Tag

Kỳ vọng ASEAN có nền kinh tế số hàng đầu

Công nghệ số 17/10/2024 17:02
aa
TTTĐ - Chiều 17/10, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN.
Việt Nam đề xuất ASEAN-Hoa Kỳ tăng cường hợp tác cùng kiến tạo tương lai Thủ tướng Việt Nam - Ấn Độ nhất trí sớm đàm phán Hiệp định thương mại tự do song phương Thủ tướng dự Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN

Tham dự Hội nghị có ông Triệu Minh Long - Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Thông tin và Truyền thông); ông Trần Đức Bình - Vụ trưởng Vụ ASEAN - Bộ Ngoại giao; bà Nguyễn Việt Chi - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) cùng các cơ quan báo chí.

Ông Triệu Minh Long,Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo, tăng cường hiểu biết cho người dân về hợp tác ASEAN; sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam và định hướng ASEAN trong giai đoạn tiếp theo.

Cũng tại sự kiện này, các chuyên gia đã trình bày các tham luận với chủ đề như: "Hội nghị cấp cao ASEAN 44,45: Thúc đẩy kết nối và tự cường”, thành tựu và định hướng ưu tiên của ASEAN trong giai đoạn tới; "Cộng đồng ASEAN sau 20225, cơ hội và triển vọng từ Hiệp định khung Kinh tế số ASEAN"…

Tại đây, ông Trần Đức Bình - Vụ trưởng Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao) đã thông tin về kết quả Hội nghị cấp cao ASEAN 44,45 với chủ đề: “Tăng cường kết nối và tự cường ASEAN”. Theo đó, chủ đề “Kết nối và Tự cường” của Hội nghị cấp cao ASEAN 44,45 được các quốc gia đánh giá phù hợp, các nước ủng hộ.

Hội nghị có 19 hội nghị, phiên họp; hơn 30 lãnh đạo các nước ASEAN và đối tác tham dự, khoảng 90 văn kiện được thông qua và ghi nhận… Tinh thần kết nối và tự cường không chỉ để lại dấu ấn đậm nét tại các Hội nghị lần này, mà sẽ tiếp tục được lan tỏa và phát huy mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Kỳ vọng Hiệp định DEFA đưa ASEAN có nền kinh tế số hàng đầu
Ông Triệu Minh Long - Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Thông tin và Truyền thông) phát biểu tại Hội nghị

Nước bạn Lào tổ chức chu đáo, trọng thị, điều hành hiệu quả các hội nghị. Các nước ASEAN tham gia trách nhiệm, đoàn kết, giữ hình ảnh chung và vai trò trung tâm, ứng xử hài hòa, cân bằng các vấn đề.

Kết quả, lãnh đạo các nước ASEAN và các đối tác thông qua nhiều văn kiện quan trọng như Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hướng tới cấu trúc khu vực với ASEAN ở vị trí trung tâm, cùng nhiều tuyên bố về các lĩnh vực hợp tác cụ thể như tăng cường kết nối chuỗi cung ứng, nông nghiệp bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học…

Lãnh đạo các nước ASEAN và đối tác cũng nhất trí tăng cường hợp tác tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, năng lượng sạch, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), hệ sinh thái xe điện.

Bên cạnh đó, nhiều tuyên bố quan trọng đã được thông qua tại các Hội nghị lần này thể hiện cam kết và quyết tâm mạnh mẽ của các nước, như: Tuyên bố ASEAN - Ấn Độ về thúc đẩy chuyển đổi số; Tuyên bố ASEAN - Hoa Kỳ về thúc đẩy trí tuệ nhân tạo an toàn, bảo mật và đáng tin cậy; Tuyên bố ASEAN - Trung Quốc về hợp tác xây dựng hệ sinh thái số bền vững và toàn diện.

Kết nối, giao lưu Nhân dân được đẩy mạn, là nền tảng tăng cường tình hữu nghị, hiểu biết và ngày càng gắn bó giữa người dân các nước.

Các đối tác Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Australia, Nhật Bản, Canada… cam kết tăng số lượng học bổng, trao đổi sinh viên, đào tạo nâng cao năng lực, đầu tư cho thế hệ tương lai.

Tiếp nối thành công của năm 2024, lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc quyết định lấy năm 2025 là năm giao lưu Nhân dân. Năm 2025 cũng được chọn là năm Du lịch ASEAN - Ấn Độ.

Tại sự kiện, bà Nguyễn Việt Chi - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) cũng trình bày về lộ trình chuyển đổi số ASEAN.

Theo bà Chi, hiện ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN. Về đầu tư, Mỹ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào ASEAN, sau đó là EU và Trung Quốc.

Hiện ASEAN có tốc độ thương mại điện tử (TMĐT), kinh tế số cao nhất hiện nay. Giá trị thị trường TMĐT ASEAN ước 320 tỷ USD vào 2025 và ước tính đạt mốc 1.000 tỷ USD vào 2030.

ASEAN đã hoàn thành sáng kiến QRcodeASEAN nhằm kết nối các mã QR trong thanh toán giữa các quốc gia trong ASEAN, cho phép người dùng mua hàng hóa và dịch vụ trên khắp các nước thành viên dễ dàng hơn bằng đồng nội tệ; triển khai xây dựng và đưa vào ứng dụng một mã số định danh doanh nghiệp thống nhất trong ASEAN.

Kỳ vọng Hiệp định DEFA đưa ASEAN có nền kinh tế số hàng đầu
Bà Nguyễn Việt Chi - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương)

Bà Chi cũng thông tin về Hiệp định khung về kinh tế số ASEAN (DEFA). Đây là sáng kiến chính của lộ trình chuyển đổi số ASEAN. Hiệp định có 16 chương, 36 điều.

Với Việt Nam, Đại diện Cục TMĐT (Bộ Công thương) và Bộ Thông tin và Truyền thông tham gia vào đàm phán. Hiệp định DEFA được kỳ vọng đưa ASEAN trở thành nền kinh tế số hàng đầu.

Chuyên gia này chia sẻ thêm, dự kiến, DEFA sẽ hướng tới việc xây dựng một không gian, môi trường an toàn, lành mạnh cho kinh tế số phát triển; đồng thời thắt chặt vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ dữ liệu cá nhân...

"DEFA được kỳ vọng sẽ là cơ sở để thiết lập nền tảng vững chắc, toàn diện đưa ASEAN trở thành khu vực có nền kinh tế số phát triển hàng đầu trong thời gian tới", Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên nhấn mạnh.

Đọc thêm

Cán bộ công chức huyện Thanh Trì tập huấn chuyển đổi số và AI Công nghệ số

Cán bộ công chức huyện Thanh Trì tập huấn chuyển đổi số và AI

TTTĐ - Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, là đòn bẩy trong các lĩnh vực phát triển, huyện Thanh Trì, Hà Nội, đã có nhiều giải pháp thiết thực ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ, AI trong thực thi nhiệm vụ.
Tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số Công nghệ số

Tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị quyết số 03/NQ-CP Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Tạo những điều kiện vững chắc cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước Công nghệ số

Tạo những điều kiện vững chắc cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước

TTTĐ - Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ, cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Nghị quyết 57-NQ/TW: Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo Công nghệ số

Nghị quyết 57-NQ/TW: Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.
Kịp thời chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, rào cản trong lĩnh vực bán dẫn Công nghệ số

Kịp thời chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, rào cản trong lĩnh vực bán dẫn

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 05/TB-VPCP ngày 6/1/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Phiên họp thứ nhất ngày 14 tháng 12 năm 2024.
Công nghệ số là cơ hội lớn để mỗi quốc gia tạo ra bước nhảy vọt Công nghệ số

Công nghệ số là cơ hội lớn để mỗi quốc gia tạo ra bước nhảy vọt

TTTĐ - Sáng 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Quỹ VinFuture mở rộng chương trình kết nối InnovaConnect ra toàn quốc Công nghệ số

Quỹ VinFuture mở rộng chương trình kết nối InnovaConnect ra toàn quốc

TTTĐ - Ngày 2/1/2025, Quỹ VinFuture công bố mở rộng quy mô chương trình cầu nối khoa học InnovaConnect dành cho tất cả viện, trường, tổ chức nghiên cứu trên toàn quốc có mong muốn thiết lập mối quan hệ với những nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu thế giới. Chương trình nhằm thúc đẩy hợp tác thực tiễn và phát triển bền vững trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
Triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử trên DVC trực tuyến Công nghệ số

Triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử trên DVC trực tuyến

TTTĐ - Từ ngày 2/1/2025, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể sử dụng bản sao chứng thực điện tử để thực hiện dịch vụ công trực tuyến (VDC) hoàn toàn đối với đa số các thủ tục hành chính đã được cung cấp trên môi trường điện tử.
Giải pháp đột phá cho ngành Du lịch trong thời đại số Công nghệ số

Giải pháp đột phá cho ngành Du lịch trong thời đại số

TTTĐ - Mạng xã hội Xintel ra đời nhằm hỗ trợ cho việc thanh toán dịch vụ du lịch một cách nhanh chóng, mang lại sự tiện lợi hơn trong việc trải nghiệm văn hóa của từng quốc gia.
Từ thiết bị phổ thông đến công nghệ giáo dục, Masscom đưa hàng triệu sản phẩm đến tay khách hàng Công nghệ số

Từ thiết bị phổ thông đến công nghệ giáo dục, Masscom đưa hàng triệu sản phẩm đến tay khách hàng

TTTĐ - Công ty Cổ phần Masscom Việt Nam công bố những kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2024, dẫn đầu trong công nghệ di động, giải pháp công nghệ giáo dục và sản phẩm công nghệ trẻ em.
Xem thêm