Tag

Khởi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

Đô thị 17/06/2023 18:42
aa
TTTĐ - Ngày 17/6, Bộ Giao thông vận tải tổ chức lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 theo hình thức trực tuyến tại 4 tỉnh thành Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và An Giang
Khảo sát địa điểm tổ chức khởi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng Bình Thuận sẵn sàng cho lễ khởi công cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết - Dầu Giây ngày 30/9

Buổi lễ được truyền hình trực tuyến tại 4 điểm cầu: An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và TP.Cần Thơ.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng nhiều lãnh đạo Bộ, ngành đã dự lễ khởi công tại điểm cầu chính tổ chức ở TP Châu Đốc (An Giang). Phó Thủ tướng Lê Minh Khái dự lễ khởi công tại điểm cầu tỉnh Sóc Trăng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và các đại biểu bấm nút phát lệnh khởi công dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và các đại biểu bấm nút phát lệnh khởi công dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1

Phát biểu tại lễ khởi công, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm cho biết, mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc.

Trong đó, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã hoạch định đến năm 2050 có 1.188km/9.014km của cả nước, phân bổ đồng đều trên toàn vùng với 3 trục dọc và 3 trục ngang; Đến năm 2030 có khoảng 760km và sau năm 2030 tiếp tục đầu tư thêm khoảng 420km.

Đến thời điểm hiện nay, toàn vùng đã hoàn thành đưa vào khai thác 90km, đang triển khai thi công và đến năm 2025 cơ bản hoàn thành thêm 458km.

Như vậy đến năm 2025, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 548km đường bộ cao tốc, trong đó hoàn thành trục dọc cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ TP Hồ Chí Minh đến Cà Mau, một số đoạn trục dọc cao tốc Bắc - Nam phía Tây và cơ bản hoàn thành trục ngang cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 có tổng chiều dài 188,2km, đi qua 4 tỉnh, thành An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng, với tổng mức đầu tư 44.691 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và địa phương. Trong đó, điểm đầu dự án kết nối QL91 thuộc TP Châu Đốc (An Giang) và điểm cuối giao quốc lộ Nam Sông Hậu, kết nối đường dẫn cảng Trần Đề (Sóc Trăng).

Trong giai đoạn 1, dự án được đầu tư quy mô phân kỳ 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h, đến giai đoạn hoàn chỉnh, dự án sẽ được đầu tư quy mô 6 làn xe.

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài hơn 188 km, đi qua 4 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tổng mức đầu tư gần 44.700 tỷ đồng
Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài hơn 188km, đi qua 4 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tổng mức đầu tư gần 44.700 tỷ đồng

Theo kế hoạch, dự án đường bộ Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 sẽ cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn trong năm 2025; Cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành, đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027.

Với các cơ chế đặt thù được áp dụng, chỉ trong thời gian rất ngắn, các địa phương được giao nhiệm vụ cơ quan chủ quản và các đơn vị tư vấn đã thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ, từ lập, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đến tổ chức lập, trình duyệt đề cương nhiệm vụ, dự toán…

Thời gian tới, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đặc biệt là chuẩn bị nguồn vật liệu cát đắp nền đường (gần 30 triệu m3). Các địa phương cần chủ động có kế hoạch khai thác, cung cấp đủ nguồn vật liệu theo tiến độ thi công của dự án.

Phát biểu tại lễ khởi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể 4 tỉnh có dự án đi qua. Trong thời gian 1 năm mà các địa phương đã làm xong hồ sơ, thủ tục làm dự án thành phần của cao tốc.

"Dự án được kỳ vọng là một trong 6 dự án cao tốc thay đổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long đồng thời kết nối các trung tâm kinh tế, cửa khẩu quốc tế. Việc đầu tư cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng nhằm góp phần thực hiện Nghị quyết XIII của Đảng và thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của Đồng bằng sông Cửu Long", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khởi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khởi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhiệm kỳ này sẽ tiết kiệm chi, tăng thu để đầu tư hạ tầng. Có thể sẽ cắt bỏ hơn 5.000 dự án và huy động nguồn vốn hợp pháp khác để tập trung đầu tư hạ tầng.

Ông yêu cầu chính quyền các tỉnh, thành phố có dự án đi qua phải bắt tay vào thực hiện nhanh giải phóng mặt bằng. Đặc biệt là cấp phép khai thác vật liệu xây dựng thông thường. Thủ tướng đề nghị các tỉnh có điều kiện về vật liệu thông thường phải hỗ trợ các tỉnh thiếu. Vì tài nguyên là của chung, của đất nước, không phải của riêng tỉnh nào.

Các tỉnh phải phối hợp chặt chẽ trong câu chuyện chia sẻ nguồn vật liệu thông thường cho các tỉnh đang khan hiếm. Về tổng khối lượng cát không thiếu nhưng quan trọng là cách điều hành của các địa phương. Riêng Bộ Tài nguyên và Môi trường phải giám sát về giá vật liệu. Tinh thần là chúng ta phải "vượt nắng - thắng mưa".

"Tỉnh An Giang và các tỉnh có khoáng sản phải chủ động ưu tiên cung cấp nguồn vật liệu cát, đá kịp thời cho dự án. UBND các tỉnh phải nhanh chóng cấp trực tiếp cho chủ đầu tư hoặc nhà thầu. Vì cấp cho tư nhân rồi bị găm giá, chậm trễ tiến độ. Các Bộ, ngành và tỉnh có mỏ cát, đá phải cấp trực tiếp, không cấp qua trung gian. Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn nguyên", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các địa phương phải quan tâm đến công tác tái định cư, hỗ trợ ổn định sản xuất để người dân có nơi ở mới, có công việc mới bằng và tốt hơn nơi cũ.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công Xã hội

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

TTTĐ - 27 dự án, công trình đầu tư công tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) có tổng vốn hơn 1.675 tỷ đồng đang gặp hàng loạt vướng mắc cần được tháo gỡ.
Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông Xã hội

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông

TTTĐ - HĐND tỉnh Lâm Đồng thống nhất thông qua đề án sáp nhập với tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông. Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, với diện tích hơn 24,2 nghìn km2.
Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn” Đô thị

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Công an TP Hà Nội thông báo phân luồng giao thông, bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc khải hoàn”.
Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu Xã hội

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ khánh thành công trình Công viên tượng đài, nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại huyện Long Đất.
TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km² Đô thị

TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km²

TTTĐ - TP Cần Thơ và Hậu Giang vừa thông qua nghị quyết về hợp nhất cấp tỉnh, cấp xã. Theo nghị quyết được thông qua, TP Cần Thơ sau khi sáp nhập sẽ có tổng diện tích tự nhiên lên đến 6.360km², quy mô dân số 4.199.806 người.
Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam Đô thị

Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 25/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ gắn biển 2 công trình: Trường Mầm non Phương Liên và chùa Xã Đàn tại quận Đống Đa.
Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai Đô thị

Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai

TTTĐ - Ngày 25/4, Quận ủy Hoàng Mai (Hà Nội) tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 55-CT/QU và quán triệt và triển khai thực hiện hai kết luận quan trọng của Bộ Chính trị.
Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập Đô thị

Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập

TTTĐ - Trung tâm hành chính đặt tại Đà Lạt sẽ đảm bảo tính bền vững trong quản lý, tối ưu hóa nguồn lực phát triển và tạo động lực đưa tỉnh Lâm Đồng mới trở thành một trong những khu vực phát triển, đáng sống trong khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.
Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới Đô thị

Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới

TTTĐ - Ngày 25/4, HĐND quận Hoàng Mai (Hà Nội) thông qua chủ trương thành lập, tên gọi 7 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng và Lĩnh Nam.
Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang Đô thị

Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang

TTTĐ - Dự kiến, sau sáp nhập, số lượng đơn vị hành chính cấp xã, phường của hai tỉnh Kiên Giang và An Giang sẽ còn lại 102 đơn vị. Đồng thời, 3 đặc khu kinh tế sẽ được thành lập, mở ra những cơ hội phát triển mới cho khu vực.
Xem thêm