Tag

Hướng dẫn kết nối và chia sẻ dữ liệu thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia

Chuyển đổi số 07/03/2022 08:00
aa
Ngày 3/3/2022, Bộ TT&TT đã ban hành Văn bản số 677/BTTTT-THH hướng dẫn kết nối và chia sẻ dữ liệu thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Văn bản được gửi đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo báo cáo về Chính phủ điện tử năm 2018, 2020 của Liên hiệp quốc, dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số. Chia sẻ dữ liệu là điều kiện tiên quyết để cung cấp dịch vụ số, đơn giản hóa quy trình, thay đổi mô hình tổ chức, cách thức cung cấp dịch vụ.

Mô hình kết nối quốc gia thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia
Mô hình kết nối quốc gia thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia

Tại Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, đã xác định rõ quan điểm phát triển dữ liệu trong Chính phủ số, đó là: “Dữ liệu là tài nguyên mới. Cơ quan nhà nước mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Các cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ dữ liệu để người dân chỉ phải khai báo, cung cấp dữ liệu một lần cho các cơ quan nhà nước và các đơn vị cung ứng dịch vụ công thiết yếu”.

Việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, đặc biệt là dữ liệu từ các Cơ sở dữ liệu quốc gia, các hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương sẽ giúp tối đa hóa giá trị dữ liệu; nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân và doanh nghiệp theo hướng lấy người dùng làm trung tâm, người dân và doanh nghiệp không phải cung cấp thông tin thủ công, nhiều lần cho cơ quan nhà nước, đơn vị cung cấp dịch vụ; tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí.

Theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP và Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, việc kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương trên quy mô quốc gia phải thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng, đưa Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP-National Data Exchange Platform) vào sử dụng, phục vụ việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương.

Hiện tại, đã kết nối với hơn 90 bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp; 10 Cơ sở dữ liệu, 08 hệ thống thông tin; năm 2021 đạt 180.919.031 giao dịch thực hiện thông qua NDXP; hàng ngày có khoảng 500 nghìn giao dịch thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Với mỗi giao dịch sẽ giúp người dân, doanh nghiệp không phải cung cấp, kê khai thông tin nhiều lần; giúp công chức, viên chức, người lao động không phải nhập dữ liệu, tổng hợp dữ liệu trên nhiều phần mềm khác nhau; giúp lãnh đạo có thông tin tổng hợp, thống nhất, tin cậy để có quyết định kịp thời, hiệu quả; giúp tăng cường sử dụng lại dữ liệu, tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí. Giả sử với mỗi giao dịch giúp tiết tiệm 3.000 đồng cho xã hội (chi phí di chuyển đến-về chỗ chứng thực giấy tờ bản giấy, chi phí chứng thực giấy tờ, thời gian chờ, chi phí xử lý của công chức; chưa kể chi phí cơ hội, chi phí lưu trữ giấy tờ bản giấy...), năm 2021 việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đã góp phần tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng cho xã hội.

Căn cứ Nghị định số 47/2020/NĐ-CP, Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, thực tiễn tổ chức triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu thời gian vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Văn bản số 677/BTTTT-THH ngày 03/3/2022 về việc hướng dẫn kết nối và chia sẻ dữ liệu thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Việc Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành văn bản hướng dẫn trên sẽ giúp việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước được thống nhất, tối ưu, thuận tiện cho việc quản lý, vận hành, duy trì, bảo đảm an toàn thông tin mạng các kết nối trên quy mô toàn quốc.

Văn bản số 677/BTTTT-THH ngày 3/3/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm 02 phụ lục hướng dẫn chi tiết với các nội dung tóm tắt như sau:

Phụ lục 1- Hướng dẫn kết nối và chia sẻ dữ liệu thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.

Phụ lục 1 nêu rõ phạm vi áp dụng, đối tượng áp dụng cũng như tổng quan về Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP), đồng thời phân định rõ vai trò của Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành, địa phương và Ban Cơ yếu Chính phủ trong tổ chức quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin mạng các thành phần phục vụ kết nối và chia sẻ dữ liệu với NDXP.

Ngoài ra, Phụ lục 1 cũng xác định rõ các yêu cầu kỹ thuật để kết nối với NDXP; Hướng dẫn kết nối và chia sẻ dữ liệu theo mô hình tập trung; Hướng dẫn chia sẻ dữ liệu theo mô hình phân tán; Tổ chức giám sát và đối soát giao dịch

Phụ lục 2: Hướng dẫn kết nối nền tảng phân tán

Phụ lục 2 trình bày chi tiết kỹ thuật về kết nối, chia sẻ dữ liệu thông qua Nền tảng chia sẻ dữ liệu theo mô hình phân tán. Phụ lục đưa ra những hướng dẫn cụ thể về cài đặt máy chủ kết nối, chia sẻ dữ liệu phân tán; Hướng dẫn triển khai dịch vụ chia sẻ dữ liệu; Hướng dẫn khai thác dịch vụ.

Việc tạo lập, kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề thúc đẩy chuyển đổi số nhanh tại Việt Nam trên cả 03 trụ cột chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Đây cũng là một trong các nội dung chính được Bộ Thông tin và Truyền thông sử dụng để đánh giá mức độ chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương hằng năm.

Văn bản cho biết, trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các bộ, ngành, địa phương kịp thời phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông thông qua đơn vị đầu mối là Cục Tin học hóa để hướng dẫn, phối hợp giải quyết./.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

VinBigdata mở đăng ký khóa Kỹ sư AI miễn phí mùa 6 Công nghệ số

VinBigdata mở đăng ký khóa Kỹ sư AI miễn phí mùa 6

TTTĐ - Ngày 1/4, VinBigdata (thuộc Tập đoàn Vingroup) công bố triển khai Chương trình Đào tạo Kỹ sư AI Vingroup năm 2025. Học viên sẽ được đào tạo miễn phí với sự dẫn dắt của chuyên gia đầu ngành trong nước và thế giới. Đi cùng là cơ hội phát triển nghề nghiệp tại Vingroup cùng học bổng du học trường top đầu thế giới về công nghệ.
“Xóa mù” công nghệ số: Nhiệm vụ chiến lược trong kỷ nguyên mới Công nghệ số

“Xóa mù” công nghệ số: Nhiệm vụ chiến lược trong kỷ nguyên mới

TTTĐ - Trong bài viết "Học tập suốt đời", Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định việc học tập, tiếp thu tri thức mới, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa phát triển bền vững cho mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, nhiều chương trình đang được triển khai quyết liệt, trong đó phong trào "Bình dân học vụ số" là điển hình mang tính bao trùm, góp phần "xóa mù" công nghệ số cho toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ - những người sẽ làm chủ đất nước trong tương lai.
MobiFone nâng tầm trải nghiệm với dịch vụ công trực tuyến và công nghệ chặn cuộc gọi rác Công nghệ số

MobiFone nâng tầm trải nghiệm với dịch vụ công trực tuyến và công nghệ chặn cuộc gọi rác

TTTĐ - Trong vai trò Đại lý Dịch vụ công trực tuyến, nhà mạng MobiFone liên tục nhận nhiều lời khen từ khách hàng về trải nghiệm hiện đại và tiện lợi.
Hà Nội thí điểm hệ thống đa kênh hỗ trợ thành lập doanh nghiệp Chuyển đổi số

Hà Nội thí điểm hệ thống đa kênh hỗ trợ thành lập doanh nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đặt mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua việc hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn trực tiếp và trực tuyến
Ngành Giáo dục Hoàn Kiếm tiên phong trong hành trình chuyển đổi số Chuyển đổi số

Ngành Giáo dục Hoàn Kiếm tiên phong trong hành trình chuyển đổi số

TTTĐ - Sau một tuần diễn ra sôi động, chiều 28/3 tại Trường Tiểu học chất lượng cao Tràng An, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã tổ chức Bế mạc tuần lễ Chuyển đổi số ngành GD&ĐT quận Hoàn Kiếm năm 2025.
Tỉnh Long An và Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và phát triển bền vững Công nghệ số

Tỉnh Long An và Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 28/3, UBND Long An và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2025 - 2030 và hưởng ứng cam kết của Chính phủ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Giới trẻ "quốc tế hóa" di sản Việt trên nền tảng số Công nghệ số

Giới trẻ "quốc tế hóa" di sản Việt trên nền tảng số

TTTĐ - Những câu chuyện văn hóa, những di sản Việt được kể bằng ngôn ngữ giới trẻ, thông qua nền tảng số chắc chắn sẽ lan tỏa và tiếp cận thế giới nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Đặt khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển đất nước Công nghệ số

Đặt khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển đất nước

TTTĐ - Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn nhất quán xác định khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững. Nghị quyết số 57-NQ/TW ra đời như một bước đi chiến lược nhằm khẳng định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng: Nhiệm vụ tất yếu và cấp bách Tiêu điểm

Chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng: Nhiệm vụ tất yếu và cấp bách

TTTĐ - Chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, trong công tác Đảng là vấn đề mới, chưa có nhiều mô hình để nghiên cứu, học tập nhưng cũng không thể chậm trễ trong bối cảnh cả nước đang thực hiện mạnh mẽ cuộc cách mạng chuyển đổi số. Các tổ chức của Đảng cần tiên phong trong công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong cán bộ, đảng viên, nhân dân và thực hành chuyển đổi số công tác đảng, nâng cao hiệu năng, hiệu quả giải quyết công việc, rút ngắn khoảng cách đưa các chủ trương, đường lối của Đảng tới từng cán bộ, đảng viên.
Sứ mệnh xóa mù số, kiến tạo công dân toàn cầu Công nghệ số

Sứ mệnh xóa mù số, kiến tạo công dân toàn cầu

TTTĐ - Từ ánh sáng xóa mù chữ năm xưa đến khát vọng hình thành một xã hội số không ai bị bỏ lại phía sau, phong trào “Bình dân học vụ số” đang trở thành động lực mới trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây không chỉ là sáng kiến giáo dục mà là chiến lược phát triển bền vững, toàn dân, toàn diện vì một Việt Nam hùng cường trong kỷ nguyên số.
Xem thêm