Tag

Huyện Thạch Thất phát huy phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc trong vùng đồng bào dân tộc Mường

Nông thôn mới 21/10/2022 15:00
aa
TTTĐ - Những năm qua, huyện Thạch Thất (Hà Nội) chú trọng phát huy hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong vùng đồng bào dân tộc Mường.
Huyện Thạch Thất chung tay "vì người nghèo - không ai bị bỏ lại phía sau" Thạch Thất nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới

Chan hòa các dân tộc anh em

Theo Nghị quyết 15 (QH khóa XII ) về mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội, các Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình (trước đây là 3 xã miền núi, dân tộc của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) sáp nhật vào huyên Thạch Thất. Tổng diện tích tự nhiên của 3 xã là 7.063,56ha, gồm 35 thôn, 3.901 hộ, với 16.593 nhân khẩu, trong đó dân tộc Mường có hơn một vạn người.

Người Mường tại Thạch Thất trình diễn văn hóa cồng chiêng
Người Mường tại Thạch Thất trình diễn văn hóa cồng chiêng

Theo lãnh đạo huyện Thạch Thất, ngay sau khi tiếp nhận 3 xã nói trên, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng tiến hành khảo sát, nắm bắt tình hình, đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân, đề ra giải pháp, xây dựng kế hoạch thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của huyện.

Trên cơ sở đó, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 39 về Phát triển kinh tế xã hội các xã dân tộc, miền núi, và các văn bản đề nghị UBND thành phố Hà Nội, các cơ quan cấp trên quan tâm đầu tư cho các xã, để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng dân tộc, miền núi.

Sau hơn 1 thập kỷ, với sự đầu tư tập trung, tương đối đồng bộ, hợp lí đã phát huy hiệu quả rõ rệt, hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ cấu kinh tế đã từng bước đáp ứng nhu cầu ổn định đời sống phát triển sản xuất cho người dân.

Không chỉ chú trọng nâng cao đời sống vật chất, người dân các xã miền núi Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Thạch Thất còn lưu giữ, bảo tồn nhiều nét đẹp văn hóa Mường như cồng chiêng, ngôn ngữ, trang phục...

Theo bà Bùi Thị Đường, Đội trưởng Đội cồng chiêng thôn 1 xã Yên Bình (huyện Thạch Thất), để giữ gìn văn hóa cồng chiêng, đội đã mời một thầy giáo ở Hòa Bình về giảng dạy từ cách đánh cồng chiêng đến lối hát... Xã hỗ trợ cồng chiêng, các thôn tổ chức biểu diễn vào dịp lễ, Tết. Các đội cồng chiêng còn tham gia nhiều hội diễn văn nghệ quần chúng...

Đánh giá cao các hoạt động giáo dục, gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa Mường của chính quyền và người dân các xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Mạnh Hồng cho biết, cùng với việc thường xuyên tổ chức trình diễn trang phục dân tộc Mường gắn với biểu diễn văn nghệ để thu hút thế hệ trẻ cùng tham gia, huyện đã yêu cầu cơ quan chức năng phối hợp với 3 xã miền núi thúc đẩy các hoạt động cộng đồng về văn hóa vật thể, phi vật thể; Vận động lớp người cao tuổi truyền lại những giá trị truyền thống cho thế hệ trẻ, qua đó giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong đời sống hôm nay.

Đảm bảo bình yên bản làng

Quán triệt phương châm “Tích cực tiếp xúc, kiên trì đối thoại, tranh thủ tất cả những ai có thể tranh thủ được, tranh thủ tất cả các mặt có thể tranh thủ được”, lực lượng Công an huyện Thạch Thất đã tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương phát huy vai trò, trách nhiệm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc Mường phục vụ công tác giữ gìn an ninh trật tự tại cơ sở.

Lực lượng công an làm căn cước công dân cho người có uy tín trong cộng đồng Mường
Lực lượng công an làm căn cước công dân cho người có uy tín trong cộng đồng Mường

Được biết, trong vùng đồng bào dân tộc Mường trên địa bàn Thạch Thất có 17 người có uy tín. Từ việc tiếp xúc, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng người có uy tín, nhân dịp các ngày lễ, tết, lực lượng công an đã thăm hỏi, tặng quà, kết hợp tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hướng dẫn người có uy tín vận động đồng bào dân tộc Mường cùng tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng gia đình văn hóa, bảo vệ an ninh trật tự tại nơi cư trú.

Năm 2021, tại vùng đồng bào dân tộc Mường trên địa bàn Thạch Thất đã đồng loạt kiện toàn mô hình “Tổ tuần tra Nhân dân” tại 18 thôn dân cư, góp phần đẩy mạnh hoạt động đấu tranh, phòng, chống tội phạm và phòng chống dịch bệnh COVID-19. Nhờ đó, Nhân dân tại 3 xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung đã cung cấp cho lực lượng công an 24 nguồn tin báo, tố giác tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; Vận đồng người dân giao nộp 4 khẩu súng tự chế.

Về công tác tôn giáo trong dân tộc Mường, đồng bào chủ yếu gìn giữ các phong tục văn hóa truyền thống, không có sự phức tạp về an ninh tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc. Công an cấp xã phối hợp với đài truyền thanh hàng tuần, hàng tháng phát sóng tuyên truyền, giới thiệu, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm; Tuyên truyền về phương thức thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm… nhằm nâng cao cảnh giác của đồng bào để cùng tham gia vào phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Đọc thêm

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc

TTTĐ - Sáng 3/10, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai mạc "Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 năm 2024". Hội chợ có quy mô 100 gian hàng tiêu chuẩn và trên 1.000 m2 diện tích đất trưng bày được thiết kế, trang trí đặc biệt.
Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30/9/2024 công nhận huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu Nông thôn mới

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai Nông thôn mới

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai

TTTĐ - Sau khi bão và hoàn lưu bão đi qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất nông nghiệp sau khi nước lũ rút nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong thời gian sớm nhất.
Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3 Nông thôn mới

Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

TTTĐ - TP Hà Nội đã triển khai một số chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất với tổng số kinh phí trong giai đoạn 2024-2025 là 2.346,18 tỷ đồng.
Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ Nông thôn mới

Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ

TTTĐ - Từng là nhữn g vùng quê trù phú, giờ đây, nhiều cánh đồng, trang trại, bãi bồi… tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trở nên tan hoang, xơ xác sau cơn bão số 3 và trận mưa lũ lịch sử. Phần lớn lúa, hoa màu, cây cảnh, vật nuôi… của bà con nông dân đều ra đi sau cơn thịnh nộ của đất trời. Ước tính thiệt hại của ngành nông nghiệp Thủ đô sau trận bão, lũ vừa qua lên tới trên 2.286 tỷ đồng.
Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ Nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

TTTĐ - Hơn hai tuần kể từ khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nền nông nghiệp Thủ đô dường như trở về “con số 0”. Lúa, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đều bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm. Vậy thành phố, các ban, ngành có giải pháp, chính sách như thế nào trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, giúp ngành nông nghiệp“vượt bão”, tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô?
Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Với những lợi thế sẵn có tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có thể xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ Nông thôn mới

Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, khôi phục sản xuất, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão, lũ.
Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước Nhịp sống phương Nam

Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

TTTĐ - Tỉnh Bạc Liêu đã đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Khu công nghệ cao phát triển tôm) với mục tiêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Xem thêm