Tag

“Lá chắn số” của Sacombank

Doanh nghiệp 19/04/2023 21:24
aa
TTTĐ - Chiến lược chuyển đổi số được thực hiện cách đây hàng chục năm của Sacombank đã trở thành “lá chắn” bảo vệ sự tăng trưởng của ngân hàng ngay cả trong giai đoạn kinh tế thị trường nhiều khó khăn.
Sacombank dành 1.000 tỷ đồng tiếp sức doanh nghiệp phát triển kinh doanh Sacombank cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam 3 năm liên tiếp Bí quyết chinh phục hàng triệu khách hàng số từ Sacombank

Năm 2022, một năm không mấy tươi sáng cho kinh tế toàn cầu, tuy vậy, Sacombank vẫn ghi nhận lợi nhuận trước thuế 6.339 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2021, vượt 20% so với kế hoạch năm.

Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản đạt gần 592.000 tỷ đồng, tăng 13,6% so với năm trước. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm từ 1,47% xuống còn 0,98%.

Những thành quả này có được ngoài nhờ vào chiến lược phát triển linh hoạt, còn là tinh thần tiên phong, kiến tạo những giá trị mới mà hành trình số hóa hơn 20 năm của Sacombank là một ví dụ điển hình.

Số hóa là động lực để Sacombank ra mắt các sản phẩm dịch vụ hiện đại
Số hóa là động lực để Sacombank ra mắt các sản phẩm dịch vụ hiện đại

“Áo giáp số” của Sacombank

Những con số trên chưa thể hiện hết hiệu quả về tầm nhìn của ban lãnh đạo, nhân viên Sacombank và việc mạnh dạn đầu tư chuyển đổi số. Hiện, quy mô khách hàng của Sacombank đạt hơn 15 triệu, trong đó có khoảng 50% khách hàng số.

Năm 2022, giao dịch trên Sacombank Pay tăng 140% về số lượng và 127% về giá trị so với năm 2021. Đáng chú ý, tỷ lệ giao dịch thanh toán qua kênh số chiếm 97% tổng số lượng giao dịch - con số ấn tượng đối với Sacombank và thuộc top cao trong các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường.

Đây là lúc Sacombank hái những “quả ngọt” đầu tiên từ “hạt giống” số hóa gieo trồng cách đây hàng chục năm, khi ngân hàng đã định hình từ sớm chiến lược chuyển đổi số phải có 4 yếu tố cốt lõi: Hạ tầng công nghệ; Giải pháp số hóa toàn diện; Sản phẩm - dịch vụ số; Con người và tư duy số. Sacombank không ngừng đầu tư, nâng cấp 4 trụ cột trên với mục tiêu cuối cùng là đem đến trải nghiệm tối ưu cho người dùng.

“Số hóa là động lực để Sacombank ra mắt các sản phẩm dịch vụ hiện đại. Khi nhu cầu về tài chính, thanh toán điện tử của khách hàng được đáp ứng, năng lực cạnh tranh của Ngân hàng tăng lên, từ đó doanh thu, lợi nhuận và uy tín thương hiệu cũng tăng”, ông Trần Thái Bình, Giám đốc Khối Công nghệ thông tin của Sacombank phân tích.

Ông Trần Thái Bình – Giám đốc Khối Công nghệ thông tin Sacombank
Ông Trần Thái Bình, Giám đốc Khối Công nghệ thông tin Sacombank

Quyết tâm chuyển đổi số trong mỗi con người Sacombank rất lớn. Ngân hàng thành lập hẳn một Ban chỉ đạo với người đứng đầu là Chủ tịch, kế tiếp là Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Giám đốc, đưa vào hoạt động Trung tâm Chuyển đổi số từ năm 2021 với nhiệm vụ thực thi các dự án chuyển đổi số.

Khi lãnh đạo cấp cao trực tiếp điều hành, áp dụng thành quả số hóa vào công việc của mình, rất dễ để “DNA” số được cấy và chảy trong nhịp sống của hơn 18.000 nhân sự.

Sacombank cũng khuyến khích nhân sự tìm tòi, đổi mới phương pháp làm việc nhằm đem đến những kết quả sáng tạo, tối ưu bằng những công cụ mới như Design thinking, Agile, Culture hack…

Vài thập kỷ trước, khi nhiều ngân hàng vẫn sử dụng hệ thống lõi của các công ty trong nước, Sacombank đã đầu tư 5 triệu USD mời đối tác nước ngoài xây dựng ngân hàng lõi T24, hệ thống lõi hiện đại nhất lúc bấy giờ. Thời ấy, với một ngân hàng còn non trẻ, đầu tư khoản tiền lớn như thế là quyết định khá táo bạo.

Điều này vẫn chưa đủ trong chiến lược số hóa của Sacombank khi mục tiêu cuối cùng là đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe trong trải nghiệm dịch vụ của khách hàng.

“Lấy khách hàng làm trung tâm thường được hiểu đơn giản là họ cần gì thì chúng tôi đáp ứng điều đấy. Tuy nhiên, ở Sacombank, lấy khách hàng làm trung tâm nghĩa là phải quán chiếu được trải nghiệm của khách hàng, đo được nhu cầu, chạm vào những điểm mà khách hàng mong muốn cải thiện”, ông Bình chia sẻ thêm.

Trên tinh thần đó, ngoài Sacombank Pay ra mắt vào năm 2018, Sacombank triển khai hàng loạt công nghệ tối ưu khác. Năm 2010, Sacombank ứng dụng công nghệ số tạo ra các kênh giao dịch hiện đại như trung tâm dịch vụ khách hàng, hợp nhất kênh giao dịch trực tuyến Internet Banking và Mobile Banking.

Năm 2015, Sacombank tiên phong phát hành và chấp nhận thẻ chuẩn EMV trên máy POS, ATM. Năm 2017, ngân hàng phát hành thẻ thanh toán không tiếp xúc đầu tiên trên thị trường, triển khai phương thức thanh toán QR chuẩn EMV toàn cầu.

Năm 2019, Sacombank số hoá quy trình phê duyệt tín dụng, nâng cấp ngân hàng lõi T24-R17, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Chatbot), công nghệ Robot (RPA)…

Với giao dịch thanh toán trực tuyến, Sacombank áp dụng công nghệ bảo mật mã hóa thông tin thẻ và xác thực giao dịch 3D Secure bảo vệ quyền lợi chủ thẻ. Năm 2020, Sacombank bước đầu vận hành Trung tâm Điều hành an ninh mạng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Đi ngược dòng xu hướng

Để đạt được những thành tựu trên, Sacombank đã đặt những viên gạch đầu tiên cách đây 20 năm. “Khi ấy, Sacombank xác định dữ liệu không chỉ để hỗ trợ công tác vận hành mà còn là nền tảng để thấu hiểu khách hàng.

Do vậy, Sacombank quyết tâm xây dựng trung tâm dữ liệu có khả năng bảo mật hàng đầu Việt Nam”, Giám đốc Khối Công nghệ thông tin Sacombank cho biết.

Thời điểm đó, Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam đầu tiên đầu tư xây dựng hệ thống quản lý hạ tầng, công nghệ thông tin mang tính chuyên biệt với quy mô đầu tư lên đến 3 triệu USD. Đây là nền tảng cho việc triển khai chiến lược đảm bảo hoạt động liên tục, an toàn, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Sacombank được giới chuyên gia nhận định đi ngược xu hướng số hóa của đa số ngân hàng. Thay vì đầu tư giao diện, thứ dễ gây ấn tượng với người dùng, thì lại đầu tư mạnh vào lõi, dữ liệu và bảo mật trước.

Nhờ đó, hiện tại Sacombank sở hữu nền tảng hệ thống vững mạnh và công nghệ tiên tiến, cho phép ngân hàng triển khai nhanh chóng bất kỳ tính năng mới nào để phục vụ nhu cầu khách hàng.

Trong làn sóng chuyển đổi số thứ 2, Sacombank nâng cấp, thay thế hệ thống mới để thấu hiểu khách hàng hơn. Hơn 30 năm kinh nghiệm phục vụ, hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, khi tinh chỉnh lại hệ thống phù hợp với môi trường kinh doanh mới, Sacombank vẫn có nhiều thế mạnh.

Hiện, ngân hàng bắt đầu bước vào giai đoạn nâng cao bảo mật, phân tích dữ liệu dựa trên những phương pháp công nghệ mới như CRM, LOS, DMC trong bán hàng, phê duyệt tín dụng, quản lý thu hồi nợ; Phát triển nền tảng công nghệ số thông qua các giải pháp công nghệ mới (Open API, điện toán đám mây...).

Sẵn sàng đón khách hàng gen Z

Những việc mà Sacombank thực hiện cách đây nhiều năm đã thêm hữu ích và bứt phá khi thị trường xuất hiện nhóm khách hàng “không dùng giấy”. Sacombank hiểu rõ sự hiển hiện của công nghệ trong mọi mặt đời sống, nhất là với thế hệ gen Z, những người trẻ được sinh ra trong thời đại công nghệ phát triển, được tiếp xúc công nghệ từ sớm.

Theo ông Bình, năng lực hấp thụ công nghệ của khách hàng gen Z cao hơn các thế hệ đi trước nên đòi hỏi sản phẩm, dịch vụ tài chính phải đáp ứng tiêu chí công nghệ cao: “Với Sacombank, chuyển đổi số không chỉ là chuyển đổi phương thức thực hiện từ thủ công sang digital, vì giới trẻ hiện nay đã hạn chế dùng giấy mực, thay vào đó là tiếp cận các thiết bị công nghệ từ rất sớm nên việc thao tác và tương tác các thiết bị đã khá quen thuộc, điều này là nền tảng hình thành một xã hội công nghệ số”.

Sacombank hiểu rõ sự hiển hiện của công nghệ trong mọi mặt đời sống, nhất là với thế hệ gen Z
Sacombank hiểu rõ sự hiển hiện của công nghệ trong mọi mặt đời sống, nhất là với thế hệ gen Z

Đại diện Sacombank cũng cho rằng, trong quá trình chuyển đổi số, ngân hàng không quá chú trọng việc tập trung phục vụ gen Z hay gen Y, bởi ngân hàng nghiên cứu cho cả một vòng đời phù hợp với từng nhóm khách hàng ở từng giai đoạn. Hiện tại, Sacombank sẵn sàng “rộng cửa” đón khách hàng gen Z bằng những ưu tiên trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Sacombank đang triển khai một chuỗi dự án chuyển đổi số trong lộ trình phát triển công nghệ chặng đường 5 năm tới. Mặc dù số lượng khá lớn, kinh phí, nguồn lực triển khai phải có sự đầu tư thận trọng và quyết liệt. Thế nhưng, Sacombank tin rằng với quyết tâm chuyển đổi số phục vụ toàn diện nhu cầu của khách hàng đã thấm nhuần trong tư tưởng người Sacombank, ngân hàng chắc chắn sẽ kiến tạo nên những giá trị công nghệ hiện đại, vững mạnh.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Thuế đối ứng của Mỹ và giải pháp thích ứng Doanh nghiệp

Thuế đối ứng của Mỹ và giải pháp thích ứng

TTTĐ - Các chuyên gia, doanh nghiệp đã đề ra những giải pháp thích ứng trước mắt, chủ động với trường hợp xấu nhất tại tọa đàm “Ứng phó thuế đối ứng của Hoa Kỳ” do Báo Tiền Phong tổ chức.
Những tác động và hệ luỵ của chính sách thuế mới của Hoa Kỳ Kinh tế

Những tác động và hệ luỵ của chính sách thuế mới của Hoa Kỳ

TTTĐ - Sáng 8/4, tọa đàm “Ứng phó thuế đối ứng của Hoa Kỳ” do báo Tiền phong tổ chức với sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ các bộ, ban ngành, doanh nghiệp, cùng thảo luận về những tác động của chính sách thuế đối ứng của Mỹ đối với các doanh nghiệp, nền kinh tế và giải pháp ứng phó để giảm thiểu những tác động, thiệt hại trước mắt.
Doanh nghiệp chào đón sinh viên, dù trường công hay tư thục Doanh nghiệp

Doanh nghiệp chào đón sinh viên, dù trường công hay tư thục

TTTĐ - Tại chương trình Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025, diễn ra tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, anh Phạm Ngọc Thạch - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Viteccons trong vai trò là diễn giả của chương trình, đã chia sẻ: Doanh nghiệp luôn chào đón sinh viên từ các trường đại học trên cả nước, bao gồm trường công lập và tư thục.
Nhiều doanh nghiệp Bình Thuận gặp khó khăn trong 3 tháng đầu năm 2025 Doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp Bình Thuận gặp khó khăn trong 3 tháng đầu năm 2025

TTTĐ - Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận vừa công bố kết quả khảo sát về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý I/2025. Theo đó, đa phần doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành chế biến, chế tạo, đã phải đối mặt với nhiều thách thức.
Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND phát triển “Tam nông” Kinh tế

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND phát triển “Tam nông”

TTTĐ - 30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã phát huy tốt vai trò Ngân hàng đầu mối, là “trụ đỡ” cho các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững thông qua công tác điều hòa vốn. Đây là nền tảng để các QTDND mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tín dụng “đen”, thực hiện chính sách “Tam nông”: nông nghiệp - nông dân - nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội.
SABECO tái ra mắt bia Lạc Việt: Tôn vinh tinh thần Việt, vươn tầm thế giới Kinh tế

SABECO tái ra mắt bia Lạc Việt: Tôn vinh tinh thần Việt, vươn tầm thế giới

TTTĐ - Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) chính thức công bố diện mạo mới của Bia Lạc Việt, dòng sản phẩm từng được công nhận là “Bia Lager nhẹ ngon nhất Thế giới năm 2024”.
Đoàn Long An: Nhiều thành công trong chuyến công tác Nhật Bản Nhịp sống phương Nam

Đoàn Long An: Nhiều thành công trong chuyến công tác Nhật Bản

TTTĐ - Ngày 3/4, trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Ibaraki (Nhật Bản), Đoàn công tác tỉnh Long An do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Út dẫn đầu đã đến chào xã giao Thống đốc tỉnh Ibaraki và làm việc với các đối tác nhằm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp, logistics, cảng biển và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Yên Bái: Chính quyền đồng hành, doanh nghiệp đồng lòng Doanh nghiệp

Yên Bái: Chính quyền đồng hành, doanh nghiệp đồng lòng

TTTĐ - Sự tăng trưởng ấn tượng của Yên Bái trong những tháng đầu năm 2025 cho thấy tỉnh Yên Bái thực sự là điểm tựa tin cậy của doanh nghiệp trên địa bàn, điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để có được kết quả nổi bật này, chính quyền các cấp trong tỉnh Yên Bái đã và đang tập trung cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng hình ảnh chính quyền năng động, thân thiện; chuyển tư duy từ "cho phép", "cấp phép" sang tư duy "phục vụ", chuyển mạnh từ "tháo gỡ khó khăn" sang "tạo thuận lợi" cho doanh nghiệp.
Cách SHB xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Khi hiệu quả gặp gỡ lý tưởng Doanh nghiệp

Cách SHB xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Khi hiệu quả gặp gỡ lý tưởng

TTTĐ - Trong bối cảnh chuyển đổi mạnh mẽ, Ngân hàng SHB lựa chọn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang nhiều cảm hứng từ chủ nghĩa lãng mạn cách mạng...
Hai công ty chủ lực của Tập đoàn TH đạt chứng nhận trung hòa carbon quốc tế Doanh nghiệp

Hai công ty chủ lực của Tập đoàn TH đạt chứng nhận trung hòa carbon quốc tế

TTTĐ - Đó là Công ty Cổ phần Sữa TH và Công ty TNHH Nước tinh khiết Núi Tiên của Tập đoàn TH vừa đạt chứng nhận đạt trung hòa carbon quốc tế.
Xem thêm