Tag

HopeBox gieo ước mơ và hy vọng cho phụ nữ bị bạo hành

Nhịp sống trẻ 11/03/2020 18:11
aa
TTTĐ - Từng chứng kiến người thân bị bạo lực gia đình, Đặng Thị Hương đã tự nhủ phải làm điều gì đó để tiếp thêm sức mạnh, giúp các nạn nhân là phụ nữ  thoát khỏi tình trạng đó.  HopeBox - chiếc hộp hy vọng đã ra đời sau những nỗ lực không ngừng của chị.

HopeBox gieo ước mơ và hy vọng cho phụ nữ bị bạo hành

Đặng Thị Hương

Bài liên quan

Phụ nữ không chỉ đẹp, thông minh mà còn cần bình tĩnh sống

Chuyện nghề của nữ công nhân 25 năm làm đẹp phố phường Hà Nội

Ngân hàng giúp phụ nữ tự tin khởi nghiệp

HopeBox là mô hình doanh nghiệp xã hội mới giúp các chị em phụ nữ Việt Nam từng bị bạo hành gia đình có được công việc ổn định và thay đổi cuộc sống.

Giúp phụ nữ tự tin

Khi còn sống ở Melbourne, Australia và bắt đầu học khoá học thạc sĩ Khởi nghiệp và đổi mới, Hương đã nghĩ cần phải làm một việc gì đó giúp những người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình có cơ hội được làm việc, tự chủ về tài chính. Đặc biệt, họ có được tự tin và rời khỏi môi trường bạo lực.

“Từ việc chứng kiến người thân bị bạo lực nhiều năm, mình đã nghĩ cách duy nhất để có thể giúp là cho họ một công việc. Cái tên HopeBox được nghĩ tới trong một bữa trưa cùng với hai người bạn của mình. Chính họ đã đặt tên sau khi mình nghĩ tới mô hình đồ ăn trưa nhưng đựng trong một chiếc hộp”, Hương kể.

Chị cho biết thêm, cái tên HopeBox cũng như màu xanh trong bộ nhận diện thương hiệu, mang ý nghĩa một chiếc hộp cơm hay hộp quà tặng được làm tỉ mẩn từ các mẹ.

Chiếc hộp đó chứa đựng không chỉ đồ ăn ngon mà còn thật nhiều hy vọng cho một tương lai tươi sáng hơn của các chị em và cộng đồng những người bị bạo lực gia đình.

Đó cũng là mong muốn của Hương khi nỗ lực tạo ra một môi trường làm việc mà ở đó có sự an toàn, yêu thương và có thể là nơi giúp những phụ nữ không may bị bạo lực gia đình chữa lành vết thương với những hoạt động ngoại khoá. Tuy nhiên, vạn sự khởi đầu nan. Khó khăn đầu tiên chị gặp phải là vốn. Với số tiền khiêm tốn được gây quỹ từ các nhà hảo tâm, chị Hương chỉ đủ mua tạm đồ dùng lúc đầu, trả lương cho nhân viên được khoảng hai tháng và thuê nhà.

Sau đó việc kinh doanh không suôn sẻ như những gì chị cùng các bạn lên kế hoạch nên gặp khá nhiều thách thức. Sản phẩm chưa được đón nhận ngoài thị trường, rồi những việc tưởng chừng như rất nhỏ: Thay đổi nhân sự, bộ máy vận hành, tâm lý của các chị em tham gia cần được quan tâm nhiều hơn vì họ đã trải qua nhiều tổn thương và biến cố… cũng trở thành bài toán khó.

Cô gái giàu nghị lực Đặng Thị Hương ngồi giữa
Cô gái giàu nghị lực Đặng Thị Hương ngồi giữa

“Xác định, mô hình nào cũng sẽ gặp khó khăn khi khởi đầu, vì thế mình tháo gỡ mọi cái từng bước. Mình xác định cần phải vững tâm có những điều chỉnh trong cách điều hành công việc. Đặc biệt, mình đa dạng hóa sản phẩm, cho các chị em có cơ hội sáng tạo. Sau đó, mình thử các loại sản phẩm mới và nghiên cứu thị trường, từ đó dần dần được khách hàng đón nhận”, Hương cho biết.

Bên cạnh đó, Hương cũng may mắn được cộng đồng hỗ trợ, có hội đồng quản trị của HopeBox luôn sát cánh và cố vấn. Những người bạn cũng luôn kết nối và giúp đỡ nên chị thấy bớt cô đơn hơn trong hành trình khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội.

Vừa phát triển doanh nghiệp, Hương vừa phối hợp với các đơn vị khác như Hagar International, Blue Dragon hay Hội Phụ nữ để giới thiệu về mô hình để thu hút những phụ nữ không may bị bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, nhiều bạn cũng tự tìm tới HopeBox. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có quy trình phỏng vấn và cân nhắc mọi yếu tố trước khi đón các bạn vào làm để đảm bảo về mặt thủ tục hành chính cũng như thông tin được xác minh chặt chẽ.

Tại HopeBox, những người phụ nữ không may bị bạo lực gia đình được tuyển vào nhiều vị trí: Làm đồ ăn như cơm trưa đi giao cho khách; tiệc nhỏ cho các văn phòng, công ty; làm bánh, hộp quà tặng...

Tuỳ vào kỹ năng của mỗi người có thể đảm nhận những vị trí quan trọng hơn như làm quản lý, kế toán… Điều quan trọng mọi người cùng làm việc và giúp đỡ lẫn nhau.

Hiện tại, HopeBox đang cung cấp cơm trưa cho khối văn phòng. Tuy nhiên, Hương cũng đang chuyển đổi dần sang mô hình nhà hàng cho các khách quốc tế, cũng như các sản phẩm đồ ăn vặt gồm: Khô gà, bánh quy, hộp quà tặng... tới quán cà phê và bán lẻ. Chị hy vọng hướng đi này sẽ khiến doanh nghiệp phát triển bền vững và giúp đỡ được nhiều người hơn.

"Tôi là một người bình thường và đang làm những việc hết sức bình thường. Tôi nghĩ, sống nỗ lực và học tập là việc ai cũng nên làm và cần làm để cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn chứ không phải hoàn cảnh nghèo khó thì mới cần cố gắng. Để mình không rơi vào cái bẫy “nạn nhân” thì tôi không thổi phồng những nỗ lực của mình. Tôi thấy những điều mình làm được chưa có gì to tát để tự hào và phô trương. Tôi chỉ thấy mình vẫn yêu cuộc sống này tha thiết mỗi ngày, vẫn lao động và học tập như một người bình thường", Đặng Thị Hương chia sẻ

Vượt lên cái khó

Nhìn sự mạnh mẽ, tự tin của cô chủ mô hình HopeBox, ít ai biết Hương phải trải qua tuổi thơ gian khó. Khi còn nhỏ, ước mơ của chị là được đọc thật nhiều sách và trở thành giáo viên. Tuy nhiên, năm lớp 7 chị phải nghỉ học và rời quê hương xã Đồng Ích (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) ra Hà Nội sống, làm giúp việc kiếm tiền phụ gia đình.

“Năm 17 tuổi, gia đình muốn mình trở về. Tuy nhiên, mình đã nhìn thấy bao phụ nữ ở quê tới tuổi đó phải lấy chồng, sinh con, làm việc trên đồng ruộng. Mình quyết định cuộc sống của bản thân không phải là bức tranh ấy. Mình lựa chọn ở lại Hà Nội vì từ sâu thẳm trong lòng, vẫn ước mơ được đi học và làm cô giáo”, Hương tâm sự.

Hương đăng ký khoá học bổ túc và từ đó phải chuyển ra ngoài gầm cầu thang ở. Không những thế, chị còn bị lừa hết tiền trong quá trình đi xin việc. Không người thân, không bạn bè nhưng chị kiên quyết không về quê và vẫn bám trụ lại Hà Nội.

Không có việc làm, Hương thức dậy lúc 2 giờ sáng và tập nấu xôi bán. Thời gian đầu chị luôn ngủ gật nên hôm xôi bị cháy, hôm thì nhão nhoét vì đổ quá nhiều nước. Xôi ế, Hương phải ăn trừ bữa nên sợ quá phải cố nấu cho tốt và hàng ngày bán trên phố.

Khoảng thời gian đó có lẽ là lúc khó khăn nhất với chị. Ban ngày hết việc bán xôi chị lại đi lau nhà thuê, làm bánh khoai bánh chuối bán trên phố và tối đi học. Học xong, chị lại tiếp tục bán hàng nên thời gian phần lớn sống trên đường phố và mỗi ngày chỉ ngủ 2 tiếng đồng hồ.

Tuy vậy, niềm tin mãnh liệt vào giáo dục và tình thương mẹ đã giúp Hương vượt qua khó khăn. May mắn, một lần đạp xe từ lớp bổ túc về, Hương được một người bạn cùng học gợi ý nộp hồ sơ vào KOTO - một trung tâm dạy nghề nhân đạo dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em lang thang đường phố. Từ đó, cuộc sống của chị bước sang một trang mới.

HopeBox giúp những phụ nữ không may bị bạo lực gia đình có việc làm ổn định
HopeBox giúp những phụ nữ không may bị bạo lực gia đình có việc làm ổn định

Năm 2012, Hương đi du học ở Australia với học bổng của KOTO và Học viện Box Hill. “Nếu nói KOTO cho mình cơ hội thay đổi cuộc đời thì được đi du học đã đưa mình gần hơi với việc trở thành công dân toàn cầu. Được tiếp cận với nền giáo dục quốc tế và cuộc sống văn minh ở Australia giúp mình hoàn thiện bản thân hơn, học hỏi được nhiều điều giá trị để trưởng thành mỗi ngày”, chị Hương chia sẻ.

Trở về nước, Hương vừa làm việc cho một công ty marketing ở Anh vừa nỗ lực gây dựng HopeBox. Thời gian đầu không có vốn, chị vẫn phải làm việc toàn thời gian kiếm tiền lo cho HopeBox nên có lúc bị quá tải. Hơn nữa, nhóm phụ nữ chị đang làm việc cùng đã trải qua nhiều sang chấn tâm lý nên đôi khi phải rất kiên nhẫn.

Một thách thức khác chị phải đối diện là bạo lực gia đình, vấn đề không mấy người nói tới ở Việt Nam. Theo chị Hương, những chính sách về phúc lợi cho phụ nữ, bảo vệ quyền của họ và trẻ em khi bị bạo lực hay nhà tạm lánh cho các nhóm này cần có nhiều hơn. Vấn đề này cần phải được tác động từ luật pháp và thực hiện một cách bài bản. Như vậy doanh nghiệp sẽ an tâm hơn mỗi khi giúp các chị em về vấn đề công việc và có thể phát triển bền vững.

“Khi thành lập HopeBox mình muốn các bạn tự tin hơn và sống an vui mỗi ngày để tiếp tục nuôi con hoặc sống tiếp cuộc sống của bản thân, kết nối với xã hội. Mình không muốn mỗi cá nhân phải đóng vai trò “nạn nhân” trong bất kỳ hoàn cảnh nào vì chúng ta được quyền lựa chọn một cuộc sống với nội lực vững vàng và tương lai tốt đẹp”, chị Hương cho biết.

Đọc thêm

Nâng cao kỹ năng công nghệ cho học sinh vùng biên giới Nhịp sống phương Nam

Nâng cao kỹ năng công nghệ cho học sinh vùng biên giới

TTTĐ - Ngày 17/9, tại tỉnh Tây Ninh, Báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel tổ chức chương trình Bytes for Future, trao tặng máy tính cho các trường học tại địa phương. Hoạt động hướng đến mục tiêu trang bị những công cụ và kiến thức cần thiết để các em học sinh có thể hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên số hiện nay.
Đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn do bão lũ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn do bão lũ

TTTĐ - Bằng những hoạt động thiết thực như tặng quà, nhu yếu phẩm, thu hoạch nông sản… tuổi trẻ Thủ đô đã góp phần sẻ chia, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ vượt qua khó khăn.
3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ Camera 360 trẻ

3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ

TTTĐ - Trong dịp Trung thu năm nay, Thành đoàn – Hội đồng Đội thành phố Hà Nội, Quận đoàn – Hội đồng Đội quận Tây Hồ và Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage dành 3.000 suất quà, trị giá hơn 360 triệu đồng tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lũ lụt trên địa bàn quận Tây Hồ.
Phố Hàng Mã vắng vẻ hơn sau bão Nhịp sống trẻ

Phố Hàng Mã vắng vẻ hơn sau bão

TTTĐ - Theo nhiều tiểu thương, sau cơn bão số 3, cùng với thời tiết thất thường, phố Hàng Mã không đông như mọi năm, lượng bán hàng cũng ít hơn.
Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn Camera 360 trẻ

Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn

TTTĐ - 8 năm sau ngày tốt nghiệp Phổ thông trung học (PTTH), Ngô Minh Thành (sinh năm 1992) lại quyết tâm một lần nữa chinh phục Đại học Y Hà Nội. Từ đó, một “câu chuyện cổ tích” giữa thời hiện đại đã được viết ra khiến nhiều người khâm phục…
Trung thu ấm áp... Bản tin công tác Đội

Trung thu ấm áp...

TTTĐ - Những món quà được các anh chị đoàn viên, thanh niên trao tặng đã giúp các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi vùng ngập lụt có mùa Trung thu ấm áp hơn.
1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận Tuổi trẻ học và làm theo Bác

1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận

TTTĐ - Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam, Bệnh viện Thống Nhất và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam vừa tổ chức chương trình "CAREME – Yêu lấy mình - Khám sàng lọc bệnh lý tim mạch, bệnh thận mạn, thận chuyển hóa tại cộng đồng" với sự tham gia của hơn 1.000 người dân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn

TTTĐ - Sáng 16/9, đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương cùng đoàn công tác đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ bà con, thanh thiếu nhi vùng thiệt hại nặng nề do mưa lũ sau bão số 3 tại tỉnh Bắc Kạn.
Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu Nhịp sống trẻ

Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu

TTTĐ - Để kịp thời động viên bà con Nhân dân, thiếu nhi trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đón Tết Trung thu ấm áp, vui tươi, chiều ngày 16/9, tại điểm trường Tiểu học Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Thành đoàn – Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội, tổ chức Chương trình thăm, tặng quà cho thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu năm 2024.
Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

TTTĐ - Nhiều mô hình hay, bài học kinh nghiệm sâu sắc được các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo khoa học quốc gia “Hệ thống báo Đảng với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”. Hội thảo đã cung cấp những luận cứ khoa học quan trọng cả về lý luận và thực tiễn để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Xem thêm