“Lược sử phát triển dân quyền Nhật Bản”- cuốn sách hiếm hoi viết từ những năm 1900 trở về trước
"Người trồng rừng" - cuốn sách được thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên đọc |
Uehara Etsujirō (1877 - 1962) là một chính trị gia người Nhật Bản, tốt nghiệp Đại học Bang Washington năm 1907 và nhận bằng tiến sĩ Kinh tế chính trị năm 1910. Sau khi về nước ông trở thành giáo sư, giảng dạy tại Đại học Meiji, Đại học Rikkyo.
Từ năm 1932 đến năm 1936, ông đảm nhận chức vụ Phó Nghị trưởng Chúng nghị viện. Năm 1946 ông gia nhập Nội các trong vai trò Quốc vụ Đại thần của Nội các Yoshida lần thứ nhất.
Cuốn sách “Lược sử phát triển dân quyền Nhật Bản” |
Trong tác phẩm – Lược sử phát triển dân quyền Nhật Bản, Etsujirō đã trình bày về nguồn gốc cũng như quá trình phát triển chính thể lập hiến Nhật Bản, với mong muốn đóng góp giúp cho nền hiến chính Nhật Bản phát triển, khiến quyền lợi và tự do của người dân Nhật thời bấy giờ cũng như sau này được mở rộng; xây dựng được một chế độ bình đẳng, mỗi cá nhân có thể phát huy được hết tài năng của mình.
Trước đó, hầu hết sử gia và nhà hiến pháp Nhật Bản đều chủ trương sự ra đời của chính thể lập hiến Nhật Bản (tức nền tảng của sự phát triển dân quyền) không phải xuất phát từ đòi hỏi của nhân dân, mà xuất phát từ chính phủ. Trong số quốc dân cũng không ít người đồng thuận với chủ trương ấy.
Theo Uehara Etsujirō, đó là tư duy sai lầm do không khảo xét kỹ càng sự thực lịch sử, cũng như không thấu hiểu rõ nhân tình thế thái. Chính thể lập hiến của Nhật Bản được ra đời không phải nhờ chính phủ, mà là từ một bộ phận quốc dân hay toàn thể quốc dân nỗ lực phấn đấu giành được.
Nguồn gốc chính thể lập hiến Nhật Bản và tư tưởng dân quyền là do quốc dân muốn giải thoát khỏi sự áp bức của các nước Âu Mỹ, giành lấy địa vị bình đẳng, bảo toàn độc lập, chứ không phải do một cá nhân hay một thiểu số người xây dựng lên được. Quốc dân Nhật Bản do chịu sự áp bức của liệt cường, đã dốc hết sức bình sinh, tranh giành địa vị bình đẳng, bảo toàn độc lập, mở rộng quyền tự do hoạt động.
Nhờ thế tư tưởng dân quyền tự nhiên được hoài thai trong nước, được lấy làm nền tảng xây dựng chính thể lập hiến. Còn lý do khiến tư tưởng dân quyền được thúc đẩy và kiện toàn, là vì quốc dân muốn đả phá chế độ giai cấp đặc thù trong nước, muốn đòi thiết lập chế độ tứ dân bình đẳng.
Sự phát triển của chính thể lập hiến Nhật Bản, tuy vẫn còn chậm nhưng vẫn có những tiến triển qua từng năm là điều ai cũng nhận thấy. Chính thể lập hiến của Nhật Bản còn chưa phát triển kiện toàn, có thể là vì quốc dân chưa hiểu hết nguồn gốc cũng như diễn cách xây dựng chính thể lập hiến ở Nhật Bản; Có thể vì quốc dân không có sự hiểu biết một cách triệt để về chính thể lập hiến. Uehara Etsujirō nhìn thấy điểm đó nên mới soạn ra sách này, những mong độc giả thấy được khái lược sự phát triển của nền hiến chính Nhật Bản.
Nhà văn Di Li "Cô đơn trên Everest" |
"Chạy trời không khỏi đau" - nhật kí có thật của một bác sĩ trẻ |
Mở rộng cánh cửa thành công với cuốn sách "Đào thoát khỏi Mê Cung" |