Tag

Lực đẩy để Việt Nam trở thành cường quốc biển vào năm 2045

Doanh nghiệp 10/10/2024 15:21
aa
TTTĐ - Để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển như chủ trương của Đảng, Nhà nước, nhiều giải pháp đồng bộ và táo bạo đang được đặt ra.
Lấn biển: Cú hích phát triển kinh tế mạnh mẽ của các nước

Chiến lược rõ ràng để phát huy “sức mạnh biển”

Trong cuốn sách xuất bản năm 1980, Alfred Thayer Mahan - nhà địa chiến lược và sử gia người Mỹ đã phác thảo “6 điều kiện chính ảnh hưởng đến sức mạnh biển của các quốc gia”. Ông mở đường đột phá tư duy khi cho rằng sức mạnh trên biển mới giúp các nước trở thành cường quốc chứ không phải sức mạnh trên đất liền.

Theo các nhà nghiên cứu, lý thuyết này có thể được giải thích qua 6 điều kiện để một quốc gia trở thành cường quốc biển, gồm: Có vị trí địa lý thuận lợi; Có bờ biển sử dụng được, nhiều tài nguyên thiên nhiên và khí hậu thuận lợi; Có lãnh thổ đủ rộng; Có dân số đủ đông để tự vệ; Có xã hội hướng ra biển và thương mại đường biển; Có một chính phủ đủ năng lực để làm chủ biển.

  Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển

Đối với Việt Nam, một quốc gia ven bờ Biển Đông với vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2, quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta là thực hiện song song hai nhiệm vụ: vừa phát triển bền vững kinh tế biển, vừa bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời mở ra hướng “tư duy đại dương” trong thời đại kinh tế mở và hội nhập toàn cầu.

Tuy nhiên sau 10 năm thực hiện Chiến lược biển kể từ năm 2007, lợi ích thu được từ kinh tế biển của Việt Nam chưa xứng tiềm năng. Điều này đã được PGS.TS Bùi Nhật Quang, nguyên Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đánh giá trong nghiên cứu “Chiến lược biển của một số quốc gia trên thế giới và gợi ý chính sách cho Việt Nam”.

Để tạo sức bật mạnh mẽ hơn cho kinh tế biển Việt Nam, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tiếp tục thông qua Nghị quyết 36/NQ-TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2030 đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng… Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn.

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW đạt được những kết quả nhất định, góp phần phát triển bền vững kinh tế biển; tuy nhiên, vẫn còn không ít khó khăn cần khắc phục. Để tháo gỡ nút thắt này, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách giúp thu hút doanh nghiệp đầu tư, hình thành những dự án lớn để phát triển kinh tế biển. Trong đó, triển khai dự án lấn biển là giải pháp quan trọng giúp mở rộng dư địa phát triển cho các tỉnh thành ven biển hiện nay.

Nỗ lực khai thác tối ưu tài nguyên biển

Nhìn ra thế giới, lấn biển đã trở thành "một hiện tượng toàn cầu" trong hai thập kỷ qua. Trung Quốc đã xác định mục tiêu và các giai đoạn để tiến ra biển, trở thành “cường quốc biển”, lấy xây dựng kinh tế biển làm trung tâm, có quy hoạch tổng thể khai thác biển, sử dụng hợp lý tài nguyên biển và thúc đẩy các ngành sản xuất biển, thực hiện quy hoạch đồng bộ với bảo vệ môi trường biển… Tính đến năm 2021, tổng diện tích các dự án lấn biển của Trung Quốc đã vượt hơn 20.000km2. Diện tích này gần gấp đôi Qatar và xấp xỉ bằng diện tích đất của Israel.

Sân bay Kansai tọa lạc trên hòn đảo nhân tạo giữa vịnh Osaka, Nhật Bản.
Sân bay Kansai tọa lạc trên hòn đảo nhân tạo giữa vịnh Osaka, Nhật Bản.

Ấn Độ đã xây dựng chiến lược phát triển biển nhằm mục tiêu khai thác triệt để tài nguyên biển; đẩy mạnh thương mại biển gồm dịch vụ, vận tải, du lịch. Trong chiến lược phát triển đất nước, Thái Lan cũng đưa ra kế hoạch 4 điểm về biển, gồm: cải thiện hiệu quả quản lý biển; khôi phục và phục hồi các nguồn tài nguyên thiên nhiên; tăng cường năng lực cạnh tranh trong phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên; kiểm soát ô nhiễm và an toàn hàng hải dựa trên tiêu chuẩn quốc tế.

Tại Việt Nam, năm 2024, Nghị định về hoạt động lấn biển chính thức được ban hành nhằm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024, tạo cơ hội mở rộng, khai thác và phát triển hiệu quả quỹ đất quốc gia. Ngày 7/10 vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1117/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, xác định mục tiêu Xây dựng các vùng ven biển thành chỗ dựa vững chắc để tiến ra biển và tạo động lực cho các vùng khác trong cả nước cùng phát triển; Thực hiện lấn biển ở những khu vực thích hợp, không làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học và các giá trị văn hóa - lịch sử tại vùng bờ để tăng thêm không gian, quỹ đất cho phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển…

“Đây là những văn bản pháp lý quan trọng, để hoạt động lấn biển có hành lang pháp lý chuẩn mực. Từ đó, tạo ra không gian thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo nên những công trình đa mục tiêu, đa mục đích, vừa bảo vệ an ninh quốc phòng, vừa sản xuất kinh doanh các lĩnh vực như hàng hải, chế biến thủy sản, năng lượng, dịch vụ du lịch biển, du lịch sinh thái biển...”, TS. Dư Văn Toán, Viện Khoa học Môi trường, Biển và Hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhận định.

Những năm qua, khoảng 80 dự án lấn biển được thực hiện với quy mô khác nhau, trong đó dự án có quy mô lớn tập trung tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Kiên Giang… Các dự án này đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, làm thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn ở khu vực ven biển, hải đảo. Dù chưa thể so sánh với các quốc gia trên thế giới nhưng điều này cũng phần nào cho thấy nỗ lực khai thác tối ưu tài nguyên biển của Việt Nam.

Một góc khu đô thị lấn biển tại TP Rạch Giá, Kiên Giang
Một góc khu đô thị lấn biển tại TP Rạch Giá, Kiên Giang

Nhiều chuyên gia cho rằng, tháo gỡ nút thắt về cơ chế, chính sách cho lấn biển là hướng mở để phát triển kinh tế xã hội, đô thị sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, bảo vệ bờ biển, chống xói mòn, sạt lở do mưa bão hay nước biển dâng... Những đô thị biển được xây dựng sẽ giúp địa phương phát triển du lịch, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân và điểm đến của du khách.

Những diễn biến gần đây trên bản đồ thu hút đầu tư đã cho thấy các địa phương đang rốt ráo bắt tay vào công cuộc tiến ra biển. Sau khi Nghị định về lấn biển có hiệu lực, Bến Tre là một trong những tỉnh đầu tiên công bố sẽ lấn biển 50.000 ha để phát triển kinh tế, chú trọng đô thị biển, khu công nghiệp và các ngành kinh tế biển khác… UBND TP HCM vừa duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, diện tích 2.870 ha, với tổng vốn đầu tư dự kiến gần 9 tỷ USD. Trong khi đó, quy hoạch tỉnh Kiên Giang cũng dự kiến đến năm 2030, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh tăng hơn 4.581ha do đưa vào triển khai xây dựng các dự án lấn biển.

Với hành lang pháp lý hoàn thiện và sự quyết tâm của các tỉnh thành, các dự án ven biển, lấn biển thời gian tới sẽ giúp khai thác tối ưu nguồn tài nguyên biển để đưa Việt Nam phát triển nhanh, bền vững như mục tiêu “Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” đề ra.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Thương hiệu Thái Lan khẳng định vị thế trên đất Việt Nhịp sống phương Nam

Thương hiệu Thái Lan khẳng định vị thế trên đất Việt

TTTĐ - Công ty TNHH Sitto Việt Nam, thành viên của Tập đoàn Sitto Thái Lan ghi dấu ấn đậm nét tại Triển lãm thương mại quốc tế “Top Thai Brands 2025” diễn ra từ ngày 14 đến 17/5/2025 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP HCM.
Công ty VinSpeed đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam Doanh nghiệp

Công ty VinSpeed đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

TTTĐ - Ngày 14/5/2025, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Dự án mong muốn hoàn thành vào năm 2030, đặt nền móng cho công nghiệp đường sắt và tạo động lực phát triển mới cho các địa phương, góp phần đưa kinh tế Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình.
Tỉnh Đồng Nai phạt nặng Công ty Cổ phần Thép Vicasa - VNSteel Doanh nghiệp

Tỉnh Đồng Nai phạt nặng Công ty Cổ phần Thép Vicasa - VNSteel

TTTĐ - UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính và buộc di dời cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch đối với Công ty Cổ phần Thép Vicasa - VNSteel do có hành vi vi phạm về môi trường.
Vinfast Hải Phòng ký kết hợp đồng bảo hiểm trị giá 3 tỷ USD Doanh nghiệp

Vinfast Hải Phòng ký kết hợp đồng bảo hiểm trị giá 3 tỷ USD

TTTĐ - Lễ ký kết Hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro tài sản tổ hợp nhà máy Vinfast Hải Phòng giai đoạn 2025 - 2026 vừa chính thức được triển khai giữa Nhà máy ô tô Vinfast, Công ty môi giới bảo hiểm BeeVN và Liên danh 10 doanh nghiệp bảo hiểm lớn trong nước gồm PVI - Bảo hiểm Bảo Việt - DBV - VBI - PJICO - BIC - TechcomInsurance - BSH - GIC và PTI.
Tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá Doanh nghiệp

Tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

TTTĐ - Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết được kỳ vọng sẽ tạo ra một bước ngoặt lịch sử, mở ra kỷ nguyên đột phá cho khu vực kinh tế năng động, đồng thời khẳng định vai trò không thể thiếu của kinh tế tư nhân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Doanh nghiệp

Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp

TTTĐ - Ngày 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam để lắng nghe, giải quyết các vướng mắc, đề xuất giải pháp thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ.
Petrovietnam tiên phong thúc đẩy hợp tác, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Doanh nghiệp

Petrovietnam tiên phong thúc đẩy hợp tác, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

TTTĐ - Petrovietnam chủ động liên kết với các tập đoàn hàng đầu khu vực công - tư, tạo nên sức mạnh tổng hợp, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bảo hiểm Bảo Việt phối hợp ký hợp đồng nguyên tắc với OICNEW Doanh nghiệp

Bảo hiểm Bảo Việt phối hợp ký hợp đồng nguyên tắc với OICNEW

TTTĐ - Mới đây, Bảo hiểm Bảo Việt cùng liên danh các nhà bảo hiểm đã ký kết hợp đồng nguyên tắc cung cấp dịch vụ bảo hiểm toàn diện cho OICNEW trong các dự án về lĩnh vực y tế triển khai giai đoạn 2026 - 2036, nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp công nghệ cao trong hành trình phát triển bền vững.
Trao nửa triệu hộp sữa cho trẻ em nhân các sự kiện lớn Doanh nghiệp

Trao nửa triệu hộp sữa cho trẻ em nhân các sự kiện lớn

TTTĐ - Vinamilk thực hiện nhiều chương trình hướng đến trẻ em nhân các sự kiện lớn của đất nước như Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam trao tặng nửa triệu hộp sữa đến 11.000 trẻ em khó khăn, tiếp đó, hơn 300.000 sản phẩm cũng đã được Vinamilk gửi đến các em thiếu nhi qua các Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tổ chức trong tháng 4, 5/2025.
Doanh nhân "hiến kế" đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 Doanh nghiệp

Doanh nhân "hiến kế" đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030

TTTĐ - Nghị quyết số 68-NQ/TƯ đặt mục tiêu đạt 2 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2030. Làm thế nào để từ "đòn bẩy" chính sách biến thành hiện thực tăng gấp đôi so với khoảng 1 triệu doanh nghiệp hiện tại? Theo các doanh nhân, điều này đòi hỏi một chiến lược tổng thể, vừa thúc đẩy thành lập mới, vừa nâng cao tỷ lệ tồn tại và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp bằng những giải pháp cụ thể, thực tế.
Xem thêm