Khai phá tiềm năng và kết nối văn hóa cho du lịch Việt
Booking.com chia sẻ những điểm đến không thể bỏ lỡ cho chuyến du lịch đa thế hệ Công nhận điểm du lịch làng nghề cỏ tế mây tre đan Phú Túc Du lịch nông nghiệp - cơ hội mới cho nông dân Thủ đô |
Buổi tọa đàm có sự góp mặt của hai diễn giả uy tín trong lĩnh vực chuyển đổi số và du lịch. Đó là ông Trần Minh Đạt - Giám đốc khối du lịch Trung tâm công nghệ thông tin MobiFone, với kinh nghiệm nhiều năm trong việc triển khai các giải pháp công nghệ cho ngành du lịch và TS Phạm Anh Tuấn - chuyên gia và dịch giả của nhiều cuốn sách gối đầu giường về chuyển đổi số.
Tọa đàm “Du lịch Việt Nam 4.0: Khai phá tiềm năng và kết nối văn hóa" đưa đến nhiều góc nhìn sâu sắc về tiềm năng, thách thức trong việc áp dụng công nghệ vào phát triển du lịch Việt Nam hiện nay |
Tại buổi tọa đàm, hai khách mời đã cùng thảo luận về tiềm năng, xu hướng phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ 4.0, đồng thời chia sẻ nhiều quan điểm sâu sắc về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong việc thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, cũng như phát huy và bảo tồn văn hóa - lịch sử dân tộc.
Du khách quốc tế đến Hà Nội |
TS Phạm Anh Tuấn đã đưa ra góc nhìn của mình về sự phát triển của ngành du lịch trong bối cảnh công nghệ đang đóng vai trò ngày càng quan trọng. Cụ thể, dưới góc độ chuyên gia tư vấn và một nhà nghiên cứu về chuyển đổi số, ông chia sẻ: “Chuyển đổi số đang len lỏi vào mọi khía cạnh đời sống, ảnh hưởng đến tất cả các ngành công nghiệp. Và du lịch là một trong các ngành đi đầu về áp dụng công nghệ số.
TS Phạm Anh Tuấn, chuyên gia, dịch giả về chuyển đổi số chia sẻ tại tọa đàm (Ảnh: Trung tâm CNTT MobiFone) |
Theo ông, “Du lịch thông minh” chính là xu hướng toàn cầu mà Việt Nam cần nắm bắt và áp dụng để tối ưu hóa trải nghiệm du khách và phát triển bền vững.
Về phía ông Trần Minh Đạt, đại diện phía MobiFone, một trong những đơn vị tiên phong hưởng ứng chuyển đổi số quốc gia, nhấn mạnh rằng chuyển đổi số là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chuyển đổi số trong ngành du lịch không chỉ là xu thế mà còn là nhu cầu tất yếu để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam và mang lại những đóng góp đáng kể cho GDP.
Ông Trần Minh Đạt, Giám đốc khối du lịch - Trung tâm công nghệ thông tin MobiFone chia sẻ tại tọa đàm (Ảnh: Trung tâm CNTT MobiFone) |
Theo ông Đạt, với dân số trẻ, năng động và cơ sở hạ tầng mạng di động đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt với mạng 5G, Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng cạnh tranh với các nước trong khu vực như Thái Lan. Công nghệ số sẽ giúp tăng cường trải nghiệm cho du khách thông qua việc cá nhân hóa dịch vụ, sử dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo để phân tích hành vi khách hàng.
Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra những thách thức lớn như việc triển khai chuyển đổi số hiện nay tại các địa phương còn manh mún, chưa tạo ra được một hệ sinh thái đồng bộ giữa các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Điều này khiến cho tiềm năng của ngành du lịch chưa được khai thác hết. Nhiều ứng dụng hiện tại còn hoạt động độc lập, khiến cho người dùng gặp khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ du lịch một cách liền mạch.
Là một trong những đơn vị tiên phong hưởng ứng chuyển đổi số quốc gia, MobiFone đã sớm tập trung đầu tư phát triển nền tảng du lịch thông minh Smart Travel, hướng đến là nền tảng du lịch số đi đầu về đổi mới và sáng tạo tại Việt Nam, xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh “Make in MobiFone”, “Make in Vietnam”.
Theo ông Trần Minh Đạt, nền tảng này không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ du khách trong quá trình lên kế hoạch du lịch, mà còn tích hợp các công nghệ mới như AI, AR/VR và IoT để mang đến trải nghiệm du lịch toàn diện và thông minh nhất.
Smart Travel - Giải pháp du lịch toàn diện phát triển bởi MobiFone (Ảnh: Trung tâm CNTT MobiFone) |
Tầm nhìn dài hạn của Smart Travel là không chỉ phục vụ du khách trong nước mà còn quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Hơn 100 địa điểm di tích văn hóa lịch sử đã được số hóa trên nền tảng này, và MobiFone đang tiếp tục mở rộng quy mô với mục tiêu số hóa hơn 1000 địa điểm di tích tại 63 tỉnh/thành phố từ nay đến 2025. Nền tảng này không chỉ hỗ trợ du khách mà còn đóng góp vào việc bảo tồn và lan tỏa giá trị văn hóa, lịch sử của Việt Nam.