Mặt trận và trách nhiệm trợ giúp người dân giảm nghèo
Có kế hoạch căn cơ để giảm nghèo bền vững 31 hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xây, sửa nhà |
Hình thành các mô hình giúp nhau giảm nghèo bền vững
Tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2024 – 2029 diễn ra chiều 21/8, bà Nguyễn Thị Kim Oanh cho biết, tiếp tục hưởng ứng phong trào “Giảm nghèo bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau”, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên trên địa bàn huyện cần tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp.
Bà Nguyễn Thị Kim Oanh cho hay, với nhiều cách làm mới, sáng tạo, 5 năm qua, MTTQ Việt Nam các cấp huyện Ba Vì đã vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.
Từ nguồn quỹ vận động được, đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa 294 nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở; hỗ trợ hộ nghèo về tư liệu sản xuất phát triển kinh tế, khám chữa bệnh, tặng sổ bảo hiểm xã hội, hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập, hỗ trợ hộ nghèo khó khăn đột xuất, thăm hỏi, tặng quà, chăm lo tết cho người nghèo... với số tiền trên 2 tỷ đồng.
Các đại biểu tham dự Đại hội |
Các tổ chức thành viên đã phát huy tích cực vai trò, trách nhiệm của mình cùng với MTTQ các cấp thực hiện có hiệu quả các hoạt động trợ giúp người nghèo trong thực hiện phong trào “Giảm nghèo bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Chẳng hạn như tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; hỗ trợ hộ nghèo được tiếp cận vay vốn phát triển sản xuất thông qua hoạt động uỷ thác; hướng dẫn các hộ nghèo tham gia chương trình đề án phát triển kinh tế, xã hội, hình thành các mô hình giúp nhau giảm nghèo bền vững...; từ đó, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển kinh tế gia đình, vươn lên trong cuộc sống.
Trong giai đoạn 2019-2024, MTTQ các cấp từ huyện đến cơ sở đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức hơn 500 cuộc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Oanh, nhờ thực hiện tốt phong trào “Giảm nghèo bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau” của MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên trên địa bàn huyện thời gian qua, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Ba Vì từ 1,43% (năm 2019) xuống còn 0,34% (năm 2024), bình quân giảm 0,22%/năm, phấn đấu đến năm 2025, huyện Ba Vì không còn hộ nghèo.
Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ba Vì tham luận |
Thực hiện đồng bộ các giải pháp
Bà Nguyễn Kim Oanh cho rằng, tiếp tục hưởng ứng phong trào “Giảm nghèo bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau”, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên trên địa bàn huyện Ba Vì cần tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp.
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức thành viên, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện về công tác giảm nghèo bền vững. Qua các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị nói dung, MTTQ và các tổ chức thành viên các cấp nói riêng trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững góp phần chăm lo, nâng cao cuộc sống cho Nhân dân, không để hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn không được quan tâm, hỗ trợ.
Tham luận được minh hoạ bằng hình ảnh |
Hai là, phát huy vai trò của tổ tiết kiệm vay vốn, các tổ chức ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội ở cơ sở, đặc biệt là vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc hướng dẫn người dân về kỹ thuật sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, hạn chế tối đa hộ nghèo tái nghèo.
Ba là, định kỳ tổ chức sơ, tổng kết 6 tháng, một năm và cả giai đoạn để đánh giá những kết quả đã đạt được, tồn tại hạn chế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế đưa ra các biện pháp, kế hoạch thực hiện thời gian tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn; kịp thời kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” huyện và các xã, thị trấn.
Bốn là, đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, đề án về an sinh xã hội, giảm nghèo, đồng thời cần huy động sự tham gia của hệ thống chính trị trong việc giám sát, theo dõi để kịp thời nắm bắt, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các đối tượng trục lợi, vi phạm chính sách trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, dự án của Nhà nước, thành phố và của huyện.
Năm là, theo dõi, nắm bắt, đề xuất biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân tích cực ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và công tác an sinh xã hội; đồng thời, chủ động tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền có chính sách khuyến khích và nêu gương các hộ nghèo, hộ cận nghèo vượt khó vươn lên thoát nghèo và thoát nghèo bền vững.