Tag

Lễ hội chùa Hương - điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt

Người Hà Nội 20/01/2025 12:03
aa
TTTĐ - Điểm nổi bật của Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025 là Ban Tổ chức tiếp tục tập trung đổi mới công tác tổ chức lễ hội với mục tiêu hướng đến khẳng định Chùa Hương là một điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Kiểm tra bảo đảm an toàn PCCC tại lễ hội chùa Hương 2024 Hàng vạn du khách trảy hội chùa Hương Thực hiện nghiêm quản lý và tổ chức lễ hội tại Chùa Hương

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, điều hành

Sáng 20/1, UBND huyện Mỹ Đức tổ chức họp báo về công tác tổ chức và quản lý lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025 và công bố quyết định công nhận khu du lịch cấp thành phố.

Tại buổi họp báo, đồng chí Đặng Văn Cảnh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội Chùa Hương 2025 cho biết: Lễ hội Chùa Hương diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 3/2/2025 đến hết ngày 1/5/2024 (tức từ ngày mồng 6 tháng Giêng đến hết ngày 4 tháng 4 năm Ất Tỵ). Lễ khai hội vào ngày 3/2/2025 (tức ngày mồng 6 tháng Giêng).

Điểm nổi bật của Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025 là Ban Tổ chức tiếp tục tập trung đổi mới công tác tổ chức lễ hội với mục tiêu hướng đến khẳng định Chùa Hương là một điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Đồng chí Đặng Văn Cảnh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội Chùa Hương năm 2025 thông tin về điểm nổi bật của lễ hội năm nay
Đồng chí Đặng Văn Cảnh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng ban Tổ chức lễ hội Chùa Hương năm 2025 thông tin về điểm nổi bật của lễ hội năm nay

Theo đó, Ban Tổ chức tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, chỉnh trang cảnh quan, không gian lắp đặt panô, backdrop, bồn hoa cây cảnh dọc tuyến đường Tỉnh lộ 419 (từ Đốc Tín đi Hương Sơn) và tuyến đi bộ hai bên bờ suối Yến để tạo cảnh quan cho du khách về tham quan thưởng ngoạn lễ hội.

Ngoài chương trình lễ hội có các hoạt động như: Hội chợ trưng bày các sản phẩm OCOP của địa phương và các huyện lân cận; biểu diễn các hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống Việt tại địa phương gồm: Rối cạn Tế Tiêu, cồng chiêng người Mường, hoạt động hát chèo tại các câu lạc bộ trên địa bàn huyện...

Ban Tổ chức tiếp tục đổi mới việc tích hợp vé thắng cảnh và vé xuống đò đảm bảo thuận tiện cho du khách về tham quan lễ Phật.

Thượng tọa Thích Minh Hiền - nhấn mạnh về nét đẹp văn hóa và truyền thống của Chùa Hương
Thượng tọa Thích Minh Hiền - Trụ trì chùa Tùng Lâm Hương Tích nhấn mạnh về nét đẹp văn hóa và truyền thống của Chùa Hương

Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn chủ trì phối hợp cùng các đơn vị xây dựng giải pháp tích hợp vé thắng cảnh và xuồng đò đảm bảo thuận tiện cho du khách, giảm thiểu các đầu mối phát hành vé, kiểm soát vé cho du khách và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật (bao gồm vé gộp thắng cảnh - đò thuyền và vé đò bù tải).

Ban Tổ chức giao UBND xã Hương Sơn chủ trì xây dựng đề án thu phí đặc thù trông giữ phương tiện cho du khách về tham quan, lễ Phật đảm bảo an ninh trật tự, an toàn về tài sản, văn minh, thân thiện, tạo ấn tượng tốt cho du khách khi về thăm quan, lễ Phật Chùa Hương năm 2025.

“Tại lễ hội Chùa Hương năm nay Ban Tổ chức tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ xuồng đò phục vụ du khách về tham quan, lễ Phật được an toàn, văn minh và thân thiện.

Xuồng đò được sơn đồng màu theo quy định, có đầy đủ áo phao, giỏ đựng rác, ô che, ghế ngồi, nước uống miễn phí... Mỗi xã viên lái đò có 1 mã QR để HTX quản lý, tương tác thông tin phản hồi về thái độ phục vụ của lái đò đối với du khách”, đồng chí Đặng Văn Cảnh nhấn mạnh.

Việc tổ chức điều hành, sắp xếp các phương tiện vận chuyển khách trên dòng suối vào ra thuận lợi, đảm bảo an toàn tuyệt đối theo quy định về giao thông đường thủy. Ban Tổ chức thường trực và công khai số điện thoại nóng 24/24, trực tiếp phân công lực lượng tiếp nhận và xử lý các phản ánh của du khách trong công tác vận chuyển khách.

Đồng chí Nguyễn Bá Hiển, Trưởng Ban quản lý Khu di tích thắng cảnh Chùa Hương giải đáp câu hỏi của báo chí
Đồng chí Bùi Văn Triều - Trưởng ban Quản lý Khu di tích thắng cảnh Chùa Hương giải đáp câu hỏi của báo chí

Mỹ Đức tiếp tục làm tốt công tác quản lý mặt bằng, dịch vụ và công tác phòng chống cháy nổ gắn với các thiết chế văn hóa.

Ban Quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn phối hợp với UBND xã Hương Sơn và các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý mặt bằng hàng quán, giải tỏa mái che, mái vẩy; thực hiện kẻ vạch đảm bảo tuyến đi bộ, thông thoáng, gọn gàng, tạo không gian cho du khách về tham quan lễ Phật.

Tổ mặt bằng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát xử lý việc bày bán các mặt hàng không phù hợp gây phản cảm và việc sử dụng loa chào mời gây ồn ào trong khu vực lễ hội, đảm bảo công tác an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ.

Nhiều hoạt động đặc sắc

Năm nay, các nhà vệ sinh công cộng tiếp tục phục vụ miễn phí cho du khách. Cùng với đó là việc thu gom rác thải và vận chuyển đưa đi xử lí tại khu tập trung của thành phố. Ban Tổ chức cũng bố trí các điểm sơ, cấp cứu tại các khu vực tập trung đông người như cổng động Hương Tích, ga cáp treo, sân Thiên Trù để đảm bảo an toàn cho du khách.

Bên cạnh đó, trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, Ban Tổ chức cũng xây dựng “Tuần lễ văn hóa - du lịch" diễn ra từ ngày 11/3 - 18/3/2025 (tức ngày 12/2 - 19/2 Âm lịch - Lễ Khánh đản năm 2025).

Ban Tổ chức chuẩn bị công tác tốt nhất để du khách cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp đất và người Mỹ Đức
Ban Tổ chức chuẩn bị công tác tốt nhất để du khách cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp đất và người Mỹ Đức

Theo đó, du khách sẽ được thưởng thức các hoạt động văn hóa, văn nghệ và hội chợ thương mại du lịch với các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện và các tỉnh, huyện bạn lân cận cùng với các sản phẩm du lịch Chùa Hương như: Rau sắng, củ mài, rượu mơ Hương Tích... nhằm quảng bá các sản phẩm nông sản địa phương thu hút du khách về tham quan.

Ban Tổ chức cũng phối hợp với nhà chùa Tùng Lâm Hương Tích tổ chức các chương trình, triển lãm các tác phẩm nghệ thuật ảnh về Chùa Hương xưa và nay; Đêm thơ Nguyên tiêu; đua thuyền; múa rồng, rước kiệu ngày xuân, lễ khánh đản, lễ ngũ bách danh, chương trình văn nghệ truyền thống đặc sắc; trò chơi dân gian; múa rối cạn; cồng chiêng An Phú, chèo Đông Bình, chèo Hồng Sơn...

Lễ hội Chùa Hương từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh, thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm. Với truyền thống lâu đời, lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng mà còn là nơi giao thoa của văn hóa, là dịp để mỗi người dân tìm về, thể hiện sự kính trọng đối với các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.

Đồng chí Đặng Văn Cảnh cho biết: Ban Tổ chức nhấn mạnh vào yếu tố tôn vinh văn hóa truyền thống; gắn kết tín ngưỡng và du lịch; khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, lịch sử; góp phần phát huy giá trị di sản, kết nối cộng đồng tại chùa Hương.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Âm hưởng Điện Biên qua những bài ca đi cùng năm tháng Nhịp điệu cuộc sống

Âm hưởng Điện Biên qua những bài ca đi cùng năm tháng

TTTĐ - Mỗi tháng 5 về, cả nước tưng bừng kỉ niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, mốc son chói lọi trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Thời gian có thể qua đi nhưng âm hưởng về Điện Biên vẫn còn sống mãi trong kí ức người Việt qua những bài ca đi cùng năm tháng.
Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô Người Hà Nội

Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô

TTTĐ - Gương mẫu, tỉ mỉ, ham học hỏi và sáng tạo là những tố chất cần có của một người công nhân công nghệ ô tô - đó không chỉ là lời chia sẻ tâm huyết mà còn là kim chỉ nam trong suốt hành trình nghề nghiệp của Hà Công Bảo - kỹ thuật viên trẻ tuổi, Tổ trưởng Tổ sửa chữa nhanh tại Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm (thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội). Như một sự ghi nhận xứng đáng cho nỗ lực bền bỉ, anh đã vinh dự đón nhận danh hiệu "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2024.
Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình Người Hà Nội

Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình

TTTĐ - Với tình yêu hòa bình tha thiết, với tinh thần tiên phong không ngừng nghỉ, suốt những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, người Hà Nội cho thấy nét hào hoa và sáng tạo tuyệt vời của mình. Chính vì thế, truyền thống ấy hôm nay được kể lại để lớp lớp con cháu hôm nay và sau này cảm phục, tự hào về cha anh của mình.
Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim… Nhịp điệu cuộc sống

Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim…

TTTĐ - “Vừa ra khỏi phòng chiếu, tôi hít một hơi dài căng lồng ngực bầu không khí của Hà Nội, bầu không khí của tự do. Tôi ngước nhìn bầu trời xanh thẳm trên đầu. Tôi thấy yêu hơn từng con đường mình đi, yêu hơn từng mái nhà trên phố, yêu cả những cây xanh và những người không quen biết”. Đó là tâm sự của bạn Lê Minh (sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân) sau khi xem phim “Địa đạo - Mặt trời trong bóng tối”.
Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng đại lễ 30/4 Người Hà Nội

Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Ngày 26/4, hơn 50.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội đã đồng diễn dân vũ trên nền nhạc Liên khúc "Đất nước trọn niềm vui" và "Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh".
Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Xem thêm