Tag

Không để bùng phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Nông thôn mới 07/06/2022 12:36
aa
TTTĐ - Trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát trên đàn vật nuôi, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Y tế tổ chức xây dựng phương án phòng, chống dịch bệnh; Hạn chế nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm lây lan sang người và không để bùng phát dịch trong cộng đồng.
Điểm mặt các dịch bệnh thường xuất hiện trên đàn vật nuôi mùa Đông - Xuân Thời tiết diễn biến phức tạp khiến dịch bệnh trên đàn vật nuôi có nguy cơ bùng phát Chỉ tái đàn vật nuôi khi an toàn phòng dịch Đảm bảo cung cấp đủ thức ăn và phòng chống rét cho đàn vật nuôi

Nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ở mức cao

Mới đây, Bộ Y tế có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình dịch bệnh cúm gia cầm trên người và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam. Báo cáo của Bộ Y tế cho biết, theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), trong thời gian từ ngày 10/3 đến 16/4/2022 có hàng trăm vụ bùng phát cúm gia cầm mới trên gia cầm và chim hoang dã được ghi nhận tại 27 quốc gia, vùng lãnh thổ tập trung chủ yếu ở Châu Âu; Ngoài ra, còn ghi nhận rải rác trên các khu vực Châu Á, Bắc Mỹ và Châu Phi. Mầm bệnh của đợt dịch này chủ yếu do các chủng vi rút độc lực cao như H5N1 và H5N8 gây ra.

Mặc dù trên thế giới và tại Việt Nam một vài năm gần đây không ghi nhận ca bệnh cúm gia cầm trên người, tuy nhiên căn cứ vào tình hình dịch bệnh cúm gia cầm trên thế giới và tại Việt Nam thì nguy cơ cúm gia cầm lây nhiễm sang người tại Việt Nam là đáng kể.

Hiện tại ở Việt Nam, dịch cúm gia cầm vẫn tiếp tục được ghi nhận trên đàn gia cầm nên tiềm ẩn nguy cơ lây lan trên phạm vi rộng và có nguy cơ lây nhiễm sang người. Hiện nay, cả nước có 6 ổ dịch cúm gia cầm/H5N1 tại 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Kon Tum chưa qua 21 ngày…

Không để bùng phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi
Các địa phương cần có biện pháp ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng

Theo Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Văn Long, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất hiện các loại dịch bệnh trên vật nuôi ở Việt Nam thời gian qua như: Tổng đàn gia súc, gia cầm lớn nhưng chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao. Trong khi đó, số lượng gia súc, gia cầm được tiêm phòng còn thấp, nhiều đàn chưa hoặc không được tiêm phòng.

Mặt khác, các loại dịch bệnh mới trên vật nuôi có nguy cơ tiếp tục xâm nhiễm vào Việt Nam do lượng sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu tăng. Rất đáng lo ngại là những dịch bệnh có khả năng lây từ động vật sang người như cúm A/H5N1.

Chủ động giám sát, ngăn chặn dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Theo dự báo, thời gian tới nguy cơ lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi là rất cao do nhiều loại mầm bệnh lưu hành trên phạm vi rộng, trong khi tổng đàn gia súc, gia cầm lại lớn, chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn là chủ yếu, chưa đủ điều kiện chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học.

Bên cạnh đó, tình hình thời tiết hiện nay mưa nhiều, độ ẩm cao là điều kiện cho mầm bệnh dễ sinh sôi. Vius cúm gia cầm lưu hành tại một số nơi với tỷ lệ khá cao. Việc giao thương buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trong nước tăng mạnh vào đầu năm, cho nên dịch rất dễ lan rộng.

Nếu không quyết liệt phòng, chống thì nguy cơ một số chủng vius cúm gia cầm (A/H7N9, A/H5N2,...) có thể sẽ xâm nhiễm vào nước ta thông qua hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là ở các tỉnh biên giới phía bắc.

Trước tình hình trên, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu Báo cáo của Bộ Y tế chủ động phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành có liên quan và các địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh cúm gia cầm; Đồng thời tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh cúm gia cầm xâm nhập, không để bùng phát dịch bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam.

Bộ Y tế cũng cần theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh cúm gia cầm; Tổ chức xây dựng phương án, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; Hạn chế nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm lây lan sang người và không để bùng phát dịch trong cộng đồng.

Không để bùng phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi
Tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi là biện pháp hiệu quả nhằm phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm

Các chuyên gia cho rằng, để giữ vững tăng trưởng chăn nuôi trong năm 2022, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả trong bối cảnh ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng chịu tác động rất lớn của đại dịch COVID-19, cần triển khai ngay một số giải pháp như: Bố trí các nguồn lực tổ chức có hiệu quả các chương trình, kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ đạo thực hiện.

Tiếp tục xây dựng các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh bảo đảm những tiêu chí của Tổ chức Thú y thế giới (hiện cả nước có 3.705 lượt cơ sở, vùng chăn nuôi tại 52 tỉnh, thành phố được chứng nhận an toàn dịch bệnh, bao gồm: 1.462 cơ sở, vùng chăn nuôi gia cầm; 2.039 cơ sở, vùng chăn nuôi lợn và 204 cơ sở, vùng chăn nuôi gia súc khác).

Đồng thời, Bộ Y tế khẩn trương xây dựng, trình phê duyệt và bố trí kinh phí để tổ chức triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2022; Cung ứng hóa chất bằng nguồn ngân sách của địa phương để chủ động xử lý môi trường tại các khu vực nguy cơ cao nhằm cắt đứt nguồn lây lan dịch bệnh.

Ngoài ra, các đơn vị cần đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất vắc xin, bởi đây là phương thức phòng bệnh hữu hiệu nhất; Rà soát, tổ chức tiêm phòng, tiêm phòng bổ sung vắc xin cho vật nuôi phòng các dịch bệnh nguy hiểm (cúm gia cầm, lở mồm long móng, viêm da nổi cục trên trâu, bò) bảo đảm tối thiểu hơn 80% tổng đàn; Cùng với đó là tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới…

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Hơn 500 sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền hội tụ tại Hà Nội Nông thôn mới

Hơn 500 sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền hội tụ tại Hà Nội

TTTĐ - Sáng 10/6, tại Vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2025.
Nâng cao kỹ thuật giúp nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật giúp nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả

TTTĐ - Với cách làm sáng tạo, bài bản, Đông Anh đã thành công trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng đất bãi ven sông, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tạo diện mạo mới cho nông nghiệp, nông thôn Thủ đô, đón đầu xu hướng đô thị khi Đông Anh trở thành quận.
Tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ trong ngành Nông nghiệp và Môi trường Nông thôn mới

Tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ trong ngành Nông nghiệp và Môi trường

TTTĐ - Trong bối cảnh của cuộc cách mạng Chuyển đổi số, lần đầu tiên tại Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, khoa học công nghệ cùng với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được đặt lên vị trí “đột phá quan trọng hàng đầu” với những mục tiêu quan trọng, cụ thể cùng các giải pháp quyết liệt chưa từng có.
Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường Nông thôn mới

Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường

TTTĐ - Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến tại buổi Họp báo về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong ngành Nông nghiệp và Môi trường.
Hải Dương có 75 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Hải Dương có 75 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương vừa quyết định công nhận thêm 23 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.
Tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao Nông thôn mới

Tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

TTTĐ - Hà Nội là địa phương được đánh giá đi đầu trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chiếm 22,1% tổng sản phẩm trên cả nước. Tuy vậy, số lượng sản phẩm được đánh giá 5 sao - sản phẩm quốc gia có thứ hạng cao nhất trong thang đánh giá OCOP của Hà Nội vẫn còn khá khiêm tốn. Để thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ thể.
Xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu Kinh tế

Xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.
Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn Nông thôn mới

Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn

TTTĐ - Chuyển đổi số đóng vai trò kết nối hộ nông dân với các doanh nghiệp chế biến, thương mại gắn với người tiêu dùng trong nước và thế giới. Thời gian qua, Hà Nội đã tích cực thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị nông nghiệp, kinh doanh nông sản, tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024 Nông thôn mới

Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024

TTTĐ - Ngày 26/4, xã Cấn Hữu tổ chức Lễ đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024 và các trường đạt chuẩn quốc gia.
Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Ngày 26/4, UBND thành phố Hà Nội có Tờ trình số 127/TT gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Xem thêm