Tag

Làm sao nhận diện được việc giáo viên “ép” học sinh đi học thêm?

Giáo dục 12/01/2025 15:48
aa
TTTĐ - Ngay sau khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT được ban hành, vấn đề dạy thêm và học thêm đã thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Dù trong thông tư, quy định đã chặt chẽ hơn nhưng làm sao để nhận diện được việc giáo viên “ép” học sinh và làm gì để dạy thêm, học thêm đi theo quỹ đạo tích cực?
Bộ GD&ĐT ban hành quy định mới về dạy thêm, học thêm Quy định mới về dạy thêm, học thêm không cấm nhu cầu chính đáng

Không được dạy thêm học sinh cấp tiểu học

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 quy định về dạy thêm, học thêm. Theo đó, các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm gồm: Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.

Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

Việc dạy thêm và học thêm phri đảm bảo được quyền lợi của học sinh
Việc dạy thêm và học thêm phải đảm bảo được quyền lợi của học sinh (ảnh minh hoạ)

Cũng theo quy định của Thông tư mới, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh để chịu sự quản lí theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh cũng phải tăng cường công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ sở dạy thêm hoặc niêm yết tại cơ sở dạy thêm về các môn học được tổ chức dạy thêm, học thêm; thời lượng dạy thêm của từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm nhằm tăng cường sự giám sát của toàn dân và sự quản lí an toàn, an ninh của cấp xã đối với cơ sở dạy thêm.

Ngay sau khi được ban hành, thông tư này đang nhận được nhiều sự chú ý, quan tâm từ cả giáo viên và phụ huynh. Anh Nguyễn Văn Hưng ở quận Long Biên cho rằng: “Nhu cầu học thêm là có thật. Khi có nhu cầu, phụ huynh sẽ tự đi tìm người dạy phù hợp với con mình là giáo viên ngoài hay trong trường con đang học, điều này rất tốt. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp biến tướng, “ép” học sinh ra ngoài học thêm ở trung tâm do cô dạy. Đa số các giáo viên hiện nay đều có một lớp bên ngoài để dạy thêm học sinh lớp mình chủ nhiệm. Có những lớp ở cấp tiểu học là do phụ huynh tự tìm ở đâu đó rồi tập hợp học sinh trong lớp để cô đến dạy”.

Chị Nguyễn Thị Dung ở quận Cầu Giấy cũng cho rằng: “Quy định trong thông tư đều chặt chẽ nhưng quan trọng nhất là làm sao nhận diện được việc “ép” học sinh đi học thêm? Bên cạnh đó, cũng cần cả ý thức của phụ huynh, bởi cha mẹ sẽ biết con mình cần gì và tìm cách bổ trợ cho phù hợp. Nhiều người hiện nay cho con mình học thêm cô vì nghĩ rằng học cô sẽ được ưu ái hơn. Điều này khiến cho việc dạy thêm càng nở rộ”.

Thu nhập giáo viên tăng cao mới hết tiêu cực

Trao đổi với báo Tuổi trẻ Thủ đô, thầy Nguyễn Công Sở, hiệu trưởng trường THPT Lê Văn Thiêm (Long Biên) khẳng định: "Tinh thần thông tư là đúng đắn, kịp thời trước tình trạng nhiều địa phương, trường học, đặc biệt ở các trung tâm thành phố lớn đang nợ rộ việc dạy thêm và học thêm. Để hạn chế tận gốc vấn nạn “ép” học sinh ra ngoài học tại các trung tâm mà Bộ cho là nơi được phép dạy thêm, theo tôi trước tiên trách nhiệm đó thuộc về mỗi thầy cô giáo. Cần nâng cao tinh thần tự giác, tư cách đạo đức nhà giáo tất cả vì học sinh, vì sự tử tế của nghề nghiệp mà xã hội luôn trân trọng.

Ngoài ra, ở các nhà trường, vai trò của người đứng đầu cũng rất quan trọng. Việc năm bắt được các hiện tượng tiêu cực có trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường. Không có chuyện giáo viên “ép” học sinh ra ngoài học mà hiệu trưởng không biết. Nên chính Hiệu trưởng phải là người định hướng được học sinh, chấn chỉnh giáo viên của mình làm đúng.

Bên cạnh đó, bản lĩnh của các bậc phụ huynh cần phát huy để bảo vệ được con em mình. Biết rõ lực học của con mình để thấy môn học nào cần bổ sung kiến thức, môn nào không. Tập trung cho các môn thi tốt nghiệp, môn học xét vào đại học, cao đẳng. Chính các bậc phụ huynh là những người biết rõ nhất việc con em mình có bị o ép đi học thêm không và mạnh dạn tố giác, góp ý với nhà trường, với các cơ quan chức năng quản lý.

Theo cá nhân tôi, cái gốc vấn đề nằm trong việc nên chăng sớm bỏ việc xét tuyển đại học thông qua học bạ. Để có bản học bạ đẹp nhiều học sinh phải đi học thêm các môn không nằm trong dự định thi tốt nghiệp, xét đại học.

Đánh giá quá trình học là 1 trong những tiêu chí xét tốt nghiệp, nhất là hiện nay tỷ lệ ấy chiếm đến 50%, nhiều trường đại học xét vào các khoa ngành chỉ thông qua học bạ nên việc phải học đều tất các môn đôi khi thành áp lực rất lớn đến học sinh”.

Làm sao nhận diện được việc giáo viên “ép” học sinh đi học thêm?
Để hạn chế tình trạng thầy cố "ép" học sinh đi học thêm, nhiều ý kiến cho rằng, làm phiếu thăm dò, học sinh sẽ bày tỏ ý kiến

Để phát hiện việc học sinh bị “ép” học thêm, thầy Nguyễn Công Sở cho rằng, ngay từ lớp 10, các trường đã cho học sinh đăng ký các môn học dự thi tốt nghiệp gồm 2 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn. Khi thấy học sinh đi học những môn học khác thì sẽ phát hiện ra. Trên thực tế, chẳng học sinh nào muốn đi học thêm quá nhiều môn học cả. Ngoài ra, việc thăm dò dư luận, làm phiếu thăm dò, học sinh sẽ nói ngay.

Ở góc độ là một người đang trực tiếp giảng dạy, anh Nguyễn Văn Đường, giáo viên Trường THPT Phú Xuyên A (Phú Xuyên, Hà Nội) cho rằng, học thêm, dạy thêm trên thực tế đang là nhu cầu của cả người dạy lẫn người học. Người dạy thì nhằm mục tiêu cải thiện, nâng cao thu nhập. Người học thì cải thiện kiến thức, thi cử tốt hơn, đây là nhu cầu thực tế của xã hội.

“Khi Thông tư 29 có hiệu lực, học sinh sẽ được hưởng nhiều lợi ích nhất, các em có thể lựa chọn học thêm với các thầy cô mà mình yêu thích, từ đó hiệu quả học tập cũng sẽ nâng cao. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến cách quản lí, điều hành hoạt động của các trung tâm, làm sao để tránh được tình trạng học sinh bị ép đăng kí ra trung tâm để học, tức là chỉ thay đổi địa điểm, trước đây phòng học thêm là lớp học trong trường, nay là phòng học ở trung tâm. Việc kiểm soát này giao cho cơ quan chức năng nào quản lý hay chỉ kêu gọi sự tự giác của người lập trung tâm?

Tôi cho rằng gốc rễ của vấn đề không nằm ở lớp dạy thêm do trường quản lí hay do trung tâm quản lí, nếu lương của giao viên đủ cao thì họ sẽ không cố đi dạy thêm nữa, họ cũng cần có thời gian để đào sâu chuyên môn, chăm sóc gia đình, bản thân. Học sinh không chịu quá nhiều áp lực trong các kỳ thi vượt cấp thì các em cũng sẽ không ném bỏ tuổi thơ để vùi đầu ôn luyện trong các lớp, lò học thêm, các em sẽ có cơ hội để theo đuổi đam mê, khám phá năng lực bản thân…”, thầy giáo Nguyễn Văn Đường chia sẻ.

Cần tăng cường quản lý, kiểm tra

Anh Trần Mạnh Tùng, giáo viên dạy Toán tại Hà Nội nhận xét, Thông tư 29 có một số điểm mới nổi bật là: Dạy thêm là loại hình kinh doanh có điều kiện. Đây là thay đổi căn bản để khắc phục việc quản lí hoạt động dạy thêm không hiệu quả thời gian qua. Với quy định này, hoạt động dạy thêm, học thêm sẽ chịu sự quản lí của Luật doanh nghiệp. Cá nhân hay tổ chức dạy thêm cần đăng ký kinh doanh. Quản lí hoạt động dạy thêm là các cấp chính quyền (xã, phường; quận, huyện, tỉnh, thành phố) và ngành giáo dục. Với quy định này, nếu giáo viên tự ý dạy thêm mà không có đăng ký là vi phạm quy định.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định, giáo viên không được dạy thêm (có thu tiền) học sinh mà mình dạy chính khóa. Quy định này khắc phục hầu hết các tiêu cực của việc dạy thêm trước đây như có tình trạng ép buộc, bớt xén bài trên lớp, phân biệt đối xử giữa những em học thêm và không học thêm. Đồng thời quy định này cũng sẽ đưa việc dạy và học trong nhà trường trở lại đúng quỹ đạo...

Thông tư 29 được kỳ vọng, việc dạy thêm, học thêm sẽ đi vào quỹ đạo tích cực (ảnh minh hoạ)
Thông tư 29 được kỳ vọng, việc dạy thêm, học thêm sẽ đi vào quỹ đạo tích cực (ảnh minh hoạ)

Ngoài ra, một điểm mới nữa là giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo hiệu trưởng về môn dạy, thời gian, địa điểm cũng sẽ buộc giáo viên phải công khai các thông tin về việc dạy thêm của mình. Hiệu trưởng các trường có trách nhiệm quản lí cả việc giáo viên dạy thêm bên ngoài…

Để đưa việc dạy thêm, học thêm đi đúng theo quỹ đạo tích cực, anh Tùng cho rằng, trước hết cần làm tốt khâu đăng ký kinh doanh, các Sở GD-ĐT, Sở Kế hoạch và Đầu tư cần công khai các tiêu chí, điều kiện để đăng ký dạy thêm, nghiêm túc trong việc xét duyệt hồ sơ, cấp đăng ký kinh doanh. Các cấp chính quyền theo phân công nhiệm vụ cần giám sát, kiểm tra và xử lí kịp thời các vi phạm. Các cơ quan quản lý giáo dục từ trung ương đến các địa phương cần làm tốt việc quản lí chuyên môn và phối hợp thanh, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm. Đặc biệt là cần sự giám sát của học sinh, phụ huynh, truyền thông và của xã hội.

Nhiều ý kiến cho rằng, theo chương trình GDPT mới, chúng ta tiếp cận theo hướng đánh giá năng lực học sinh. Nếu đề thi thay đổi theo hướng này thì cũng tác động trở lại việc dạy và học, khi đó việc học thêm cũng sẽ giảm. Bên cạnh đó, chính phụ huynh và học sinh cũng cần nhận thức rõ nhu cầu của bản thân, khi nào cần học thêm và học thêm cái gì, học như thế nào, tránh việc học tràn lan tạo sự mệt mỏi, quá tải.

Chỉ khi áp lực thi cử được giảm tải, trường lớp được xây thêm đáp ứng tốt quyền lợi của người học, lương giáo viên tăng thêm, để họ yên tâm gắn bó với nghề, không cần bươn chải, trông chờ vào việc dạy thêm, khi đó sẽ giảm những tiêu cực không đáng có.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Chung kết cuộc thi Tài năng Anh ngữ năm 2024 Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: Chung kết cuộc thi Tài năng Anh ngữ năm 2024

TTTĐ - Tối 11/1, Thành đoàn, Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ TP Hồ Chí Minh và Tổ chức giáo dục Anh ngữ ila Việt Nam tổ chức vòng chung kết và trao giải cuộc thi Tài năng Anh ngữ năm 2024.
Top 9 trường đại học đào tạo khối ngành Kinh tế - Tài chính Giáo dục

Top 9 trường đại học đào tạo khối ngành Kinh tế - Tài chính

TTTĐ - Chiều 10/1, VNUR (Viet Nam's University Rankings) công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam năm 2025. Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội lọt Top 9 trường đại học đào tạo khối ngành Kinh tế - Tài chính của cả nước và đứng thứ 89 trên tổng số 237 trường thuộc các khối ngành khác nhau.
Học sinh thích thú với không gian Tết xưa thông qua Hội chợ quê Giáo dục

Học sinh thích thú với không gian Tết xưa thông qua Hội chợ quê

TTTĐ - Hòa chung không khí rộn ràng của mùa Xuân Ất Tỵ 2025, trường THCS Giang Biên (Long Biên, Hà Nội) đã tổ chức Hội chợ quê với chủ đề “Tết sum vầy - Sẻ chia hạnh phúc” với sự tham gia của gần 1000 giáo viên, học sinh.
Bài thi vào lớp 10 THPT sẽ không còn nhân hệ số Giáo dục

Bài thi vào lớp 10 THPT sẽ không còn nhân hệ số

TTTĐ - Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT về quy chế tuyển sinh THCS và THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành, cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT từ kỳ tuyển sinh năm học 2025 - 2026 có thay đổi so với quy định hiện hành.
Phụ huynh hiện đại chọn trường cho con như thế nào? Giáo dục

Phụ huynh hiện đại chọn trường cho con như thế nào?

TTTĐ - Thế hệ phụ huynh ngày nay đang thay đổi cách tiếp cận trong việc chọn trường mầm non. Từ các phương pháp truyền thống như tham khảo từ bạn bè, họ chuyển sang tìm kiếm thông tin trên các nền tảng trực tuyến để đưa ra quyết định thông minh.
Quảng Nam: Khánh thành thư viện số và phòng học STEM Giáo dục

Quảng Nam: Khánh thành thư viện số và phòng học STEM

TTTĐ - Ngày 9/1, UBND thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) đã tổ chức khánh thành thư viện số và phòng học STEM, tại 3 cơ sở trường THCS Lý Tự Trọng, THCS Lý Thường Kiệt và Tiểu học Trần Quốc Toản.
Tạo "cú hích" rút ngắn khoảng cách, nâng tầm chất lượng dạy - học ngoại ngữ Giáo dục

Tạo "cú hích" rút ngắn khoảng cách, nâng tầm chất lượng dạy - học ngoại ngữ

TTTĐ - Phong trào “Tháng tự học ngoại ngữ” không chỉ là một chiến dịch ngắn hạn mà sẽ trở thành động lực dài hạn, tạo ra sự thay đổi rõ rệt trong chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên toàn thành phố, đưa giáo dục ngoại ngữ của Thủ đô lên một tầm cao mới.
Hà Nội phát động “Tháng tự học ngoại ngữ” Giáo dục

Hà Nội phát động “Tháng tự học ngoại ngữ”

TTTĐ - Sáng 9/1, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch thu hẹp khoảng cách chất lượng dạy và học ngoại ngữ giữa các vùng nội và ngoại thành Thủ đô Hà Nội, đồng thời phát động phong trào "Tháng tự học ngoại ngữ".
Học bổng Chính phủ New Zealand 2025 mở đơn với số suất học bổng bậc trung học cao nhất từ trước đến nay Giáo dục

Học bổng Chính phủ New Zealand 2025 mở đơn với số suất học bổng bậc trung học cao nhất từ trước đến nay

TTTĐ - Học bổng Chính phủ New Zealand bậc Trung học (NZSS) chính thức nhận đơn ứng tuyển từ ngày 9/1/2025 đến hết ngày 16/3/2025.
Nơi ươm mầm nhân tài - kết nối tương lai Giáo dục

Nơi ươm mầm nhân tài - kết nối tương lai

TTTĐ - Trong bối cảnh hệ thống giáo dục đang chuyển mình mạnh mẽ, Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội (FBU) không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng, trở thành một điểm sáng đang lên trong lĩnh vực đào tạo đại học tại Việt Nam. Với triết lý giáo dục hiện đại, tư duy công nghệ cao và sự đổi mới, FBU đang trở thành một điểm đến hứa hẹn cho sinh viên trong nước và quốc tế.
Xem thêm