Tag

Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực: Những thay đổi quan trọng giáo viên cần lưu ý

Giáo dục 06/07/2020 11:12
aa
TTTĐ - Luật Giáo dục 2019 chính thức có hiệu lực từ 1/7/2020 với nhiều thay đổi với đội ngũ giáo viên. 

Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực: Những thay đổi quan trọng giáo viên cần lưu ý

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS

Đảm bảo sách giáo khoa đến tay phụ huynh, giáo viên trước ngày 15/8/2020

Hoàn Kiếm tuyên dương giáo viên, học sinh giỏi năm học 2019 – 2020

Sẽ không còn "biên chế" như truyền thống

Biên chế hay còn gọi là hợp đồng không xác định thời hạn. Loại hợp đồng này được quy định tại Điều 25 Luật Viên chức năm 2010. Theo đó, biên chế được áp dụng với các trường hợp cụ thể bao gồm: Sau khi thực hiện xong hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 - 36 tháng; Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện; Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc ở đơn vị sự nghiệp đó.

Tuy nhiên từ ngày 1/7/2020, theo quy định tại khoản 2, Điều 2, Luật sửa đổi Luật Viên chức năm 2019 thì biên chế chỉ còn áp dụng cho các đối tượng: Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020; Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

Điều này đồng nghĩa với việc những giáo viên được tuyển dụng mới từ ngày 1/7 sẽ phải ký hợp đồng có thời hạn, tức là không còn được hưởng "chế độ" biên chế. Quy định này cũng áp dụng với các công chức trong các ban ngành khác.

Lương cơ sở sẽ chưa thể tăng theo lộ trình, phụ cấp thâm niên bị loại bỏ

Tại kỳ họp thứ 9 vào ngày 19/6 vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết của cuộc họp. Nội dung Nghị quyết có đoạn viết: Quốc hội đồng ý chưa điều chỉnh mức lương cơ sở với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 01/7/2020

Quyết định này đã đồng nhất với đề nghị của Chính phủ nhằm chung tay chia sẻ với người dân cả nước về những khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Như vậy, mức lương cơ sở của các thầy cô giáo vẫn giữ nguyên ở mức 1,49 triệu đồng/tháng sau thời điểm 1/7. Việc điều chỉnh mức lương này sẽ được Chính phủ cân nhắc đề xuất vào thời gian phù hợp.

Thêm vào đó, theo Luật Giáo dục 2019, phụ cấp thâm niên sẽ không còn sau ngày 30/6. Điều này có nghĩa là từ ngày 1/7, giáo viên sẽ không còn được hưởng phụ cấp thâm niên nghề nữa. Đây cũng là tinh thần về cải cách tiền lương nêu tại Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Trước đó, theo quy định tại Điều 76, Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, trong cơ cấu tiền lương của nhà giáo, ngoài tiền lương còn có phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các loại phụ cấp khác.

Giáo viên tiểu học phải có bằng đại học trở lên

Từ 1/7/2020, giáo viên tiểu học phải có bằng đại học trở lên. Đặc biệt, Điều 76, Luật Giáo dụ‌c 2019 cũng đã bỏ phụ cấp thâm niên nghề ra khỏi các chế độ dành cho giáo viên. Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn của giáo viên được thực hiện từ ngày 1/7/2020 đến hết ngày 31/12/2030 với 2 giai đoạn: Từ 1/7/2020 đến hết ngày 31/12/2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên phải thực hiện nâng trình độ chuẩn đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp.

Từ 1/1/2026 đến hết 31/12/2030, thực hiện nâng chuẩn đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên của các cơ sở giáo dục đạt trình độ chuẩn theo quy định.

Theo đó, giáo viên mầm non phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên; Giáo viên tiểu học, THCS, THPT có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên (thay vì chỉ cần có bằng trung cấp với giáo viên mầm non và tiểu học, cao đẳng với giáo viên THCS như hiện nay).

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học, phải có bằng thạc sĩ. Có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.

Sinh viên sư phạm làm trái ngành sẽ phải hoàn trả học phí

Trước đây, học sinh, sinh viên thuộc khối sư phạm được miễn học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khoá học. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 4, Điều 85, Luật Giáo dục, nhóm đối tượng này có thể phải bồi hoàn nếu sau 2 năm ra trường không làm trong ngành giáo dục hoặc không công tác đủ thời gian quy định.

Cụ thể nội dung quy định như sau: Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời gian hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.

Đọc thêm

Học sinh là trung tâm trong đổi mới giáo dục Giáo dục

Học sinh là trung tâm trong đổi mới giáo dục

TTTĐ - Chú trọng chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn, giáo dục truyền thống yêu nước thông qua chương trình giáo dục lịch sử địa phương, tạo điều kiện để triển khai các mô hình giáo dục STEM trong các tiết học… là đổi mới trong phương pháp dạy học của toàn ngành Giáo dục Thủ đô, hướng tới xây dựng trường học phát triển toàn diện.
“Đặc sản” giáo dục Tây Hồ Giáo dục

“Đặc sản” giáo dục Tây Hồ

TTTĐ - Trong bối cảnh giáo dục ngày càng chú trọng đến sự phát triển toàn diện, Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) đã triển khai các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa địa phương, nhằm bồi dưỡng tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc và gắn bó với quê hương cho học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở. Những chương trình này không chỉ giúp các em hiểu biết thêm về di sản văn hóa của Tây Hồ mà còn tạo động lực học tập, góp phần vào sự phát triển của ngành Giáo dục Thủ đô.
Sẵn sàng hội nhập và phát triển Giáo dục

Sẵn sàng hội nhập và phát triển

TTTĐ - Được thành lập vào năm 2010, Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội (FBU) được biết đến là một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu trong đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhà trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển với triết lý giáo dục tập trung vào tính thực tiễn, thái độ đúng mực và kiến thức sâu rộng, kỹ năng đa dạng mang đến cho người học những giá trị thiết thực nhất để tự tin bước vào thị trường lao động.
Nơi nuôi dưỡng tình yêu thương và sáng tạo Giáo dục

Nơi nuôi dưỡng tình yêu thương và sáng tạo

TTTĐ - Trường Mầm non Bình Minh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) dù mới đi vào hoạt động từ tháng 7/2024, đã nhanh chóng tạo dấu ấn riêng trong ngành Giáo dục mầm non của Thủ đô. Với phương châm “Nơi nào có tình yêu thương, nơi ấy có những điều kỳ diệu”, nhà trường không chỉ mang đến môi trường giáo dục thân thiện, sáng tạo mà còn giúp trẻ em phát triển hài hòa về cả thể chất và tinh thần.
Khẳng định thương hiệu, đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao Giáo dục

Khẳng định thương hiệu, đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao

TTTĐ - Sáng nay (12/11), Trường Trung cấp nghề Giao thông Công chính Hà Nội long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và Kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).
Ngành Giáo dục Thủ đô đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất Giáo dục

Ngành Giáo dục Thủ đô đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

TTTĐ - Ghi nhận thành tích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Xây dựng Hà Nội sớm trở thành trung tâm giáo dục trọng điểm trong nước và khu vực* Giáo dục

Xây dựng Hà Nội sớm trở thành trung tâm giáo dục trọng điểm trong nước và khu vực*

TTTĐ - Sáng 12/11, tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), đồng chí Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã dành cho ngành nhiều lời nhắn nhủ ý nghĩa.
Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc* Giáo dục

Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc*

TTTĐ - Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương đã có diễn văn xúc động ôn lại hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của lớp lớp thế hệ thầy và trò.
Tô thắm thêm bức tranh giáo dục của Thủ đô trong giai đoạn mới Giáo dục

Tô thắm thêm bức tranh giáo dục của Thủ đô trong giai đoạn mới

TTTĐ - 70 năm đã trôi qua nhưng hào khí của ngày 10/10/1954 vẫn còn vang vọng mãi trong lòng mỗi người dân Hà Nội. Đó là ngày mà cả Thủ đô bừng sáng, khi đoàn quân chiến thắng trở về trong niềm hân hoan của hàng vạn người dân.
Những bức ảnh “kể chuyện” 70 năm ngành Giáo dục Thủ đô Giáo dục

Những bức ảnh “kể chuyện” 70 năm ngành Giáo dục Thủ đô

TTTĐ - Triển lãm ảnh với chủ đề “Xưa và Nay” là một trong những hoạt động kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục Thủ đô do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp với báo Tuổi trẻ Thủ đô thực hiện.
Xem thêm