Tag

Kon Tum: Cảnh báo nguy cơ sạt lở đất trên Quốc lộ 14

Xã hội 25/07/2024 14:11
aa
TTTĐ – Tình trạng sạt lở đang diễn biến phức tạp dọc tuyến Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh) đoạn qua tỉnh Kon Tum, đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân.
Kon Tum: Đổ hàng nghìn mét khối đất, đá xuống sông kè sạt lở? Kon Tum: Xử lý hàng nghìn mét khối đất, đá dọc bờ sông PôKô Kon Tum: Xử phạt 1 cá nhân vì san lấp đất ruộng
Kon Tum: Cảnh báo nguy cơ sạt lở đất trên Quốc lộ 14
Một quả đồi lớn đã bị sạt trượt một nửa và có nguy cơ cao đổ xuống tuyến Quốc lộ 14 (Ảnh: Trần Nghĩa)

Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất

Do ảnh hưởng của các đợt áp thấp và cơn bão số 2, những ngày vừa qua, trên địa bàn tỉnh Kon Tum xuất hiện lượng mưa lớn. Tại các huyện như: Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Ngọc Hồi...có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất tại nhiều điểm xung yếu, dọc các bờ sông, đồi cao...

Đáng chú ý, tại km1448 + 715, đoạn qua xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), một quả đồi lớn ước tính hàng nghìn mét lượng lớn, đá đang có nguy cơ sạt trượt xuống mặt đường Quốc lộ 14.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, một khối lượng lớn đất, đá đã tràn xuống một phần mặt đường và mương thoát nước. Do khối lượng đất, đá quá lớn đã khiến mái taluy bị đẩy nghiêng.

Cách đó không xa, nhiều tấm đan mái taluy đã bị nước cuốn trôi, nhiều vị trí đã bị sạt lở trước đó và có nguy cơ cao tiếp tục sạt trượt.

Anh Nguyễn Văn Thanh, trú tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) cho biết: “Tình trạng sạt lở một quả đồi lớn tại xã Đăk Kroong đã xuất hiện từ lâu và càng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nếu lượng mưa lớn và kéo dài thì quả đồi có thể đổ xuống bất cứ lúc nào, điều này sẽ đe dọa đến tài sản và tính mạng của những người tham gia giao thông trên Quốc lộ 14”.

Kon Tum: Cảnh báo nguy cơ sạt lở đất trên Quốc lộ 14
Người dân lưu thông qua đây cảm thấy bất an vì quả đồi có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào (Ảnh: Trần Nghĩa)

Nhằm cảnh báo người dân và các phương tiện, Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng đường bộ Kon Tum đã tổ chức rào chắn và cắm biển cảnh báo, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời.

Cũng theo ghi nhận, tại nhiều vị trí dọc bờ sông Pô Kô thuộc xã Đăk Kroong, thị trấn Đăk Pek (huyện Đăk Glei), xã Đăk Dục, xã Đăk Nông (huyện Ngọc Hồi) do nước đầu nguồn đổ về lớn, mực nước lên cao và chảy mạnh khiến nhiều diện tích đất bị sạt lở, cuốn trôi nhiều hoa màu và đất canh tác của người dân.

Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Đỗ Đăng Dự, Chánh Văn phòng UBND huyện Đăk Glei, cho biết: “Vị trí sạt lở là tuyến Quốc lộ 14 do Văn phòng Quản lý Đường bộ III.4 quản lý.

Thời gian vừa qua, huyện cũng đã đề xuất với Sở Giao thông Vận tải tỉnh Kon Tum trong buổi làm việc kiểm tra phòng chống thiên tai bão lũ trên địa bàn để Văn phòng Quản lý Đường bộ III.4 có biện pháp khắc phục, đảm bảo an toàn tài sản và tính mạng của người dân”.

Kon Tum: Cảnh báo nguy cơ sạt lở đất trên Quốc lộ 14
Nhiều vị trí đã bị sạt trượt và có nguy cơ cao đổ xuống Quốc lộ 14 (Ảnh: Trần Nghĩa)

Chủ động ứng phó mưa lũ, sạt lở đất

Trước tình hình mưa lớn xuất hiện trên địa bàn, ông Lê Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Công điện 02/CĐ-UBND yêu cầu các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, chính quyền các huyện, thành phố chủ động ứng phó mưa lũ, sạt lở đất.

Theo nội dung công văn, trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa, mưa vừa, cục bộ có mưa to và dông. Mưa lớn có khả năng gây ngập úng ở vùng trũng thấp, gây ra lũ quét, sạt lở đất ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân và cơ sở hạ tầng, đường giao thông.

Để chủ động ứng phó, phòng chống mưa lũ, sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân và công trình cơ sở hạ tầng, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương trong tỉnh theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo về mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, tổ chức, cá nhân, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.

Cùng với đó, cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát các khu dân cư, trường học, cơ sở y tế, trụ sở cơ quan ven sông, suối, khu vực thấp trũng, khu vực sườn dốc để kịp thời phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở khi mưa lớn; kiên quyết tổ chức di dời hoặc có phương án chủ động chống sạt lở, sơ tán khi có tình huống xấu nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân và cơ sở hạ tầng.

Kon Tum: Cảnh báo nguy cơ sạt lở đất trên Quốc lộ 14
Dọc bờ sông Pô Kô, nhiều vị trí đã bị sạt lở nghiêm trọng (Ảnh: Trần Nghĩa)

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các địa phương, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, rà soát, cắm biển cảnh báo khu vực nguy hiểm, khu ngập sâu, sạt lở đất, lũ quét, các khu vực có nguy cơ mất an toàn; tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở

Các đơn vị kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; chủ động chỉ đạo triển khai công tác đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh, cơ sở giáo dục tại các khu vực xảy ra ngập lụt.

Đồng thời, cơ quan chức năng kiểm tra công tác bảo đảm an toàn tại các công trường đang xây dựng, nhất là các công trình xây dựng ở khu dân cư ven sông, suối, sườn dốc; đình chỉ việc xây dựng công trình nếu không bảo đảm an toàn hoặc có nguy cơ gây sạt lở, ảnh hưởng đến dòng chảy, thoát lũ.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và đề nghị các đơn vị chủ đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định về quản lý vận hành an toàn đập, hồ chứa và chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp do sự cố thiên tai gây ra, nhất là sự cố về động đất, sạt lở và bão lụt.

Một khối lượng lớn đất, đá tràn xuống một phần mương thoát nước và mặt đường (Ảnh: Trần Nghĩa) Theo ghi nhận của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, một khối lượng lớn
Một khối lượng lớn đất, đá tràn xuống một phần mương thoát nước và mặt đường (Ảnh: Trần Nghĩa) Theo ghi nhận của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, một khối lượng lớn

Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum lưu ý, phải bảo đảm an toàn tại khu vực bị ngập sâu, chia cắt, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư để xử lý ngay các điểm sạt lở, cây cối ngã đổ, bảo đảm giao thông thông suốt trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

Đồng thời, cơ quan chức năng tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp tự bảo đảm an toàn khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt, nghiêm cấm người dân vớt củi, đánh bắt cá trên sông, suối, hồ đập khi có mưa lũ, vùng ngập sâu, nước chảy xiết.

Các đơn vị chuẩn bị lực lượng, phương tiện phục vụ công tác phòng, chống và ứng cứu sự cố thiên tai, chủ động triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra.

Đọc thêm

Phối hợp kịp thời xử lý các sự cố phát sinh do mưa bão Xã hội

Phối hợp kịp thời xử lý các sự cố phát sinh do mưa bão

TTTĐ - UBND quận Đống Đa vừa có báo cáo nhanh về công tác ứng phó với bão số 3 trên địa bàn quận tính đến 5h ngày 8/9/2024.
Huy động mọi lực lượng khắc phục hậu quả bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Huy động mọi lực lượng khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Chính quyền các cấp, lực lượng chức năng và người dân Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau bão số 3, dọn dẹp cây xanh bị gãy đổ, bảo đảm tiêu thoát nước...
Huyện Mê Linh tích cực khắc phục hậu quả cơn bão số 3 Môi trường

Huyện Mê Linh tích cực khắc phục hậu quả cơn bão số 3

TTTĐ - Sáng nay (8/9), sau khi bão số 3 đi qua, huyện Mê Linh (Hà Nôi) tiến hành kiểm tra đánh giá sửa chữa các hư hỏng các công trình giao thông, đê điều, thủy lợi, phục hổi sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Huyện Mỹ Đức vận hành 3 trạm bơm, 7 tổ máy để tiêu úng Muôn mặt cuộc sống

Huyện Mỹ Đức vận hành 3 trạm bơm, 7 tổ máy để tiêu úng

TTTĐ - Tính đến 8h ngày 8/9/2024, trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội có khoảng 654 ha lúa mùa, 48 cây bóng mát bị đổ do bão số 3. Thực hiện công tác khắc phục, Ban Thường vụ Huyện uỷ Mỹ Đức chỉ đạo cắt bỏ những cây bị đổ, đảm bảo an toàn giao thông; chỉ đạo dọn dẹp, vệ sinh môi trường tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; hướng dẫn Nhân dân dựng, buộc lúa.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 Môi trường

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

TTTĐ - Sở Xây dựng Hà Nội vừa có báo cáo nhanh tình hình ứng phó, khắc phục thiên tai do bão số 3 gây ra trên địa bàn thành phố.
EVNNPC huy động toàn bộ nhân lực khắc phục hậu quả sau bão Muôn mặt cuộc sống

EVNNPC huy động toàn bộ nhân lực khắc phục hậu quả sau bão

TTTĐ - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc Đỗ Nguyệt Ánh vừa chỉ đạo Ban điều hành tổng công ty kịp thời tổng chỉ huy điều động nhân lực, vật lực từ tất cả đơn vị trong EVNNPC để hỗ trợ các Công ty Điện lực khắc phục hậu quả ngay khi bão số 3 đi qua.
Tập trung xử lý giao thông, cấp điện, tiêu nước sau bão Muôn mặt cuộc sống

Tập trung xử lý giao thông, cấp điện, tiêu nước sau bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo các sở ngành tập trung xử lý, thông đường giao thông sau bão, khôi phục cấp điện phục vụ tiêu nước, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân Thủ đô.
Thạch Thất: Mực nước trên sông Tích vượt ngưỡng báo động 1 Môi trường

Thạch Thất: Mực nước trên sông Tích vượt ngưỡng báo động 1

TTTĐ - Theo báo cáo nhanh của huyện Thạch Thất (Hà Nội), đến rạng sáng 8/9, mực nước trên sông Tích đã vượt ngưỡng báo động 1, đạt 7.38m. Trên địa bàn có khoảng 400 héc-ta lúa và hoa màu bị đổ, ngập úng.
Quốc Oai vận hành hết công suất 9 trạm bơm tiêu Môi trường

Quốc Oai vận hành hết công suất 9 trạm bơm tiêu

TTTĐ - Nhằm ứng phó với tình hình mực nước các sông lên nhanh sau bão số 3, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã vận hành hết công suất 9 trạm bơm tiêu. Đến thời điểm sáng 8/9, trên địa bàn không có thiệt hại về người, chưa có sự cố đê điều.
Nỗ lực đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân Môi trường

Nỗ lực đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân

TTTĐ - Báo cáo nhanh của thị xã Sơn Tây sáng 8/9 cho hay, trên địa bàn không có thiệt hại về người do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Tuy nhiên, 424 cây lấy gỗ, bóng mát bị gãy đổ, một số nhà bị tốc mái.
Xem thêm