Tag
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về dầu khí

Kỳ 3: Quản lý nhà nước về dầu khí phù hợp với tình hình mới

Doanh nghiệp 08/10/2021 07:01
aa
TTTĐ - Xu hướng chuyển dịch năng lượng, giá dầu biến động, tài nguyên dầu khí ngày càng hạn chế (chủ yếu tập trung ở khu vực nước sâu xa bờ, cần vốn đầu tư lớn, rủi ro cao)… là các yếu tố chính khiến các quốc gia trên thế giới điều chỉnh mô hình quản lý nhà nước về dầu khí theo hướng linh hoạt, gia tăng các cơ chế ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.
Kỳ 2: Quản lý nhà nước về thăm dò khai thác dầu khí trên thế giới Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về dầu khí Kỳ 3: Gỡ “vướng” trong quá trình đầu tư dự án dầu khí Kỳ 2: Đầu tư dự án dầu khí với “rào cản” về quy trình, thủ tục Đầu tư xây dựng dự án dầu khí: Nhiều bất cập trong văn bản pháp luật
Thử vỉa tại giếng CT-6X, mỏ Cá Tầm, bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam. Ảnh Phan Ngọc Trung
Thử vỉa tại giếng CT-6X, mỏ Cá Tầm, bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam; Ảnh Phan Ngọc Trung

Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đánh giá: “Quy định pháp luật của ngành năng lượng nói chung và từng phân ngành nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu thống nhất, chưa bảo đảm tính tương thích với pháp luật quốc tế. Một số cơ chế, chính sách chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chưa thúc đẩy việc xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh. Chính sách về đầu tư phát triển, quản lý tài nguyên năng lượng còn thiếu, chưa đồng bộ”.

Để thực hiện nhiệm vụ được Bộ Chính trị giao “Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí tại các khu vực tiềm năng, nước sâu, xa bờ gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển; nâng cao hệ số thu hồi, tận thu các mỏ nhỏ, khối sót cận biên…” (Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020), các chuyên gia cho rằng cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho sự phát triển của ngành Dầu khí.

Trong đó, chúng ta cần phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng sản xuất kinh doanh; tách bạch các trách nhiệm xã hội với nhiệm vụ bảo toàn vốn, phát triển doanh nghiệp. Luật Dầu khí cần điều chỉnh áp dụng cho toàn bộ chuỗi hoạt động dầu khí và cho phép áp dụng trong trường hợp có sự chưa thống nhất với các luật khác nhằm hạn chế tối đa các vướng mắc do phải áp dụng các luật khác nhau.

Trên cơ sở phân tích mô hình quản lý của các quốc gia trên thế giới, chuyên gia Đoàn Văn Thuần - Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét các các thay đổi/điều chỉnh trong thẩm quyền phê duyệt của các cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí trong Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt các quy trình có ảnh hưởng lớn đến quyền “sở hữu nhà nước đối với tài nguyên dầu khí” như phê duyệt dự thảo Hợp đồng dầu khí; chuyển nhượng quyền lợi tham gia trong Hợp đồng dầu khí; chấm dứt Hợp đồng dầu khí.

PVN đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2009 - 2020
PVN đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2009 - 2020

Để tăng tính chủ động trong quá trình triển khai và phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế, Thủ tướng Chính phủ xem xét trao quyền cho cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí (Bộ Công thương) hoặc Công ty Dầu khí quốc gia (PVN) phê duyệt: Danh mục các lô dầu khí; kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu; chuyển đổi cam kết công việc; giữ lại diện tích, kéo dài thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí; hoàn trả diện tích tìm kiếm thăm dò; mở rộng phạm vi hợp đồng trong trường hợp phát hiện thương mại vượt ra ngoài ranh giới phạm vi hợp đồng đó; báo cáo trữ lượng dầu khí; FDP/FDP điều chỉnh.

Đối với lĩnh vực tìm kiếm thăm dò dầu khí, VPI cho rằng đây là hoạt động rủi ro cao do chủ yếu được thực hiện ở khu vực nước sâu xa bờ (vài km dưới đáy biển), chi phí lớn, điều kiện thi công khó khăn. Trên thế giới, xác suất thành công của các giếng khoan thăm dò ngoài khơi trung bình chỉ khoảng 10 - 20%. Tuy nhiên, chỉ có tìm kiếm thăm dò mới có thể gia tăng được trữ lượng, đây là cơ sở để có các bước tiếp theo là phát triển mỏ và khai thác dầu khí.

Trong bối cảnh xu hướng chuyển dịch năng lượng, giá dầu biến động, tài nguyên dầu khí ngày càng hạn chế, VPI đề xuất các cơ quan có thẩm quyền xem xét linh hoạt trong việc áp dụng các hình thức hợp đồng dầu khí (ngoài PSC), gia tăng các cơ chế ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí. Các cơ chế, chính sách theo thông lệ quốc tế, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà đầu tư và nước chủ nhà trong các điều kiện mới cần được khẩn trương xem xét, nghiên cứu áp dụng.

Từ khi thành lập đến cuối năm 2020, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã khai thác được trên 420 triệu tấn dầu thô, 160 tỷ m3 khí, sản xuất 200 tỷ kWh điện, 70 triệu tấn xăng dầu và 20 triệu tấn phân bón (urea), là trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước và là tiền đề phát triển các ngành công nghiệp khác.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai ứng phó với bão, mưa lũ Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai ứng phó với bão, mưa lũ
Thủ tướng: Xử lý nghiêm chủ đầu tư gây khó khăn, làm chậm giải ngân vốn đầu tư công Thủ tướng: Xử lý nghiêm chủ đầu tư gây khó khăn, làm chậm giải ngân vốn đầu tư công
Phát triển nuôi biển trở thành một ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn Phát triển nuôi biển trở thành một ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn
Đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế Đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế
Hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mua máy tính học trực tuyến Hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mua máy tính học trực tuyến
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Thăng Long Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Thăng Long

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Agribank "tiếp sức" người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư Doanh nghiệp

Agribank "tiếp sức" người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư

TTTĐ - Agribank tiên phong triển khai gói tín dụng đặc biệt với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nhà ở cho người trẻ.
Truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

TTTĐ - Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chung tay cùng MB trồng 1 triệu cây xanh cho Trường Sa Doanh nghiệp

Chung tay cùng MB trồng 1 triệu cây xanh cho Trường Sa

TTTĐ - Chiều 2/4, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) phối hợp cùng Quân chủng Hải quân phát động chương trình “HiGreen Trường Sa” với mục tiêu trồng 1 triệu cây xanh tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.
BSR chính thức được cấp chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU Kinh tế

BSR chính thức được cấp chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU

TTTĐ - Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vừa chính thức được cấp chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU.
Hà Nội siết quản lý ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Doanh nghiệp

Hà Nội siết quản lý ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 1173/UBND-NC về việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; quản lý, sử dụng con dấu; quản lý căn cước; Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ Doanh nghiệp

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

TTTĐ - Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
BSR khánh thành Nhà thực hành đa năng kết hợp phòng chống thiên tai tại Quảng Trị Doanh nghiệp

BSR khánh thành Nhà thực hành đa năng kết hợp phòng chống thiên tai tại Quảng Trị

TTTĐ - Công ty Cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) vừa tổ chức Lễ khánh thành Nhà thực hành đa năng kết hợp phòng chống thiên tai và tặng quà cho hộ gia đình chính sách, các em học sinh nghèo vượt khó tại thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn Doanh nghiệp

Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

TTTĐ - Tại Việt Nam, hơn 98% doanh nghiệp hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Họ là những người bắt đầu từ những điều rất nhỏ: Một cửa hàng cà phê tại góc phố, một tiệm bán đồ thủ công tại nhà, hay một thương hiệu thời trang local mới thành lập. Song, đằng sau quy mô khiêm tốn ấy lại là những kế hoạch phát triển dài hơi, những ước mơ mở rộng thị trường và mong muốn được bước ra sân chơi lớn.
Phú Mỹ được bình chọn "Hàng Việt Nam chất lượng cao" năm thứ 22 liên tiếp Doanh nghiệp

Phú Mỹ được bình chọn "Hàng Việt Nam chất lượng cao" năm thứ 22 liên tiếp

TTTĐ - Đại diện Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ, mã chứng khoán DPM) cho biết hai sản phẩm chủ lực là Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ tiếp tục được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao". Đây là năm thứ 22 liên tiếp, Phú Mỹ có được vinh dự này.
ABBANK chuẩn bị tổ chức họp Đại hội cổ đông 2025 Doanh nghiệp

ABBANK chuẩn bị tổ chức họp Đại hội cổ đông 2025

TTTĐ - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) chính thức công bố báo cáo tài chính năm 2024 sau kiểm toán và triển khai các công tác chuẩn bị tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 18/4/2025.
Xem thêm