Tag

Hướng mở để bảo vệ quyền lợi cho người lao động

Lao động - Việc làm 21/02/2023 08:40
aa
TTTĐ - Bảo hiểm thất nghiệp là một trong ba loại bảo hiểm bắt buộc hiện nay với nhóm lao động ở khu vực chính thức, cùng với bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất người lao động có hợp đồng làm việc từ 1 tháng trở lên tham gia bảo hiểm thất nghiệp thay vì đủ 3 tháng trở lên như hiện nay.
Quan tâm, chăm lo đời sống, việc làm giúp người lao động yên tâm công tác Gắn dịch vụ việc làm với thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo an sinh xã hội Chính sách bảo hiểm thất nghiệp - "Trợ lực” cho người lao động TP Hồ Chí Minh: 2.500 việc làm dành cho người lao động ngành du lịch, khách sạn Tăng cường kết nối, hỗ trợ, giới thiệu việc làm cho người lao động

Hợp đồng 1 tháng trở lên tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Để bảo đảm quyền lợi cho người lao động trước những cú sốc như đại dịch, thiên tai, suy thoái kinh tế, khủng hoảng thị trường, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất mở rộng diện bao phủ bảo hiểm thất nghiệp, theo tờ trình Chính phủ dự thảo hồ sơ xây dựng Luật việc làm (sửa đổi).

Cụ thể, bộ này kiến nghị tất cả người có giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng từ 1 tháng trở lên sẽ tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bên cạnh đó, quản lý doanh nghiệp, người điều hành hợp tác xã cũng phải tham gia.

Hướng mở để bảo vệ quyền lợi cho người lao động
Người dân làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hơn 16 triệu (37% lực lượng lao động), trong khi số đóng bảo hiểm thất nghiệp là 14,3 triệu (31%). Với đề xuất này thì gần 1,7 triệu lao động có hợp đồng từ 1 đến dưới 3 tháng sẽ tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Luật hiện hành quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 60% bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Mức hưởng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở hoặc lương tối thiểu vùng. Người lao động đóng đủ 12 - 36 tháng được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.

Linh động mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Cũng trong đề xuất, mức đóng tối đa vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là người lao động đóng 1% tiền lương tháng, doanh nghiệp đóng 1% tổng quỹ lương tháng và ngân sách nhà nước hỗ trợ 1%. Tùy thực tế, Chính phủ quyết định mức đóng cụ thể thay vì phải xin ý kiến Quốc hội. Có thể chỉ 0,5% tránh kết dư quá nhiều do đây là quỹ ngắn hạn.

Ngoài ra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đề xuất bổ sung quy định giao Chính phủ xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ lao động, chủ doanh nghiệp trước các biến động lớn. Luật việc làm (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội khóa XV xem xét, cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 8, tháng 10/2024 và thông qua tại kỳ họp thứ 9, tháng 5/2025.

Theo ông Nguyễn Xuân Ngọc, Phó trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Giang, đề xuất người lao động có hợp đồng làm việc từ 1 tháng trở lên tham gia bảo hiểm thất nghiệp thay vì đủ ba tháng trở lên là "hướng mở để bảo vệ quyền lợi cho người lao động".

Đồng thời Luật BHXH (sửa đổi) cũng phải đồng bộ sửa đồng thời để ký hợp đồng 1 tháng trở lên cũng phải đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, tránh khoảng ngắt quãng, ảnh hưởng đến người lao động.

Hướng mở để bảo vệ quyền lợi cho người lao động
Đề xuất người lao động có hợp đồng làm việc từ 1 tháng trở lên tham gia bảo hiểm thất nghiệp thay vì đủ ba tháng trở lên là "hướng mở để bảo vệ quyền lợi cho người lao động"

Đồng tình với quy định trên, ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ Trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết thực tế yêu cầu đóng bảo hiểm thất nghiệp trong vòng 1 tháng không mới, quốc tế cũng khuyến khích cứ ký hợp đồng lao động thì phải đóng bảo hiểm.

Tuy nhiên, ông cảnh báo doanh nghiệp sẽ phản đối vì tăng chi phí do phải đóng bảo hiểm thất nghiệp ngay từ tháng đầu tiên. Kinh nghiệm cũng chỉ ra có thể nghiên cứu phương án định kỳ 3 - 5 năm, căn cứ tình hình thực hiện, Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh mức đóng cho phù hợp thay vì sửa luật.

Cũng theo ông Huân, cơ quan chức năng cần xem xét lại mức thu - chi của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, nếu mức dư cao (hơn 60.600 tỉ đồng, tính đến 31/12/2021) thì mức đóng giảm xuống (có thể 50%). Mức hưởng trợ cấp của người lao động theo 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm cần tính toán lại (hiện cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp). "Quỹ bảo hiểm thất nghiệp không giống như quỹ khác, không nên tích nhiều, không cần dài hạn", ông Huân nói.

Đại diện một doanh nghiệp dệt may cho biết việc quy định đóng bảo hiểm thất nghiệp ngay từ tháng đầu tiên ký hợp đồng sẽ tạo thêm gánh nặng cho nhiều doanh nghiệp trong thời điểm này khi tình trạng thiếu đơn hàng chưa biết khi nào sẽ được cải thiện.

"Quy định của Nhà nước thì doanh nghiệp sẽ phải thực hiện. Nếu đưa quy định này vào thực hiện cùng với cam kết điều chỉnh linh hoạt mức đóng 0,5 - 1% cho doanh nghiệp tùy vào thời điểm, tình hình kinh doanh thay vì cố định 1% tổng quỹ lương như hiện nay để giảm bớt áp lực cho doanh nghiệp thì chúng tôi ủng hộ", vị đại diện chia sẻ thêm.

Theo ý kiến các chuyên gia, việc đề xuất lao động có hợp đồng từ 1 tháng trở lên tham gia bảo hiểm thất nghiệp là rất tốt. Bởi vì người lao động đã có giao kết hợp đồng cần là tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, việc theo dõi, quản lý để kiểm soát được với nhóm đối tượng này thì cần có hệ thống thông tin, dữ liệu về người lao động hoàn chỉnh.

Theo Luật hiện hành, hợp đồng từ 3 tháng trở lên mới phải tham gia. Nếu người lao động kí hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ đảm bảo chế độ cho người lao động. Cụ thể như không may mất việc làm sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm...

Đọc thêm

Giải quyết việc làm cho người lao động kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp Kinh tế

Giải quyết việc làm cho người lao động kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp

TTTĐ - Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện và khu vực lân cận, mà còn cung cấp cho lực lượng lao động trẻ thông tin thị trường lao động, từ đó học hỏi, trang bị thêm kỹ năng và kiến thức cơ bản, khả năng thích nghi với những biến động của thị trường lao động.
Lao động người nước ngoài không được làm cán bộ công đoàn Lao động - Việc làm

Lao động người nước ngoài không được làm cán bộ công đoàn

TTTĐ - Được tham gia công đoàn nhưng người lao động nước ngoài tại Việt Nam không thể trở thành cán bộ công đoàn.
Tuyên truyền chính sách an toàn lao động, sức khỏe cho 200 công nhân Kinh tế

Tuyên truyền chính sách an toàn lao động, sức khỏe cho 200 công nhân

TTTĐ - Sáng 11/10, tại hội trường Huyện ủy Gia Lâm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm tổ chức buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 chuyên đề “An toàn lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động”.
Long An tổ chức xúc tiến lao động tại thành phố Okayama Nhật Bản Lao động - Việc làm

Long An tổ chức xúc tiến lao động tại thành phố Okayama Nhật Bản

TTTĐ - Nằm trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến đầu tư và lao động tại các địa phương tại Nhật Bản, chiều 10/10, Đoàn công tác tỉnh Long An do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An Nguyễn Thanh Hải làm Trưởng đoàn đã có buổi Hội thảo xúc tiến về lao động tỉnh Long An, Việt Nam với TP Okayama, Nhật Bản.
Phát triển đào tạo nghề nông thôn và người lao động tại Bình Dương Nhịp sống phương Nam

Phát triển đào tạo nghề nông thôn và người lao động tại Bình Dương

TTTĐ - Với mục đích đáp ứng nguồn nhân lực cho tỉnh, trong thời gian qua, trường Trung cấp nghề Nghiệp vụ Bình Dương đã thực hiện nhiều công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn; qua đó, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển ngành nghề nông thôn.
Prudential “bắt trend” với Mega Livestream dành riêng cho giới trẻ Lao động - Việc làm

Prudential “bắt trend” với Mega Livestream dành riêng cho giới trẻ

TTTĐ - Những tiềm năng nào của bản thân mà bạn chưa khám phá ra? Làm thế nào để nắm bắt những cơ hội, trải nghiệm mới trong sự nghiệp của mình? Đăng ký tham gia ngay sự kiện Mega Livestream "Mở tiềm năng- Vượt giới hạn" được Prudential lần đầu tiên tổ chức, hứa hẹn mang đến nhiều thông tin thú vị, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và những phần quà giá trị cho người tham gia.
Cơ hội thực tập và làm việc tại Sacombank Lao động - Việc làm

Cơ hội thực tập và làm việc tại Sacombank

TTTĐ - Sacombank chính thức khởi động chương trình Thực tập viên tiềm năng 2025 với chủ đề “Hành trình 3 tháng - Tỏa sáng tương lai” dành cho sinh viên năm cuối thuộc các khối ngành Kinh tế, Luật và Công nghệ thông tin, mang lại nhiều cơ hội trau dồi kiến thức và trở thành nhân viên chính thức của ngân hàng.
Bình Dương đối thoại cấp phép lao động cho doanh nghiệp Trung Quốc Nhịp sống phương Nam

Bình Dương đối thoại cấp phép lao động cho doanh nghiệp Trung Quốc

TTTĐ - Sáng 30/9, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị đối thoại các doanh nghiệp Trung Quốc về cấp giấy phép lao động người nước ngoài. Hội nghị lần này có sự tham gia của khoảng 200 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tây Hồ: Hỗ trợ chuyển đổi nghề bền vững cho người lao động Lao động - Việc làm

Tây Hồ: Hỗ trợ chuyển đổi nghề bền vững cho người lao động

TTTĐ - Việc tổ chức Ngày hội giao dịch việc làm và tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên quận Tây Hồ có ý nghĩa thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động trên địa bàn quận và khu vực lân cận.
Festival tuyển dụng: Cầu nối giữa sinh viên và thị trường lao động Kinh tế

Festival tuyển dụng: Cầu nối giữa sinh viên và thị trường lao động

TTTĐ - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên gặp gỡ, giao lưu với nhà tuyển dụng, khám phá cơ hội nghề nghiệp và trau dồi kiến thức về xu hướng việc làm, ngày 26/9, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã phối hợp cùng Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) tổ chức Phiên giao dịch việc làm dưới hình thức Festival tuyển dụng.
Xem thêm