sông khu vực Bắc Bộ: Trên sông Đà, lưu lượng đến hồ Hòa Bình đang dao động theo điều tiết của hồ Sơn La. Mực nước sông Thao, hạ lưu sông Lô và sông Hồng tiếp tục biến đổi chậm. Dự báo đến 7h ngày 4/8 mực nước tại Hà Nội có khả năng ở mức 2,9m.

Hệ thống sông Thái Bình: Mực nước các sông trên hệ thống sông Thái Bình đang dao động do ảnh hưởng của thủy triều. Dự báo đến 19h ngày 3/8, mực nước tại Phả Lại ở mức 1,75m.

Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên: mực nước các sông khả năng lên nhưng còn dưới báo động 1.

Sông Cửu Long: Mực nước sẽ lên theo triều. Đến ngày 6/8, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,40m; tại Châu Đốc ở mức 1,52m.

Tình hình hồ chứa: Các hồ thủy điện lớn ở Bắc Bộ (Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà) dưới mực nước cho phép, riêng hồ Hòa Bình xấp xỉ mực nước cho phép (dưới 0,28m) và hiện đang xuống.

Các hồ thủy điện khu vực miền Trung mực nước còn thấp. Riêng thủy điện Khe Bố trên sông Cả dung tích đạt 90%; hồ Hố Hô mực nước thượng lưu 67,64m/70m (MNDBT), không xả qua tràn do lưu lượng về hồ giảm. Có 204 hồ chứa hư hỏng cần lưu ý và 115 hồ chứa đang thi công.

Về tình hình tích nước: Bắc Trung Bộ đạt 19-53% DTTK, một số hồ đang tích nước cao như: Đồng Bể 71% (Thanh Hóa), hồ Khe Là 99% (Nghệ An), Bộc Nguyên 97% (Hà Tĩnh); Tây Nguyên đạt 40-70% DTTK, một số hồ đang tích nước cao như: Đăk Kan 100%, Đăk Loy 100% (Kon Tum), Ea Soup hạ 100% (Đắk Lắk), Đăk Rtang 100% (Đăk Nông).

Công tác chỉ đạo, ứng phó

Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện số 1021/CĐ-TTg ngày 1/8/2020 chỉ đạo các các Bộ, ngành và địa phương tập trung ứng phó với bão và mưa lũ.

Sáng 2/8/2020, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo công tác ứng phó với bão, mưa lũ; Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai cử đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 2 tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai tổ chức trực ban, thông tin về diễn biến bão, mưa lớn đến các tỉnh để chỉ đạo ứng phó.

Các địa phương đã nghiêm túc thực hiện công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo, tổ chức trực ban nghiêm túc triển khai ứng phó bão số 2.

2 người chết do bão số 2

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh và Bình Định, bão số 2 và mưa lớn do hoàn lưu sau bão đã gây thiệt hại như sau: Hiện đã ghi nhận 2 người chết, 1 nhà bị sập mái (Quảng Ninh); 2.421ha lúa và 21ha hoa màu bị ngập úng (Hà Tĩnh) đến nay nước đã rút hết, không ảnh hưởng đến thu hoạch.

Tại tỉnh Lâm Đồng, mưa lớn ngày 2/8 đã làm 1 người bị thương, ngã đổ 10 cây xanh và sạt lở 1 bờ taluy đất.

2550 1596422980 bao so 2

Tỉnh Cà Mau, mưa kèm dông lốc ngày 2/8 đã làm 3 nhà sập và 13 nhà tốc mái.

Tỉnh Đắk Lắk, mưa lớn từ ngày 31/7 - 1/8 đã làm 931 nhà bị ngập; 183ha lúa, 4.208ha cây trồng bị thiệt hại; 17.070 con gia cầm, 61 con gia súc bị trôi; 28ha ao cá bị thiệt hại; sạt lở 200m đường giao thông.

Tiếp tục khắc phục hậu quả do bão số 2 gây ra

Văn phòng Thường trực, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Công điện số 1021/CĐ-TTg ngày 1/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Kiểm tra rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập, khu vực trũng thấp có nguy cơ xảy ra ngập lụt khi mưa lớn, khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất; phát hiện, xử lý vật cản gây tắc nghẽn dòng chảy.

Các địa phương cần kiểm tra các trọng điểm đê điều xung yếu, các hồ đập bị hư hỏng, xuống cấp, đang thi công; bố trí lực lượng sẵn sàng xử lý sự cố ngay từ giờ đầu; Rà soát, kiểm tra phương án vận hành đảm bảo an toàn công trình, hạ du, tránh để lặp lại tình huống xả lũ bất ngờ gây thiệt hại cho hạ du; Kiểm tra hệ thống kênh mương, cống, trạm bơm sẵn sàng tiêu nước chống úng bảo vệ sản xuất, tiêu thoát nước khu vực đô thị.

Đồng thời, các đơn vị, địa phương tổ chức cảnh báo, canh gác thông tin, sơ tán kịp thời các hộ dân bị nguy hiểm, kiểm soát giao thông qua ngầm tràn, nhất là vận tải hành khách, nghiêm cấm vớt củi, gỗ; Kiểm tra phương án sơ tán dân khỏi các khu vực nguy hiểm, trong đó ưu tiên sơ tán tại chỗ, đồng thời rà soát các điều kiện đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Vĩnh Phúc: Mưa dông, lốc xoáy làm sập xưởng gỗ khiến 21 người thương vong Vĩnh Phúc: Mưa dông, lốc xoáy làm sập xưởng gỗ khiến 21 người thương vong
Tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá Tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá
Cảnh báo mưa lớn, sạt lở đất ở các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Cảnh báo mưa lớn, sạt lở đất ở các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Đọc thêm

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp Môi trường

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang có hướng di chuyển phức tạp.
Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9 Môi trường

Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9

TTTĐ - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15-20km/h.
Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tiếp tục di chuyển theo hướng Tây.
Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h Môi trường

Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h

TTTĐ - Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13h ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15km/h.
Xem thêm