Tag

Lớp doanh nhân đi trước nói gì về Bà Nà?

Du lịch 18/06/2019 15:16
aa
TTTĐ - Không ít doanh nhân hơn một thập kỷ trước đã “bươn chải” trên đỉnh núi Chúa của Đà Nẵng nhưng chưa tìm thấy thành công. Cũng nhiều người ôm hoài bão đánh thức vùng đất thiên đường đó, nhưng đành từ bỏ bởi nhiều khó khăn không vượt qua nổi. Sau 10 năm lặng lẽ đứng sau sự vươn mình bừng tỉnh của Bà Nà, họ- những người Bà Nà xưa cũ ấy – lại thầm lặng mừng vui cho vùng đất mình đau đáu yêu thương.

Lớp doanh nhân đi trước nói gì về Bà Nà?

Ông Đặng Văn Mười – Chủ khách sạn Lệ Nim trên đỉnh Bà Nà

Bài liên quan

Ra mắt show nghệ thuật đẳng cấp quốc tế "Vũ hội Ánh dương" tại Bà Nà Hills

Chỉ cần nhìn ekip sáng tạo này là đủ thấy “Vũ hội Ánh Dương” sẽ hoành tráng cỡ nào

Giám đốc Bà Nà Hills bật mí kế hoạch táo bạo của “Khu du lịch hàng đầu Việt Nam”

Chủ tịch HĐQT Sun Group hé lộ “nước cờ hay”

Cựu tay vợt số 1 thế giới từng giành giải 18 Grand Slam trải nghiệm Bà Nà Hills

10 năm Bà Nà và ký ức của người mở lối xây cáp treo

Rót tâm huyết cho vùng núi Chúa

Ngồi bên cạnh chúng tôi trong một quán cafe tĩnh lặng giữa Đà thành nhộn nhịp, ông Đặng Văn Mười – Chủ khách sạn Lệ Nim trên đỉnh Bà Nà, cũng là một trong những doanh nhân đầu tiên mạnh dạn đầu tư lên Bà Nà 20 năm trước bảo: Tới tận lúc này, ông vẫn nuối tiếc tiềm năng to lớn của vùng đất ấy.

“Nét cố kính trên vẻ điêu tàn ghi hằn dấu ấn thời gian của những ngôi biệt thự xây dựng từ thời Pháp, những bìa rừng nguyên sơ như cả trăm năm vẫn vậy; hay đơn giản chỉ là những cái khẽ rùng mình khi sương lạnh len qua áo khoác. Khí hậu ôn hòa, cảnh từ Núi Chúa nhìn về Đà Nẵng đẹp như một bài thơ…”, nét mặt ông Mười như trẻ lại hàng chục tuổi khi nhắc về Bà Nà xưa, về một thời đam mê.

Ông Nguyễn Vọng – một doanh nhân khác cũng từng bị hút hồn bởi vẻ đẹp và tiềm năng quá lớn của mảnh bình nguyên trên đỉnh núi Chúa mà chấp nhận đổ tiền của, công sức, với mong muốn đánh thức Bà Nà.

Lớp doanh nhân đi trước nói gì về Bà Nà?

“Điểm hấp dẫn của Bà Nà khi ấy là sự hoang sơ đến thuần khiết. Không khí trong trẻo, cảnh quan thì quá đẹp khi có những biệt thự cổ kính nằm nép bên những đồi thông cổ thụ. Bốn bề chim thú và hoa rừng tạo nên một thế giới khác biệt hẳn với thành phố ồn ào,” ông Vọng nhớ lại.

Và một trong những lý do không kém phần quan trọng để hai doanh nhân này quyết định “xuống tiền” tái thiết lại thời kỳ hoàng kim cho Bà Nà là vị trí địa lý vô cùng đắc địa của nó cũng như những động thái tích cực từ phía “thành phố sông Hàn”.

Nhìn trên địa đồ, Bà Nà chỉ cách trung tâm Đà Nẵng 40 cây số, một khoảng cách không quá xa để đi du lịch trong ngày. Thêm vào đó, trong quyết tâm hồi sinh khu nghỉ mát xưa, lãnh đạo Đà Nẵng bấy giờ đã phê duyệt một quỹ đất lớn trên đỉnh, một mặt kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư; mặt khác cũng xây dựng hẳn một tuyến đường ô tô từ quốc lộ 1 lên chân núi và khôi phục con đường từ An Lợi lên đỉnh núi Chúa. Tính tới năm 2003, tuyến đường mòn lên đỉnh núi đã được mở rộng thêm gần 1m với 28 điểm cua và các hành lang an toàn.

Tiềm năng du lịch lớn cộng với điều kiện hạ tầng đang từng bước được cải thiện là những yếu tố khiến cho những nhà đầu tư như ông Vọng và ông Mười tin tưởng vào tương lai sáng lạn trên bình nguyên Bà Nà.

Lớp doanh nhân đi trước nói gì về Bà Nà?

“Ban đầu tôi cũng xác định, mình làm ở đây trước là vì đam mê, tâm huyết, muốn giữ cái đẹp nơi này. Về sau, nhu cầu của khách du lịch tăng lên thì chúng tôi mới đầu tư lớn hơn,” ông Mười chia sẻ.

Cũng với lý do tương tự, ông Nguyễn Vọng đã xây dựng nhiều nhà nghỉ, khu thể thao, khu dã ngoại để phục vụ du khách.

Tính tổng thể trong giai đoạn 1997-2007, tại khu vực đỉnh đã có 3 điểm lưu trú, nghỉ dưỡng quy mô vài chục phòng. Một doanh nghiệp nhà nước là Công ty du lịch Danatour khi đó cũng đã đầu tư cáp treo loại nhỏ dài 1,5km qua lại từ đồi Vọng Nguyệt đến đỉnh Bà Nà từ năm 1999.

Những tưởng với sự đầu tư này, Bà Nà sẽ vươn mình trở thành một “Đà Lạt miền Trung” thu hút du khách cả trong và ngoài nước. Nhưng thực tế chẳng như lòng người mong đợi...

Lực cản từ… giao thông

Đối với những người làm du lịch tại Bà Nà thời điểm ấy, con đường dẫn lên khu du lịch mặc dù đã được đầu tư chỉnh trang nhưng vẫn là một nỗi ám ảnh kinh hoàng.

Ông Nguyễn Vọng vẫn còn nhớ như in những khúc cua tay áo gấp đến nghẹt thở trên từng đoạn đèo: “Đường xá rất nguy hiểm ngay cả với những tay lái cứng nhất.”

Còn ông Mười thậm chí gọi cung di chuyển này bằng cái tên cũ rích hơn 100 năm về trước: Đường phu kiệu. “Ngày xưa, để lên Bà Nà, các bà đầm của quan chức Pháp vẫn được phu kiệu An Nam khênh lên núi. Thời điểm đầu những năm 2.000 mặc dù không còn cảnh này nhưng để ngồi ôtô vượt những khúc cua cũng cần phải có lòng can đảm rất lớn,” vị doanh nhân kể lại.

Cũng vì giao thông quá khó khăn, ông Mười đã phải mất đúng 8 năm ròng để hoàn tất việc xây dựng các công trình của mình. Toàn bộ việc vận chuyển nguyên vật liệu lên núi đều phải được thực hiện thủ công bằng sức người.

Lớp doanh nhân đi trước nói gì về Bà Nà?

Cũng vì con đường quá khủng khiếp ấy nên lượng khách đến với Bà Nà trong 10 năm này rất khiêm tốn. Trong hồi ức của mình, nguyên Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng Dương Thị Thơ đã viết những dòng rất thật: “Dù cố gắng đến đâu, lượng khách đến Bà Nà cả năm cũng chỉ đạt mốc 20.000 bởi vì con đường quanh co khiến du khách lo sợ. Vào mùa đông hầu như chỉ có nhân viên canh giữ.”

Thêm nữa, việc chỉ khai thác được du lịch vào 3 tháng hè khiến cho tình trạng của các doanh nghiệp càng trở nên… bi đát.

“Thời gian ấy, chúng tôi cung cấp đủ các dịch vụ từ lưu trú, dã ngoại, café, khu vui chơi thể thao nhưng lượng khách vẫn rất ít. Cả 3 đơn vị khác như Dana tour, Lệ Nim và Ba Na By Night cũng trong tình cảnh tương tự. Vấn đề giao thông trở thành lực cản rất lớn với tất cả các doanh nghiệp đầu tư tại đỉnh núi này,” ông Nguyễn Vọng giải thích.

“Bà Nà cần một cú hích và chúng tôi ủng hộ”

Khi Đà Nẵng kêu gọi Sun Group đầu tư xây dựng lại Bà Nà, niềm vui xen lẫn nỗi buồn với những người đau đáu cho sự phát triển của nơi họ yêu như máu thịt của mình. Ông Mười kể: “Buồn lắm chứ, đó là tâm huyết của mình mà. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng rất vui vì lúc này thực sự Bà Nà đang cần có một cú hích, một tập đoàn có năng lực tài chính mạnh để nó phát triển được đúng tầm, từ đó kéo cả ngành du lịch của thành phố lên mức độ tương xứng”.

“Còn tôi, trước năm 2007, cũng đã nghĩ đến và có đề xuất với thành phố cần xem xét để xây dựng một tuyến cáp treo từ chân núi lên đỉnh Bà Nà, đồng thời đầu tư con đường từ Hòa Khánh lên Hòa Ninh. Có như thế Bà Nà mới phát triển được. Vì vậy, khi biết chủ đầu tư mới sẽ đầu tư cáp treo vượt lên núi, tôi rất vui và hy vọng dự án sẽ thành công”, ông Nguyễn Vọng thẳng thắn.

10 năm sau khi dừng kinh doanh ở Bà Nà, ông Vọng và ông Mười trở lại thăm núi Cấm. Những người Bà Nà xưa ấy đã thấy miền đất họ đau đáu một thời thay đổi rực rỡ, trong một hình hài mang tầm quốc tế. Họ nhẹ lòng, bởi tâm huyết của mình năm nào, giờ đã được một doanh nghiệp có tiềm năng tiếp bước, phát triển.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Công nghiệp văn hóa: Cơ hội vàng cho thanh niên lập thân, lập nghiệp Văn hóa

Công nghiệp văn hóa: Cơ hội vàng cho thanh niên lập thân, lập nghiệp

TTTĐ - Hà Nội luôn đề cao những phát triển mới trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Với việc xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Công nghiệp Văn hóa khẳng định đây không chỉ là bước đi chiến lược nhằm hiện thực hóa tầm nhìn “Thành phố sáng tạo” mà còn mở ra vô vàn cơ hội cho giới trẻ khẳng định bản thân, phát triển sự nghiệp trên nền tảng văn hóa dân tộc kết hợp đổi mới sáng tạo.
Điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ hồ Gươm Văn hóa

Điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ hồ Gươm

TTTĐ - Dịp nghỉ Giỗ Tổ và nghỉ lễ 30/4, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và khu vực phố cổ, nhằm tạo điểm đến hấp dẫn, kích cầu du lịch.
Háo hức, mong chờ trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội Nghệ thuật

Háo hức, mong chờ trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội

TTTĐ - "Tôi cảm thấy vô cùng háo hức, hào hứng và mong chờ trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội", bạn Lại Diễm Quỳnh - một nhân viên tại công ty truyền thông ở Hà Nội vui vẻ chia sẻ.
Phù điêu Kala Núi Bà: Bảo vật quốc gia đầu tiên của Phú Yên Văn hóa

Phù điêu Kala Núi Bà: Bảo vật quốc gia đầu tiên của Phú Yên

TTTĐ - Phù điêu Kala Núi Bà, tuyệt tác điêu khắc đá độc bản thế kỷ XIV, biểu tượng văn hóa Champa vừa được vinh danh bảo vật quốc gia. Hiện vật quý hiếm này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Phú Yên, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo của vùng đất này.
Phát huy nguồn lực di sản, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Nghệ thuật

Phát huy nguồn lực di sản, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Trên cơ sở thực tiễn công tác quản lý, khai thác phát huy giá trị của di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám chia sẻ về một số nội dung phát huy nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa.
Bước đột phá lan tỏa thương hiệu văn hóa của Thủ đô Văn hóa

Bước đột phá lan tỏa thương hiệu văn hóa của Thủ đô

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, những lĩnh vực công nghiệp văn hóa (CNVH) ở Thủ đô không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng danh tiếng và thương hiệu của thành phố, tạo ra cơ hội việc làm và thu hút du khách.
Hội tụ, lan toả, tạo bứt phá cho công nghiệp văn hoá Văn hóa

Hội tụ, lan toả, tạo bứt phá cho công nghiệp văn hoá

TTTĐ - Theo Luật Thủ đô 2024, TP Hà Nội được xây dựng Trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực có vị trí phù hợp quy hoạch. Đây là một điểm mới được gửi gắm nhiều kỳ vọng sẽ đem đến cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hoá Thủ đô. Vì vậy, không chỉ chính quyền thành phố (TP) mà đông đảo người dân, doanh nghiệp đều đang mong đợi những quy định đặc thù của Luật Thủ đô sẽ sớm được hiện thực hoá.
Hà Nội có nhiều không gian tiềm năng chuyển đổi thành khu thương mại văn hoá Văn hóa

Hà Nội có nhiều không gian tiềm năng chuyển đổi thành khu thương mại văn hoá

TTTĐ - Khu thương mại, văn hóa là một không gian với các hoạt động văn hóa, thương mại được gắn kết để làm động lực phát triển công nghiệp văn hóa. Tại Hà Nội, hiện có nhiều không gian có tiềm năng chuyển đổi thành khu thương mại văn hóa như khu vực phố cổ Hà Nội, khu ẩm thực đảo Ngọc - Ngũ Xã… Nếu hình thành khu phát triển thương mại và văn hoá sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của Thủ đô ngày càng tăng trưởng.
Cơ hội cho giới trẻ và nền kinh tế sáng tạo Văn hóa

Cơ hội cho giới trẻ và nền kinh tế sáng tạo

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đặt ra những cơ chế, chính sách để xây dựng những khu vực không chỉ phục vụ phát triển kinh tế mà còn giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô Hà Nội. Đây không chỉ là một phần của quá trình đô thị hóa mà còn mang lại cơ hội lớn cho giới trẻ và nền kinh tế sáng tạo của thành phố.
Phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII Văn hóa

Phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII

TTTĐ - Chiều 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".
Xem thêm