Tag

Học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học: Đừng để lợi bất, cập hại

Giáo dục 24/09/2020 11:43
aa
TTTĐ - Bộ GD&ĐT vừa công bố Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT với nhiều đổi mới về Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó có vấn đề đáng chú ý là quy định sử dụng điện thoại trong giờ học của học sinh.
TP Đà Nẵng tổ chức cho học sinh uống sữa học đường ngay ngày đầu tựu trường Phổ biến kiến thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh tiểu học Nhiều ý kiến trái chiều quanh quy định cho phép học sinh THCS, THPT sử dụng điện thoại trong giờ học

Nhiều bất cập ở cấp THCS

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/11/2020 và thay thế Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Một trong những thay đổi đáng chú ý liên quan đến quy định sử dụng điện thoại trong giờ học.

Cụ thể, Điều lệ ban hành kèm Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT quy định một trong những hành vi học sinh không được làm là “sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép".

Nhiều ý kiến đồng tình với việc nên quy định độ tuổi để sử dụng điện thoại trong giờ học
Nhiều ý kiến đồng tình với việc nên quy định độ tuổi cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học (Ảnh minh họa)

Thông tư này ngay lập tức nhận được nhiều ý kiến trái chiều của phụ huynh, giáo viên… Ngay sau đó, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng đã đưa ra những giải thích cụ thể về việc cho học sinh sử dụng điện thoại vào việc học, có sự quản lý của giáo viên.

Lãnh đạo Bộ cũng lý giải, quy định này được đưa ra trong bối cảnh xã hội đang có những chuyển biến mạnh mẽ, hướng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy và học. Khi đã dạy học qua Internet thì phải có phương tiện cho học sinh truy cập vào các nguồn học liệu như máy tính, điện thoại di động và các công cụ khác...

Dù vậy, vấn đề này vẫn khiến đa số phụ huynh không đồng tình, nhất là với những người có con ở cấp THCS. Không ít người nhận định, lứa tuổi này chưa phù hợp với việc sử dụng điện thoại.

Nhiều ý kiến cho rằng, Thông tư này chung chung, không nhất quán. Thực tế, giáo viên dạy trong lớp phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu như: Đổi mới phương pháp dạy, kiểm tra, đánh giá… bây giờ quản lý thêm việc sử dụng điện thoại trong giờ học của học sinh là điều rất khó sát sao. Nếu một lớp có 50 học sinh thì giáo viên càng khó quản lý.

Ngoài ra, sẽ rất khó cho giáo viên nếu tiết trước cho sử dụng, giờ sau cô giáo khác không cho; Thao tác thu điện thoại rồi lại trả cho học sinh sẽ mất nhiều thời gian và không thật sự phục vụ cho việc học.

Anh Nguyễn Đình Thi ở huyện Đông Anh (Hà Nội), cho rằng: “Dù sử dụng điện thoại thông minh có mặt lợi nhưng ngược lại sẽ rất bất cập với lứa tuổi THCS, nhất là với những trẻ chưa được giáo dục kỹ về vấn đề này. Ở cấp THCS, những học sinh biết sử dụng điện thoại vào việc học có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay so với hàng triệu em cùng độ tuổi. Từ trước đến nay, các học chưa được giáo dục kỹ năng sử dụng điện thoại cho việc học tập như thế nào là hữu ích trong khi vấn đề phát sinh từ mạng xã hội lại quá nhiều, tôi e rằng cái hại còn lớn hơn cái lợi”.

Trên thực tế, hiện nay ở nhiều trường, giáo viên vẫn cứ giao bài cho học sinh và yêu cầu các em khai thác tài liệu trên mạng. Ở trường, học sinh có giờ Tin học và phòng máy riêng, các em có thể tận dụng nhiều ứng dụng thông minh tại đó. Khi về nhà sử dụng thiết bị thông minh được bố mẹ quản lý.

Học sinh là lứa tuổi đẹp đẽ, cần có định hướng tốt, phù hợp từ gia đình, nhà trường và xã hội
Học sinh là lứa tuổi đẹp đẽ, cần có định hướng tốt, phù hợp từ gia đình, nhà trường và xã hội

TS tâm lý Vũ Thu Hương đặt câu hỏi: “Bộ GD&ĐT cho rằng, học sinh được sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học để khai thác nguồn học liệu. Vậy, nguồn học liệu chỉ tồn tại trên mạng, không hề tồn tại ở các thư viện, trong các sách báo chính thống? Bộ yêu cầu các trường xây dựng thư viện nhưng lại khuyến khích các học sinh tra cứu trên mạng. Nếu nội dung của sách báo chính thống và thông tin trên mạng có mâu thuẫn, ai sẽ là người kiểm chứng để định hướng cho trẻ?”.

Ngoài ra, TS Vũ Thu Hương cũng cho rằng, trên mạng có rất nhiều các thông tin không được kiểm chứng, các clip không có ý nghĩa giáo dục. Bộ sẽ giải quyết thế nào khi trẻ hiểu sai do việc cập nhật thông tin không chính thống? Ngoài ra, một số gia đình không có điều kiện mua điện thoại thông minh, Bộ sẽ giải quyết thế nào để học sinh đều được cư xử công bằng trong trường học?

Cần quy định lứa tuổi

Ông Nguyễn Quốc Bình, nguyên Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức cho rằng: “Vấn đề mang điện thoại vào lớp dù được giáo viên đồng ý nhưng tôi cho rằng, cần phải quy định ở lứa tuổi nào được sử dụng.

Đúng là chúng ta có lo lắng thật nhưng ở đây có một thực tế, cái gì cũng có mặt tích cực và hạn chế, chỉ có điều ta sử dụng mặt tích cực như thế nào và hạn chế mặt tiêu cực của nó ra sao. Trong vấn đề này, tôi nghĩ vai trò không chỉ có của nhà trường mà gia đình, phải giáo dục đồng bộ".

Việc sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay chúng ta đang "thả rông", không có bất cứ quy định nào cả. Ở nước ngoài, người ta cũng cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học nhưng cũng có những tiết, các em được phép sử dụng.

Hiện nay, việc học mọi lúc mọi nơi, sử dụng phương tiện Internet để học là điều rất nên, dần dần chúng ta cũng phải giáo dục, có bộ lọc nhất định để học sinh đến lứa tuổi nào đó phải sử dụng điện thoại đúng cách, đúng lúc, đúng chỗ…”.

Ông Bình cũng cho rằng, độ tuổi THPT có thể được sử dụng điện thoại, còn cấp THCS chưa nên cho các em dùng. Vì lứa tuổi, cấp học này chưa thực sự cần thiết, cấp bách sử dụng điện thoại trong giờ học.

Việc sử dụng điện thoại trong giờ học là vấn đề xã hội, không chỉ phụ huynh mà cả nhà trường... đau đầu. Vì vậy, Bộ GD&ĐT cần phải thăm dò kỹ càng và lấy ý kiến cho phép sử dụng độ tuổi nào, sử dụng vào giờ nào và sử dụng như thế nào. Bên cạnh đó, các trường cần phải có chế tài và quy định cụ thể về vấn đề này để tránh trường hợp lợi bất, cập hại.

Tin tức trong ngày 19/9: Học sinh được sử dụng điện thoại trên lớp phục vụ cho việc học Tin tức trong ngày 19/9: Học sinh được sử dụng điện thoại trên lớp phục vụ cho việc học

Đọc thêm

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng (Một nghìn hai trăm sáu mươi tỷ đồng), tính đến ngày 16/9.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt Giáo dục

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

TTTĐ - 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ Giáo dục

“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ

TTTĐ - Không chỉ là hoạt động trải nghiệm thú vị giúp học sinh và các vị khách quốc tế hiểu hơn về Tết Trung thu, chương trình trải nghiệm văn hóa “Trung thu yêu thương” còn lan tỏa sự ấm áp của nghĩa đồng bào, lòng nhân ái, sẻ chia với đồng bào vùng lũ.
Quận Nam Từ Liêm thông báo thi tuyển chức danh lãnh đạo năm 2024 Giáo dục

Quận Nam Từ Liêm thông báo thi tuyển chức danh lãnh đạo năm 2024

TTTĐ - Mới đây Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Mai Trọng Thái đã ký ban hành thông báo thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND quận Nam Từ Liêm năm 2024.
Ngành Giáo dục chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3

TTTĐ - Ngày 16/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thông tin, bão số 3 cùng hoàn lưu bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng, trong đó, ngành giáo dục chịu thiệt hại rất nặng nề.
Học sinh gom sách vở, dành tiền ăn sáng ủng hộ bạn vùng lũ Muôn mặt cuộc sống

Học sinh gom sách vở, dành tiền ăn sáng ủng hộ bạn vùng lũ

TTTĐ - Trong ngày thứ hai đầu tuần (ngày 16/9), hàng loạt cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức hoạt động quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ.
Quốc học Huế gia nhập thành viên mạng lưới LabelFrancÉducation Giáo dục

Quốc học Huế gia nhập thành viên mạng lưới LabelFrancÉducation

TTTĐ - Trường THPT chuyên Quốc học Huế đáp ứng các điều kiện và chính thức gia nhập mạng lưới LabelFrancÉducation (Pháp) gồm 600 trường trên toàn thế giới, trong đó có nhiều trường ở Việt Nam đã được công nhận.
Nghiêm cấm lợi dụng Ban đại diện cha mẹ học sinh thu các khoản ngoài quy định Muôn mặt cuộc sống

Nghiêm cấm lợi dụng Ban đại diện cha mẹ học sinh thu các khoản ngoài quy định

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hải Phòng chỉ đạo nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, trường để thu các khoản thu ngoài quy định, tăng cường công tác quản lý các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2024-2025 sau bão số 3.
Xem thêm