Tag

Khắc sâu lời dạy của Bác

Người Hà Nội 02/09/2023 08:00
aa
TTTĐ - May mắn được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần, xúc động vô bờ vì nhận được sự quan tâm, yêu mến của vị Cha già dân tộc, những người Hà Nội luôn khắc sâu những lời dạy của Bác để thành công dân Thủ đô gương mẫu, làm được nhiều việc có ích cho xã hội.
Các điển hình tiên tiến trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo công dâng Bác 110 "Người con hiếu thảo" báo công dâng Bác “Giai điệu tự hào - Tuổi trẻ Thủ đô làm theo lời Bác” - chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng lễ Quốc khánh

Ông tiên của các cháu nhỏ

Ngày 1/1/1956, cô bé Lê Bích Châu khi ấy mới 13 tuổi được Thành đoàn Hà Nội chọn vào chúc Tết Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch; Cùng đi có các nữ sinh ưu tú của trường THCS Trưng Vương, trường Tây Sơn và con em của 12 Đại sứ quán tại Hà Nội. Bà Châu khi ấy là Liên đội trưởng trường tư thục Tây Sơn.

Cũng như tất cả bạn bè của mình lúc bấy giờ, bé Lê Bích Châu vô cùng xúc động. Khi được chọn để đi gặp Bác, bà đã về “khoe” với bố mẹ mình. Gia đình bà vui lắm. Cho đến bây giờ bà vẫn nhớ cảm giác tự hào, sung sướng, hãnh diện của bản thân và những người thân.

Trong kí ức của bà Châu vẫn còn nhớ như in về ngày hôm đó, chỉ có khoảng 1 tiếng đồng hồ, Bác cháu cùng nhau quây quần, chuyện trò và múa hát rất vui vẻ. Bác Hồ với râu tóc bạc phơ, như ông tiên hiền từ và gần gũi, thể hiện tình cảm bao la của Bác dành cho thiếu nhi Thủ đô.

Bà Lê Bích Châu bên bức ảnh chụp bà và các bạn được gặp Bác Hồ
Bà Lê Bích Châu bên bức ảnh chụp bà và các bạn được gặp Bác Hồ

Bác ân cần hỏi từng cháu tên gì, học trường nào, bao nhiêu tuổi, bố mẹ làm gì, khỏe mạnh không rồi Bác phát kẹo cho các em thiếu nhi. Điều đó cho thấy sự quan tâm, tỉ mỉ, chăm lo đến mỗi người dân của Bác. Chiếc kẹo Bác phát cho, cô bé Châu để dành mãi, dành mãi không dám ăn. Đó cũng là niềm vinh dự, tự hào của riêng cô, khiến cô bé lúc nào cũng cố gắng phấn đấu là con ngoan trò giỏi và thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

Bé Lê Bích Châu còn vinh dự được gặp Bác Hồ 2 lần nữa nhưng đây là lần được gần Bác nhất. Bức ảnh em bé Châu bụ bẫm, má tròn tròn rạng ngời hạnh phúc đứng cạnh Bác cùng các bạn thiếu nhi được bà giữ gìn như báu vật suốt 67 năm qua. Để hồi tháng 5 vừa rồi, bà trao tặng lại Bảo tàng Hà Nội và cùng lan tỏa câu chuyện về kỉ niệm vô cùng đáng nhớ mà mình được trải qua trong đời.

Điều đặc biệt nhất với bà Châu, khắc ghi sâu trong tim lời dạy của Bác Hồ, bà luôn cố gắng trở thành một người Hà Nội gương mẫu, sống có ích với xã hội. Là người giáo viên Nhân dân, trải qua giảng dạy và quản lý tại trường THPT Chu Văn An rồi đứng ở vị trí Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội, bà Châu lúc nào cũng tâm niệm sống sao cho xứng đáng với sự tin yêu mà Bác Hồ dành cho mình.

Những kỷ niệm quý giá

Là người con của bà Hoàng Thị Ngân được vinh dự gặp và chụp ảnh cùng Bác Hồ ngày 28/12/1958 tại Phủ Chủ tịch, cô Trần Mai Hương kể lại câu chuyện vô cùng cảm động. Đối với bà Hoàng Thị Ngân, bức ảnh quý hiếm đến mức năm 1972, khi bom Mỹ dội xuống ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội bây giờ), một quả “lạc” vào ngõ Lý Thường Kiệt nơi nhà bà ở lúc bấy giờ, thứ duy nhất mà bà bằng mọi cách để cứu ra không phải là tài sản hay thứ gì có giá trị khác mà chính là bức ảnh chụp với Bác Hồ. Do hậu quả của bom nổ, bức ảnh bị mờ một phần và theo lời kể của cô Trần Mai Hương thì mẹ cô rất buồn vì điều này.

Đằng sau bức ảnh vẫn còn ghi rõ bút tích của bà Hoàng Thị Ngân kể về sự kiện năm ấy bà cùng 10 phụ nữ tiêu biểu của Thủ đô được bác sĩ Trần Duy Hưng (Chủ tịch Ủy ban hành chính Hà Nội lúc bấy giờ) dẫn vào Phủ Chủ tịch cùng các chị em trên cả nước cùng chúc Tết Bác Hồ.

Lúc bấy giờ bà Hoàng Thị Ngân đang mang thai nên có thể nói cô Trần Mai Hương được “gặp” Bác Hồ từ lúc còn trong bụng mẹ. Đó là điều khiến cô Mai Hương vô cùng tự hào về mẹ mình.

Theo lời kể của cô Mai Hương, gia đình ông bà ngoại cô vốn là người buôn bán tại phố Tràng Tiền, Hà Nội. Cô gái Hoàng Thị Ngân sinh trong gia đình có điều kiện nhưng sớm giác ngộ cách mạng, đi theo đoàn quân 9 năm kháng chiến gian khổ và cùng đoàn quân tiến về Giải phóng Thủ đô, hát khúc ca khải hoàn ngày 10/10/1954. Trong suốt những năm tháng sau đó, bà Hoàng Thị Ngân là cán bộ phụ nữ hoạt động rất năng nổ. Phát huy niềm tự hào từ những thành tích của mẹ mình, cô Mai Hương cũng luôn tâm niệm sống là người tử tế và thật có ích cho xã hội, xứng đáng là người phụ nữ Thủ đô thanh lịch, văn minh.

Bà Nguyễn Thị Nga (bên phải) xúc động kể lại những kỉ niệm về Bác Hồ
Bà Nguyễn Thị Nga (bên phải) xúc động kể lại những kỉ niệm về Bác Hồ

Bà Nguyễn Thị Nga là người có vinh dự và may mắn được gặp Bác Hồ 2 lần, lần nào cũng để lại trong lòng bà Nga những kỉ niệm vô cùng xúc động.

Đặc biệt, trong Đại hội Thể thao Thủ đô vào tháng 2 năm 1961, khi ấy, bà Nga là tổ trưởng tổ bóng chuyền trong khối cơ quan Trung ương. Lúc bế mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến và hỏi thăm từng người “Cháu ở đơn vị nào?”. Đến lượt bà Nga, Bác chưa hỏi xong bà đã… trả lời luôn. Bác Hồ thấy cô cháu lém lỉnh, nhanh mồm nhanh miệng quá, tặng cho tràng pháo tay. Cả đoàn lúc ấy cười ầm lên rất vui vẻ. Kỉ niệm ấy khiến bà Nga nhớ mãi.

Những câu chuyện, những kí ức được kể lại cho thấy niềm vinh dự và tự hào khi được gặp Bác Hồ luôn được người Hà Nội trân trọng đặt sâu trong trái tim mình. Tình cảm thiêng liêng ấy còn là động lực, là tâm niệm để mỗi công dân Thủ đô cố gắng phấn đấu thực hiện theo lời Bác dạy, nỗ lực xây dựng Thủ đô và đất nước đẹp giàu.

54 năm từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đi xa nhưng lời Người dạy vẫn vang vọng khắp non sông. Lớp lớp công dân Hà Nội hôm nay luôn nỗ lực phấn đấu để mỗi người đều góp một phần công sức cống hiến cho Thủ đô và đất nước.

Trong mọi việc làm, hành động của người Hà Nội hôm nay luôn có Bác sáng soi, dẫn đường. Hoạt động đẩy mạnh làm việc và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh luôn được Hà Nội chú trọng và thực hiện thường xuyên, liên tục, thường trực trong tâm thức.

Chính bởi vậy, những nét văn minh, thanh lịch của người Hà Nội được gìn giữ và phát huy cũng như điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kì, từng giai đoạn để vừa đậm đà bản sắc truyền thống mà vẫn thích hợp với hiện đại.

Đọc thêm

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Xem thêm