Tag

Huyện Đan Phượng: Thêm 4 di tích được xếp hạng cấp thành phố

Văn hóa 09/02/2025 16:05
aa
TTTĐ - Huyện Đan Phượng (thành phố Hà Nội) tổ chức lễ đón Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố miếu Hàm Rồng, xã Hạ Mỗ; chùa Bãi Tháp, xã Đồng Tháp; đình, chùa Hoa Chử, xã Thượng Mỗ.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư Bảo vật quốc gia cửu đỉnh và nghệ thuật đúc đồng thế kỷ XIX Chùa cổ 700 tuổi được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Chùa Bối Khê (Thanh Oai) đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

Ngày 9/2, xã Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng, Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố miếu Hàm Rồng.

Theo sử sách ghi lại, thế kỷ thứ VI, vùng đất Hạ Mỗ có thành Ô Diên là kinh đô của nhà nước Vạn Xuân do vua Lý Nam Đế xây dựng. Miếu Hàm Rồng cùng với đình Vạn Xuân và đền Chính Khí là nơi thờ Lý Bát Lang - Hoàng tử của Hậu Lý Nam Đế.

Di tích miếu Hàm Rồng vốn xưa là phủ đệ của Hoàng tử Lý Bát Lang. Năm Tân Mão 571 khi ông mất, Nhân dân xây cất miếu thờ ông ngay trên đất phủ đệ và cũng là nơi ông hóa. Từ đó đến nay, miếu đã 7 lần tu tạo. Miếu có kiến trúc chữ Đinh gồm hậu cung và tiền tế. Trong hậu cung đặt 2 pho tượng cổ còn nguyên vẹn bằng chất liệu gỗ sơn son thếp vàng chạm trổ tinh vi có niên đại hàng trăm năm.

Huyện Đan Phượng: Thêm 4 di tích được xếp hạng cấp thành phố
Cán bộ, chính quyền và Nhân dân xã Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng) đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp TP miếu Hàm Rồng.

Ngôi miếu mang trong mình giá trị văn hóa, khoa học, nghệ thuật..., góp phần khẳng định bề dày truyền thống văn hóa thể hiện ở một cơ cấu tổ chức làng xã hoàn chỉnh, chặt chẽ với những thiết chế tốt đẹp còn lưu giữ lại đến hôm nay. Với những giá trị tiêu biểu đó, ngày 22/3/2024, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký Quyết định số 1567/QĐ-UBND xếp hạng miếu Hàm Rồng, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng là di tích lịch sử cấp thành phố.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Đào Thị Hồng cho biết: Đan Phượng là huyện nằm trong vùng văn hóa xứ Đoài. Toàn huyện hiện có 155 di tích, trong đó có 88 di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia và cấp thành phố. Các di tích được nhân dân quan tâm gìn giữ, bảo vệ, được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể từ huyện đến xã quan tâm đầu tư tu bổ, tôn tạo.

Hạ Mỗ là vùng đất cổ có bề dày lịch sử, văn hóa, truyền thống, là nơi khởi nguồn dòng sông Nhuệ cổ và mang dấu tích của Thành cổ Ô Diên. Hạ Mỗ hiện còn bảo tồn được 9 di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu cho vùng xứ Đoài, trong đó có 5 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và thành phố.

Đặc biệt, Hạ Mỗ có 2 di tích thờ 2 vị văn tướng và võ tướng nổi tiếng của nước ta là đền Văn Hiến thờ danh nhân Tô Hiến Thành và đền Tri Chỉ thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Huyện Đan Phượng: Thêm 4 di tích được xếp hạng cấp thành phố
Hạ Mỗ hiện còn bảo tồn được 9 di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu cho vùng xứ Đoài, trong đó có 5 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và thành phố

Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Đào Thị Hồng đề nghị Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Hạ Mỗ tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, giáo dục truyền thống, ý thức trách nhiệm của người dân, cộng đồng tham gia bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Đồng chí cũng đề nghị địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá, phát huy nguồn lực, nhằm xây dựng di tích miếu Hàm Rồng ngày càng khang trang.

Nhân dịp lễ hội truyền thống làng Hạ Mỗ từ ngày 8 đến 10 tháng 2 (tức 11 đến 13 tháng Giêng Ất Tỵ), chính quyền, Nhân dân địa phương đã tổ chức rất nhiều hoạt động lễ và hội. Trong đó phần hội có: Giải bóng chuyền hơi, trò chơi dân gian, cờ tướng, nấu cơm thi, nấu cháo se… tạo không khí vui tươi, giáo dục truyền thống, hướng về cội nguồn và gắn kết tình làng nghĩa xóm…

Cùng ngày, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố chùa Bãi Tháp.

Chùa Bãi Tháp được xây dựng vào năm 1952 trên vùng đất cách mạng kiên cường của Nhân dân xã Đồng Tháp. Nếu như các ngôi chùa khác được ra đời và tồn tại, hoạt động với mục đích tôn giáo thì chùa Bãi Tháp được ra đời phục vụ đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống Pháp của Nhân dân xã Đồng Tháp, là nơi hoạt động, ẩn nấp, chở che cho dân quân du kích địa phương.

Huyện Đan Phượng: Thêm 4 di tích được xếp hạng cấp thành phố
Cán bộ, Nhân dân xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng đón Bằng xếp hạng di tích cấp TP chùa Bãi Tháp

Về mặt kiến trúc nghệ thuật, tuy ra đời muộn nhưng sự hiện diện của ngôi chùa góp phần làm phong phú thêm phong cách kiến trúc Phật giáo qua từng thời kỳ. Hệ thống tượng Phật một số pho được chuyển từ chùa Nhạn Tháp đến như tượng Tam Thế mang đặc trưng phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Các di vật khác tuy có niên đại tạo tác vào giữa thế kỷ XX nhưng vẫn chứa đựng những giá trị lịch sử - văn hóa nhất định, là phần hồn không thể thiếu để di tích trở thành một di sản đúng với tính chất và nội dung thờ tự.

Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định xếp hạng chùa Bãi Tháp là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 2139/QĐ-UBND ngày 23/4/2024 của UBND thành phố Hà Nội.

Cũng trong ngày 9/2, xã Thượng Mỗ (Đan Phượng) tổ chức đón Bằng di tích cấp TP đình, chùa Hoa Chử. Chùa Hoa Chử là ngôi chùa cổ kính thâm nghiêm, được xây dựng vào thời Mạc, do Phụ Quốc Thượng Tướng Quân Thái Bảo Đà Quốc Công Thượng Trụ Quốc Phò Mã Mạc Ngọc Liễn hưng công xây dựng vào thế kỷ XVI. Chùa Hoa Chử được xây dựng với mặt bằng kiểu “Nội đinh ngoại quốc” một dạng kiến trúc khá độc đáo và hiếm có trên vùng đất huyện Đan Phượng.

Đình Hoa Chử nằm cạnh chùa Hoa Chử, do nhiều nguyên nhân nên bị đốt vào khoảng thời gian tháng 1/1947. Trải qua thời gian, chính quyền và Nhân dân hưng công phục dựng lại năm 1978; đến năm 2001 tu bổ như hiện nay.

Huyện Đan Phượng: Thêm 4 di tích được xếp hạng cấp thành phố
Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp TP đình Bãi Thụy

Về giá trị lịch sử, đình - chùa Hoa Chử là những di tích cổ được Nhân dân thôn Hoa Chử xây dựng từ lâu đời. Chùa Hoa Chử còn bảo lưu được hệ thống tượng Phật và đồ thờ có giá trị, niên đại trải dài từ thời Lê đến thời Nguyễn như: 1 bia đá phong cách nghệ thuật thời Mạc; 3 bia thời Nguyễn; 1 chuông đồng thời Nguyễn; 1 khánh đá phong cách nghệ thuật thời Lê (Chính Hòa 5)...

Xuất phát từ những giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học trên, năm 2024, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định xếp hạng di tích, đình Hoa Chử, chùa Hoa Chử là di tích cấp thành phố.

Trước đó, ngày 8/2, xã Đồng Tháp cũng tổ chức lễ đón nhận Bằng di tích lịch sử cấp TP đình Bãi Thụy. Đình Bãi Thụy là công trình kiến trúc tín ngưỡng, được dựng lên để thờ Thành hoàng làng Tích Lịch Hỏa Quang và là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân trong thôn. Di tích này là một trong những di sản văn hóa của tổng Phùng xưa có nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử cần được bảo lưu, giữ gìn như một đóng góp có ý nghĩa vào kho tàng văn hóa dân tộc.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia Nghệ thuật

Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia

TTTĐ - Không chỉ là biểu tượng thu hút du khách cho mỗi điểm đến, các nhà hát opera còn góp phần bảo tồn di sản và trở thành linh hồn của nhiều quốc gia. Nơi nào có công trình nhà hát biểu tượng, nơi ấy văn hóa sẽ được tôn vinh.
"Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam" Văn hóa

"Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam"

TTTĐ - Tối 3/5, tại Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận "Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Côn Đảo (1/5/1975 - 1/5/2025)" với chủ đề "Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam".
Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất" Nghệ thuật

Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất"

TTTĐ - Bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất” là một trong những tác phẩm tài liệu khai thác nỗi đau chiến tranh và hành trình hòa giải dân tộc theo góc nhìn song hành từ hai phía chiến tuyến, tạo nên tiếng nói trung thực, xúc động và nhân văn về những vết thương quá khứ và nỗ lực hàn gắn của hiện tại.
Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc Nghệ thuật

Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc

TTTĐ - Triển lãm "Thấm" của Tuyến Vũ không chỉ mang đến những tác phẩm độc đáo mà còn tạo ra một không gian giao lưu nghệ thuật sâu sắc, khẳng định vị trí của nghệ thuật trừu tượng trong đời sống văn hóa Việt Nam.
Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình Văn hóa

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình

TTTĐ - Những dấu mốc lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975, hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội được tái hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui”.
Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng Văn hóa

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

TTTĐ - Nhà Trưng bày Hoàng Sa tại TP Đà Nẵng là biểu tượng cho ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Kho tàng tư liệu được số hóa là nền tảng pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xem thêm