Tag

Lọc hóa dầu Bình Sơn - BSR: Từng bước vượt bão kép

Kinh tế 22/05/2020 09:44
aa
TTTĐ - Trước bối cảnh khó khăn kép từ giá dầu thô giảm mạnh và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn - BSR đã đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm đưa công ty vượt qua thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử.

Lọc hóa dầu Bình Sơn - BSR: Từng bước vượt bão kép

BSR luôn linh hoạt điều chỉnh công suất vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất theo nhu cầu thị trường

Bài liên quan

Tỉnh Quảng Ngãi đồng hành cùng BSR "vượt cơn bão kép"

Công tác phòng chống dịch Covid-19 ở BSR vẫn được đảm bảo

BSR đạt 25 triệu giờ công an toàn

BSR bàn giao 2 công trình an sinh xã hội giá trị trên 5 tỷ đồng

Quảng Ngãi: BSR khánh thành công trình Trường mầm non Đức Phong

Lợi nhuận BSR đạt trên 2.873 tỷ đồng sau kiểm toán

Dầu khí toàn cầu lao đao

Dầu khí là ngành công nghiệp bị “tàn phá” bởi cả dịch Covid-19 và việc giá dầu giảm sâu. Vậy nên, hậu quả mà ngành này phải gánh chịu là vô cùng nặng nề.

Chỉ trong 4 tháng kể từ khi dịch bệnh bùng phát, hàng loạt tập đoàn dầu khí đa quốc gia, các công ty lọc dầu lớn trên thế giới đã rơi vào thua lỗ, giảm công suất, giảm hoạt động đầu tư, thậm chí nhiều nhà máy đã phải đóng cửa.

Theo thông tin từ các hãng thông tấn Reuters, Bloomberg và hãng tin Platts, đầu tháng 5, Exxon Mobil Corp - tập đoàn dầu khí hàng đầu Mỹ thông báo lỗ 610 triệu USD trong quý I/2020, do giảm giá hàng tồn kho gần 3 tỷ USD. Con số thảm hại so với mức lợi nhuận 2,35 tỷ USD có được cùng kỳ năm ngoái của tập đoàn này.

ConocoPhillips - một tập đoàn năng lượng khác của Mỹ ghi nhận mức lỗ ròng 1,74 tỷ USD. Trong khi một tập đoàn dầu khí hùng mạnh khác là BP của Anh cũng thông báo lỗ ròng 4,4 tỷ USD. Đây là một tổn thất quả lớn trong lịch sử của ngành dầu khí toàn cầu.

Shell - một tập đoàn dầu khí đa quốc gia của Anh và Hà Lan dự kiến tạm dừng hoạt động nhà máy lọc dầu công suất 110.000 thùng/ngày tại Philippines trong vòng một tháng, do nhu cầu nhiên liệu giảm mạnh và biên lợi nhuận thấp ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Nhà máy lọc dầu Phillips 66 của Hoa Kỳ đã báo cáo lỗ ròng 2,50 tỷ USD trong quý I, so với khoản lãi 204 triệu USD so với cùng kỳ năm trước và 736 triệu USD vào quý liền trước. Tập đoàn SK - Hàn Quốc, chủ sở hữu các nhà máy lọc dầu hàng đầu Hàn Quốc đã báo cáo khoản lỗ 1.800 tỷ won, tương đương 1,5 tỷ USD trong quý đầu năm nay.

Trong bối cảnh đó, các nhà máy lọc dầu trong nước cũng bị tổn thất nặng nề. Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn - đơn vị quản lý và vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - vừa ghi nhận quý I lợi nhuận âm 2.332 tỷ đồng, nguyên nhân chính đến từ giảm giá lượng hàng tồn kho quá lớn.

Dung Quất từng bước vượt khó

Dẫu vậy, xem xét trong tương quan với nhiều nhà máy lọc dầu trên thế giới, có thể nhận thấy những nỗ lực đáng ghi nhận của BSR trong ổn định sản xuất kinh doanh, cũng như giảm thiểu những tác hại kép chưa từng có trong lịch sử.

BSR gắng sức tận dụng các cơ hội để mua dầu thô theo chuyến (SPOT) trong nước có giá hấp dẫn
BSR gắng sức tận dụng các cơ hội để mua dầu thô theo chuyến (SPOT) trong nước có giá hấp dẫn

Tổng Giám đốc BSR Bùi Minh Tiến cho biết: Với vai trò quan trọng là doanh nghiệp sản xuất đáp ứng gần 40% nhu cầu xăng dầu cho quốc gia, vừa là công cụ điều tiết ổn định thị trường, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã từng bước vượt qua khó khăn, đi lên từ khủng hoảng kép. Có nhiều thời điểm Công ty phải đứng trước nguy cơ dừng nhà máy một thời gian. Tuy nhiên, bằng tất cả sự quyết tâm, nỗ lực, BSR vẫn duy trì vận hành nhà máy liên tục, an toàn và cung ứng ra thị trường sản phẩm đạt chất lượng.

Để nhà máy vận hành liên tục, công ty đã áp dụng nhiều gói giải pháp đồng bộ như: giải pháp quản trị, điều hành trong điều kiện thị trường bất bình thường, giải pháp về nguồn nguyên liệu kết hợp kinh doanh sản phẩm, giải pháp về tối ưu chế độ vận hành theo thị trường sản phẩm, giải pháp về quản trị dòng tiền, tiết giảm chi phí…

Một trong các giải pháp nêu trên là linh hoạt điều chỉnh công suất nhà máy theo nhu cầu thị trường, giải phóng hàng tồn kho giá cao càng nhanh càng tốt để có chỗ chứa các lô dầu thô giá thấp. “Chúng tôi sẽ tối đa tiêu thụ dầu thô dài hạn trong nước để tăng liên kết chuỗi lợi ích trong ngành. Ngoài ra, BSR sẽ tìm cơ hội mua theo chuyến (SPOT) dầu thô trong nước có giá hấp dẫn” - ông Tiến cho biết.

Giải pháp tiếp theo là bám sát thị trường, tăng cường việc dự báo, phân tích, tối ưu hóa sản phẩm, tìm cơ hội bán sản phẩm trung gian có giá trị cao để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiêu biểu như trong tháng 4/2020, BSR bán cho Huyndai Bank Oil 18.000 m3 LCO (sản phẩm trung gian), giúp mang lại hiệu quả cao hơn khoảng gần 15 tỷ đồng so với xuất bán khối lượng tương ứng dầu DO.

Giải pháp căn cơ tiếp theo để giúp BSR vượt qua giai đoạn khó khăn là tiết giảm triệt để chi phí sản xuất kinh doanh. BSR đã rà soát, tiết giảm khoảng 23,3%, tương ứng 1.450 tỷ đồng so với kế hoạch đã được phê duyệt.

“Để có dòng tiền cho hoạt động, chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng để vay ngắn hạn với lãi suất ưu đãi. Nhờ đó, cùng với các giải pháp tiết giảm chi phí, dừng giãn các hạng mục đầu tư chưa cần thiết, tích cực trong công tác bán hàng và thu hồi công nợ, đến nay Công ty vẫn đảm bảo dòng tiền cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là việc đảm bảo thanh toán tiền mua dầu thô đúng hạn” - Tổng Giám đốc BSR Bùi Minh Tiến nhấn mạnh.

Với những giải pháp đồng bộ từ quản trị, điều hành, tài chính, sản xuất kinh doanh, Lọc dầu Dung Quất không những duy trì vận hành, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, mà còn gián tiếp hỗ trợ các mỏ dầu ở thềm lục địa Việt Nam không phải dừng hoạt động, các đơn vị làm dịch vụ cho BSR cũng có cơ hội việc làm, duy trì công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động.

Mặc dù khó khăn phía trước vẫn còn nhiều, lãnh đạo BSR kỳ vọng khi dịch bệnh ở Việt Nam đã được kiểm soát, nền kinh tế đang phục hồi, mọi hoạt động của người dân cũng trở lại bình thường và trên thế giới các nước cũng đang tiến hành dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa, tập trung khôi phục kinh tế, cộng với sự "ấm lên" của thị trường dầu mỏ trong tháng 5 và các tháng tiếp theo sẽ giúp công ty sớm khắc phục được các tổn thất và tận dụng cơ hội khôi phục hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Quảng Nam: Đa dạng sản phẩm OCOP tại triển lãm năm 2025 Nông thôn mới

Quảng Nam: Đa dạng sản phẩm OCOP tại triển lãm năm 2025

TTTĐ - Tối 15/5, tỉnh Quảng Nam chính thức khai mạc Triển lãm trưng bày sản phẩm OCOP và nông nghiệp đặc trưng năm 2025, thu hút sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp và người dân tại Quảng trường 24/3, thành phố Tam Kỳ.
Tối ưu hiệu quả chăn nuôi bằng khoa học công nghệ Nông thôn mới

Tối ưu hiệu quả chăn nuôi bằng khoa học công nghệ

TTTĐ - Sáng 16/5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị “Khoa học và Công nghệ Chăn nuôi năm 2025”. Sự kiện không chỉ là diễn đàn học thuật chuyên sâu mà còn là cầu nối hiệu quả giữa nhà khoa học, giảng viên, sinh viên và doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi.
Cần chính sách đột phá, đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp

Cần chính sách đột phá, đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp tư nhân

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự bứt phá, cần có những cơ chế, chính sách mang tính đột phá, tháo gỡ các rào cản về thể chế, nguồn lực và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Tăng cường xử lý vi phạm trên sàn thương mại điện tử Nhịp sống phương Nam

Tăng cường xử lý vi phạm trên sàn thương mại điện tử

TTTĐ - Cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn và giải quyết triệt để tình trạng hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng trên môi trường thương mại điện tử.
Khó quản doanh nghiệp nếu thanh, kiểm tra 1 lần/năm? Doanh nghiệp

Khó quản doanh nghiệp nếu thanh, kiểm tra 1 lần/năm?

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội bày tỏ đồng tình việc hạn chế tiền kiểm, chuyển dần sang hậu kiểm nhưng lo ngại việc giảm thanh, kiểm tra, thậm chí miễn, sẽ khó phát hiện vi phạm của doanh nghiệp...
Tập đoàn IPPG tìm hiểu về Khu thương mại tự do tại Đồng Nai Kinh tế

Tập đoàn IPPG tìm hiểu về Khu thương mại tự do tại Đồng Nai

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức hoan nghênh Tập đoàn IPPG đến tìm hiểu đầu tư, đồng thời yêu cầu các sở, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp cùng trao đổi, bàn bạc những vấn đề cụ thể, hướng tới xây dựng thành công một khu thương mại tự do trên địa bàn.
Standard Chartered hợp tác với REE thúc đẩy vai trò lãnh đạo hòa nhập và bình đẳng giới tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Standard Chartered hợp tác với REE thúc đẩy vai trò lãnh đạo hòa nhập và bình đẳng giới tại Việt Nam

TTTĐ - Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, hợp tác với Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) gần đây đã tổ chức tọa đàm cấp cao về chủ đề “Định hình tương lai vai trò lãnh đạo của phụ nữ tại Việt Nam” tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều chính sách đột phá, chưa có tiền lệ cho kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Nhiều chính sách đột phá, chưa có tiền lệ cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đánh giá của đại biểu Quốc hội, Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp mang tính chất đột phá, chưa có tiền lệ dành cho kinh tế tư nhân. Người dân và doanh nghiệp hết sức quan tâm, mong đợi các chính sách này sớm được cụ thể hóa.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho ý kiến về nguyên tắc, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án Kinh tế

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho ý kiến về nguyên tắc, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo 751 (theo Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 11/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ) với lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương về nguyên tắc, giải pháp dự kiến giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng, vào chiều 15/5.
Ngày 16/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Ngày 16/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Sáng mai 16/5, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân...
Xem thêm