Tag

Kinh tế tập thể, hợp tác xã: Động lực phát triển kinh tế, xã hội bền vững

Nông thôn mới 09/08/2021 15:00
aa
TTTĐ - Trong những năm qua, kinh tế tập thể, hợp tác xã tiếp tục đổi mới, phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Nhiều loại hình, mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế bền vững, xây dựng Nông thôn mới, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Đề xuất nhiều giải pháp hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã khơi thông tiêu thụ, vận chuyển hàng hóa Tập trung phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã với nhiều hình thức đa dạng, phong phú Truy xuất nguồn gốc nông sản: Nâng cao uy tín, thương hiệu cho hợp tác xã

Từng bước nâng cao chất lượng các mô hình

Kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã - một trong bốn thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Nhận thức rõ được vai trò của khu vực kinh tế tập thể, giai đoạn 2016-2020, mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng. Loại hình này đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát; Tăng kim ngạch xuất khẩu, tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Việc phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả đã góp phần xây dựng Nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, nhất là địa bàn dân tộc thiểu số và miền núi; Nâng cao nhận thức của xã hội và hệ thống chính trị đối với hợp tác xã kiểu mới.

Tính đến nay, cả nước có 26.040 hợp tác xã, thu hút hơn 8,1 triệu thành viên; Trong đó, chủ yếu là đại diện hộ cá thể, cá nhân ở địa bàn nông thôn tham gia hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (chiếm 31% tổng số hộ cá thể, cá nhân của cả nước). Khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã đóng góp trực tiếp khoảng 4,8% GDP cả nước và gián tiếp hơn 30% GDP thông qua giá trị gia tăng của kinh tế hộ thành viên.

Kinh tế tập thể, hợp tác xã: Động lực phát triển kinh tế, xã hội bền vững
Ảnh minh họa

Để duy trì phát triển kinh tế tập thể có hiệu quả, thời gian qua, các mô hình hợp tác xã đã chuyển đổi, tổ chức lại hoạt động. Cụ thể, tính riêng trong năm 2020, có đến 96% hợp tác xã được chuyển đổi, tổ chức lại hoạt động; Quy mô, chất lượng và hiệu quả hoạt động được nâng lên. Tỷ lệ hợp tác xã hoạt động hiệu quả đạt 56%, tổng doanh thu đạt hơn 30.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2.900 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động 4,3 triệu đồng/người/tháng.

Đặc biệt, số lượng hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của quốc gia, vùng, địa phương ngày càng tăng. Liên kết sản xuất giữa các hợp tác xã với nhau, với tổ hợp tác và với doanh nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển.

Đến nay, cả nước có 1.700 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, 3.219 hợp tác xã sản xuất gắn với chuỗi giá trị, tăng 6,8 lần so với năm 2015. Số lượng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy mô vừa và lớn ngày càng tăng. Đến cuối năm 2020, cả nước có hơn 500 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy hơn 300 thành viên, tổng nguồn vốn từ 5 tỷ đồng trở lên (tăng 4 lần so với giai đoạn 2011-2015).

Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động

Nhấn mạnh về vai trò của các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã trong việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phó Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cho biết: Trong giai đoạn vừa qua, hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã triển khai đồng bộ và hiệu quả, cơ bản hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao theo chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, quy định của Điều lệ. Đồng thời, giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn cả nước và các địa phương, trở thành cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, 90% hợp tác xã bị giảm doanh thu, lợi nhuận sụt giảm, thu nhập của người lao động và thành viên gặp nhiều khó khăn.

Kinh tế tập thể, hợp tác xã: Động lực phát triển kinh tế, xã hội bền vững
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách để giúp các thành viên vượt qua khó khăn do dịch Covid-19

Để giúp các thành viên hợp tác xã vượt qua khó khăn, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã triển khai một số chính sách như: Hỗ trợ xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ, tuần hàng nông sản; Tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, các địa phương và Bộ, ngành thiếu nguồn lực để hỗ trợ hợp tác xã.

“Trước những khó khăn đang hiện hữu, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác đã và đang huy động mọi nguồn lực để chống chịu, giảm thiệt hại duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại, số lượng hợp tác xã ngừng hoạt động...

Các đơn vị tiếp tục phát triển đa dạng về loại hình, hình thức hợp tác trong các ngành nghề, lĩnh vực, thành phần kinh tế và địa bàn, nhất là khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, sản xuất gắn với chuỗi giá trị; Củng cố, tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác hiện nay và khi đại dịch Covid-19 được ngăn chặn và đầy lùi”, đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo nhấn mạnh.

Trong thời gian tới, chiến lược của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là phấn đấu đến năm 2030, cả nước có khoảng 140 nghìn tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên, 45 nghìn hợp tác xã với 8 triệu thành viên, 340 liên hiệp hợp tác xã với 1.700 hợp tác xã thành viên.

Số hợp tác xã hoạt động đạt loại tốt, khá chiếm từ 60% - 70% trên tổng số hợp tác xã cả nước. Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã tốt nghiệp cao đẳng, đại học đạt ít nhất 25%; Khoảng 80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề giám đốc.

Kinh tế tập thể, hợp tác xã: Động lực phát triển kinh tế, xã hội bền vững
Đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc với doanh nghiệp năm 2021

Ngoài ra, cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2030 cả nước có trên 5.000 hợp tác xã và 500 tổ hợp tác ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Cùng với đó, các tổ hợp tác, hợp tác xã cần thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa nông sản; Tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và hợp tác xã, phấn đấu có khoảng 50% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị; Xử lý dứt điểm các hợp tác xã đã ngừng hoạt động và các hợp tác xã chưa chuyển đổi, tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã năm 2012...

Đặc biệt là xây dựng hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam vững mạnh, thống nhất chặt chẽ tổ chức và hoạt động từ trung ương đến địa phương, được Nhà nước áp dụng chính sách cán bộ phù hợp và có đủ năng lực thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; Làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; Tiếp tục giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường Nông thôn mới

Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường

TTTĐ - Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến tại buổi Họp báo về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong ngành Nông nghiệp và Môi trường.
Hải Dương có 75 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Hải Dương có 75 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương vừa quyết định công nhận thêm 23 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.
Tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao Nông thôn mới

Tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

TTTĐ - Hà Nội là địa phương được đánh giá đi đầu trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chiếm 22,1% tổng sản phẩm trên cả nước. Tuy vậy, số lượng sản phẩm được đánh giá 5 sao - sản phẩm quốc gia có thứ hạng cao nhất trong thang đánh giá OCOP của Hà Nội vẫn còn khá khiêm tốn. Để thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ thể.
Xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu Kinh tế

Xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.
Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn Nông thôn mới

Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn

TTTĐ - Chuyển đổi số đóng vai trò kết nối hộ nông dân với các doanh nghiệp chế biến, thương mại gắn với người tiêu dùng trong nước và thế giới. Thời gian qua, Hà Nội đã tích cực thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị nông nghiệp, kinh doanh nông sản, tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024 Nông thôn mới

Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024

TTTĐ - Ngày 26/4, xã Cấn Hữu tổ chức Lễ đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024 và các trường đạt chuẩn quốc gia.
Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Ngày 26/4, UBND thành phố Hà Nội có Tờ trình số 127/TT gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Sáng 25/4, xã Phú Mãn long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Báo cáo số 145/BC-UBND ngày 25/4/2025 về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.
Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định công nhận 5 xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Xem thêm