Tag

Kon Tum: Người dân chua xót nhìn đất đai, hoa màu trôi sông

Đường dây nóng 04/08/2024 16:26
aa
TTTĐ - Hơn 40 hộ dân trên địa bàn thị trấn Plei Kần và xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) vẫn chưa nhận đủ tiền bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất sản xuất, hoa màu bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện Plei Kần.
Kon Tum: Xử lý hàng nghìn mét khối đất, đá dọc bờ sông PôKô Dự án Nhà máy giấy Tân Mai “đắp chiếu” dưới nắng gió Tây Nguyên Kon Tum: Đèo Lò Xo nát như "chiếc áo rách"
Kon Tum: Người dân chua xót nhìn đất đai, hoa màu trôi sông
Dự án thủy điện Plei Kần do Công ty Cổ phần Tấn Phát làm chủ đầu tư đi vào vận hành được gần 4 năm và ảnh hưởng đến đất đai, hoa màu của người dân (Ảnh: Trần Nghĩa)

Bất lực nhìn đất đai, hoa màu trôi theo sông

Dẫn chúng tôi ra căn nhà và vườn cây ăn trái nằm bên lòng hồ thủy điện Plei Kần bằng chiếc ghe nhỏ, ông Nguyễn Văn Chính, trú tại Tổ dân phố 2, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) chua xót: "Trước đây đo đạc và có đền theo cao trình, nhưng sau khi thủy điện tích nước thì nước ngập hơn cao trình. Cùng với đó, khi nước dâng cao, diện tích đất và cây ăn trái sát lòng hồ cứ trôi theo dòng sông".

Cũng theo ông Chính, thời điểm hiện tại, hơn 200 cây cà phê và hơn 40 cây sầu riêng dọc lòng hồ có nguy cơ sạt lở. Cách đây gần 4 năm cũng khiếu nại để hỗ trợ đền bù, đơn từ gửi đến khắp nơi mà cuối cùng cũng chưa được giải quyết.

Kon Tum: Người dân chua xót nhìn đất đai, hoa màu trôi sông
Ông Nguyễn Văn Chính chua xót khi nhìn căn nhà của mình bị nước ngập ngang tường (Ảnh: Trần Nghĩa)

Nằm cách lòng hồ khá xa, anh Xiêng Lăng Hùng, trú tại thôn Chả Nội 2, xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) cho biết: "Cách đây khoảng 1 tuần, do ảnh hưởng của bão và áp thấp nên thủy điện xả không kịp, một diện tích lớn cây cà phê của gia đình đã bị nước sông nhấn chìm".

Để cứu vãn tình hình, anh đã phải tự tay chặt bỏ những cây cà phê đang trong thời kỳ kinh doanh do bị ngập úng và trồng dặm thêm cây con. Tuy nhiên, cứ mỗi lần mưa là nước lòng hồ lại dâng cao nên các cây cà phê trồng dặm đều bị chết.

Anh Xiêng Lăng Hùng cho biết thêm, gia đình trồng hơn 500 cây cà phê ở khu vực gần khe suối, trước đây mưa lớn đến mấy cũng không bị ngập. Sau khi thủy điện tích nước thì năm nào diện tích cây cà phê cũng bị ngập, mỗi lần ngập hai đến ba ngày, tính ra đã chết 170 cây cà phê.

Kon Tum: Người dân chua xót nhìn đất đai, hoa màu trôi sông
Một số cây sầu riêng đứng trước nguy cơ ngã đổ xuống lòng hồ (Ảnh: Trần Nghĩa)

Hơn 40 hộ dân bị ảnh hưởng bởi thủy điện

Theo tìm hiểu của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, ngày 17/10/2016, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum đã ra quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty Cổ phần Tấn Phát thực hiện dự án thủy điện Plei Kần.

Dự án được thực hiện trên sông Pô Kô thuộc thị trấn Plei Kần, xã Đắk Nông (huyện Ngọc Hồi) và xã Đăk Rơ Nga (huyện Đăk Tô).

Ngay sau khi dự án thực hiện xong và tiến hành tích nước để vận hành thử nghiệm đã khiến nhiều diện tích đất đai, hoa màu của người dân bị ảnh hưởng.

Kon Tum: Người dân chua xót nhìn đất đai, hoa màu trôi sông
Anh Xiêng Lăng Hùng chặt bỏ những cây cà phê bị chết do ngập úng (Ảnh: Trần Nghĩa)

Theo thống kê của UBND huyện Ngọc Hồi, liên quan đến thủy điện Plei Kần có tổng cộng 40 đơn kiến nghị của người dân và hiện phát sinh thêm một số hộ bị ảnh hưởng. Trong đó, thị trấn Plei Kần 12 đơn và xã Đăk Nông 28 đơn.

Người dân kiến nghị xoay quanh việc nước đập thủy điện Plei Kần dâng làm sạt lở đất, cây cối, hoa màu của các hộ gia đình và đề nghị hỗ trợ thiệt hại. Tuy nhiên, đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.

Đặc biệt, 2 hộ đã được thống nhất phương án đền bù do bị ảnh hưởng khi vận hành thủy điện nhưng đến nay vẫn chưa nhận đủ tiền đền bù.

Cụ thể, ông Trần Văn Minh ở thôn 6, thị trấn Plei Kần đang đề nghị chi trả số tiền đền bù thiệt hại còn lại 360 triệu đồng. Ông Phạm Văn Hoãn ở thôn 7, thị trấn Plei Kần đề nghị chi trả số tiền đền bù thiệt hại còn lại 250 triệu đồng.

Kon Tum: Người dân chua xót nhìn đất đai, hoa màu trôi sông
Nhiều diện tích đất sản xuất của người dân bị sạt lở (Ảnh: Trần Nghĩa)

Ông Phạm Văn Hoãn cho biết: Gia đình đã kiểm kê thống nhất khối lượng và số tiền hỗ trợ cho nhưng mới được chi trả một nửa, số tiền còn lại 250 triệu đồng vẫn chưa được trả.

Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Nguyễn Hữu Nông, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi cho biết: Thời gian qua, tại các buổi tiếp xúc cử tri, những hộ dân bị ảnh hưởng của dự án thủy điện Plei Kần đã kiến nghị. Sau đó, chủ đầu tư dự án thủy điện Plei Kần cũng phối hợp với UBND thị trấn xuống xác định, đo đếm nhưng đến nay vẫn chưa hỗ trợ cho người dân.

Qua những buổi làm việc, đại diện thủy điện cũng hứa sẽ giải quyết dứt điểm cho người dân. Tuy nhiên, sự việc kéo dài hơn 3 năm nay rồi vẫn "giậm chân tại chỗ".

Mới đây, ngày 13/6/2024, Văn phòng HĐND và UBND huyện Ngọc Hồi đã có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND huyện tại cuộc họp giải quyết bồi thường thiệt hại do thi công, vận hành các công trình thủy điện.

Theo đó, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi yêu cầu Phòng Kinh tế và Hạ tầng chủ trì, phối hợp với UBND các xã Đăk Nông và thị trấn Plei Kần rà soát, đánh giá kết quả kiến nghị của người dân liên quan trong quá trình vận hành của thủy điện.

Trong đó, đơn vị rà soát lập danh sách các hộ để tiến hành kiểm kê, đo đạc đối với các trường hợp đã xác định được nguyên nhân ảnh hưởng bởi vận hành thủy điện.

Công ty Cổ phần Tấn Phát phối hợp với UBND xã Đăk Nông và thị trấn Plei Kần lập danh sách các hộ dân bị ảnh hưởng đã thống nhất khối lượng và thực hiện việc chi trả tiền đến bù đến từng hộ dân.

Đối với các hộ chưa thống nhất được nguyên nhân bị ảnh hưởng, đề nghị công ty phối hợp với UBND các xã, thị trấn và các phòng chức năng của huyện để kiểm tra, làm việc cụ thể với từng hộ. Công ty hoàn thành trước 30/6/2024 và báo cáo UBND huyện (qua Phòng Kinh tế và Hạ tầng) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Kon Tum: Người dân chua xót nhìn đất đai, hoa màu trôi sông
Cây ăn trái của người dân ven lòng hồ có nguy cơ trôi theo sông (Ảnh: Trần Nghĩa)

Ông Nguyễn Đức Xuân, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Ngọc Hồi cho biết: Đến nay vẫn còn nhiều hộ chưa được bồi thường, hỗ trợ. UBND huyện đã có nhiều buổi làm việc với Công ty Cổ phần Tấn Phát, UBND các xã và các đơn vị liên quan để họp bàn.

Đồng thời, UBND huyện cũng đã có văn bản báo cáo Sở Công thương, UBND tỉnh để có chỉ đạo việc thực hiện sớm chi trả, bồi thường cho người dân trên địa bàn.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập Đường dây nóng

Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

TTTĐ - Trước tình trạng lấn chiếm đất đai, đồng ruộng và xây dựng trái phép gia tăng trong giai đoạn sắp xếp các đơn vị hành chính, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã liên tục chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các cấp, ngành siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm nhằm đảm bảo kỷ cương pháp luật và ổn định xã hội.
Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng Bạn đọc

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

TTTĐ - Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng.
Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Ngày 29/4, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã ban hành Công điện số 02 yêu cầu các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Chỉ đạo của Phó Thủ tướng về tình hình lúa chết cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau Đường dây nóng

Chỉ đạo của Phó Thủ tướng về tình hình lúa chết cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo xử lý về tình hình lúa chết cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
Xem thêm