Tag

Học sinh lớp 9 căng mình “bứt phá về đích”

Giáo dục 02/06/2022 09:15
aa
TTTĐ - Đã gần 12 giờ đêm nhưng đèn bàn học của Phạm Anh Tú, học sinh lớp 9, trường THCS Lê Lợi (Hà Đông) vẫn sáng. Những ngày này, Anh Tú cùng hơn 100 nghìn học sinh lớp 9 của Thành phố Hà Nội đang dốc toàn bộ sức lực ôn tập, chuẩn bị cho kì thi vào 10.
Học trực tuyến - thi trực tiếp: Áp lực cho học sinh lớp 9 ôn thi chuyển cấp Học sinh lớp 9: Học trực tuyến, ôn thi thế nào cho hiệu quả? Xác minh thông tin trường học ở Hà Nội yêu cầu học sinh lớp 9 học lực không tốt cam kết không thi vào lớp 10

Mất ăn mất ngủ vì tỷ lệ “chọi”

Ngày 30/5, Sở GD&ĐT Hà Nội chính thức công bố số lượng học sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 và tỉ lệ chọi của từng trường THPT công lập (không chuyên) năm học 2022-2023.

Thống kê số lượng học sinh đăng ký nguyện vọng cho thấy, đứng đầu là THPT Yên Hòa với tỉ lệ chọi 1/3,03, tiếp theo đó là THPT Chu Văn An (1/2,87), THPT Sơn Tây (1/2,73), THPT Nhân Chính (1/2,53), THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông (1/2,51)... Đây là những trường có sức cạnh tranh gay gắt nhất mỗi mùa tuyển sinh vào lớp 10.

Bên cạnh đó, cũng có một số trường ngoại thành gây bất ngờ khi năm nay có tỉ lệ chọi cao hơn hẳn. Điều này khiến cho cuộc tranh giành suất vào trường THPT công lập thêm gay cấn, căng thẳng.

Học sinh lớp 9 đang dốc sức chạy “nước rút”
Học sinh lớp 9 đang dốc sức chạy “nước rút”

Ngay sau khi nắm được tỉ lệ chọi, nhiều học sinh lớp 9 đã tỏ ra lo lắng. Chia sẻ với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, em Hoàng Quỳnh Trang, học sinh lớp 9, trường THCS Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy) cho biết: “Năm nay, em đăng ký nguyện vọng 1 là trường THPT Yên Hòa. Nhưng khi thấy tỉ lệ chọi của trường trong kì thi này, em rất lo. Cả năm học qua hầu hết chúng em chỉ được học trực tuyến nên việc nắm kiến thức chưa được tốt. Bây giờ, em chỉ biết cố gắng ôn tập và luyện đề mỗi ngày. Hy vọng còn 2 tuần nữa em được bồi dưỡng thêm kiến thức có thể đỗ Nguyện vọng 1.”

Cũng như Quỳnh Trang, trong thời gian chạy “nước rút” này, Phạm Anh Tú, học sinh trường THCS Lê Lợi (Hà Đông) cũng dồn toàn bộ sức lực để ôn tập. Ngoài nguyện vọng vào các trường THPT công lập, Anh Tú còn đăng ký dự thi Chuyên Lịch sử - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ.

Hiện nay, ngoài việc lên lớp vào các buổi sáng, buổi chiều Tú tranh thủ luyện đề 3 môn Toán, Ngữ Văn và Tiếng Anh. Đến tối, em dành toàn bộ thời gian cho bộ môn Lịch sử. “Em sợ lỡ không may thi trượt thì không biết phải làm sao. Hiện tại, kiến thức em đã ôn tập được khoảng 80-90% nhưng còn lo nhiều về môn Tiếng Anh vì trước giờ em không quá tập trung vào nó.”, Anh Tú cho biết

Việc phải đi học từ thứ 2 đến thứ 7, ngày Chủ nhật lại đi luyện đề ở các trung tâm luyện thi khiến Thu Huyền, một học sinh lớp 9 của quận Hoàn Kiếm cảm thấy rất mệt mỏi. Nữ sinh chia sẻ: “Một ngày, em ngủ chưa đến 8 tiếng, sau giờ học ở lớp thì lại đi ôn thi bên ngoài. Nhiều lúc em cũng thấy mệt và nản nhưng mà tự nhủ là còn vài tuần nữa nên phải cố gắng.”

Không chỉ là cuộc thi của các con

Có con thi vào lớp 10 năm nay, chị Nguyễn Thanh Oanh (Thanh Xuân) cho hay, hai vợ chồng chị “đứng ngồi không yên” bởi năm nay số lượng thí sinh tăng hơn 10.000 em.

“Con tôi năm nay vào lớp 10 nên tôi càng sốt ruột hơn. Hai vợ chồng cũng không biết làm gì ngoài cũng động viên con không quá nặng nề chuyện đỗ hay trượt để con có tâm lý thoải mái nhất lúc đi thi. Động viên con để con đỡ áp lực chứ bản thân mình còn áp lực bằng mấy con khi mà 1 năm học quan trọng có đến 2/3 thời gian phải học online. Mọi năm tôi thấy Sở GD&ĐT công bố dạng đề thi và hướng dẫn nội dung ôn tập nhưng năm nay lại không thấy. Tôi lo kiến thức thì mênh môn, trong khi đa số học sinh đều bị hổng kiến thức trong thời gian học online. Cứ ôn dàn trải sẽ khó có hiệu quả", chị Oanh nói.

Kỳ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội được đánh giá là một kỳ thi khó khi chỉ tiêu chỉ khoảng hơn 60% số lượng thí sinh đăng ký dự thi
Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội được đánh giá là một kỳ thi khó khi chỉ tiêu chỉ khoảng hơn 60% số lượng thí sinh đăng ký dự thi

Trước áp lực cạnh tranh cao, cùng với việc học sinh lớp 9 năm nay phải trải qua một thời gian dài học trực tuyến do dịch COVID-19 nên càng gần ngày thi, học sinh càng lo lắng, phụ huynh cũng không thể ngồi yên.

Hàng ngày, hoàn thành công việc tại cơ quan, anh Trần Quang Tuấn lại đến trường đón con, rồi đưa em từ Thanh Trì (Hà Nội) đến một câu lạc bộ có tiếng tại quận Thanh Xuân học thêm Toán, Văn, Ngoại ngữ để thi vào lớp 10.

Đường khá xa, lại đúng giờ tan tầm nên hai bố con phải rất vất vả mới kịp giờ vào học. Khi con vào học, anh lại ngồi chờ 2 tiếng để đón con về.

Anh Tuấn tâm sự: “Thấy con học nhiều cũng thương lắm, nên hàng ngày, tôi phải sắp xếp công việc để đưa đón, đồng hành cùng con. Tôi không quá gây áp lực cho con nhưng bản thân con cũng muốn nỗ lực để được bằng các bạn và vào được trường con thích."

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập Hà Nội diễn ra vào ngày 18-19/6

Năm nay, gần 130.000 sĩ tử của Hà Nội sẽ bước vào mùa thi lớp 10, tuy nhiên chỉ có khoảng 70.000 suất vào các trường THPT công lập. Mỗi học sinh được đăng ký dự tuyển tối đa vào 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập diễn ra vào ngày 18-19/6. Bài thi Toán và Ngữ văn sẽ diễn ra trong 120 phút, theo hình thức tự luận. Môn Ngoại ngữ thi trắc nghiệm trong 60 phút. Học sinh có thể đăng ký một trong các thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn,… tùy theo khả năng, không bắt buộc phải thi môn ngoại ngữ được học tại trường THCS.

Điểm xét tuyển = (Điểm Toán + Điểm Văn) x 2 + Điểm Ngoại ngữ + Điểm ưu tiên.

Tin liên quan

Đọc thêm

FPT Polytechnic - thương hiệu uy tín gần 15 năm kiến tạo giá trị tri thức Giáo dục

FPT Polytechnic - thương hiệu uy tín gần 15 năm kiến tạo giá trị tri thức

TTTĐ - Trường Cao đẳng FPT Polytechnic được thành lập từ năm 2010 bởi Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Education) thuộc Tập đoàn FPT nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nhân lực chất lượng trong các ngành công nghệ, kinh tế và dịch vụ tại Việt Nam.
Học sinh là trung tâm trong đổi mới giáo dục Giáo dục

Học sinh là trung tâm trong đổi mới giáo dục

TTTĐ - Chú trọng chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn, giáo dục truyền thống yêu nước thông qua chương trình giáo dục lịch sử địa phương, tạo điều kiện để triển khai các mô hình giáo dục STEM trong các tiết học… là đổi mới trong phương pháp dạy học của toàn ngành Giáo dục Thủ đô, hướng tới xây dựng trường học phát triển toàn diện.
“Đặc sản” giáo dục Tây Hồ Giáo dục

“Đặc sản” giáo dục Tây Hồ

TTTĐ - Trong bối cảnh giáo dục ngày càng chú trọng đến sự phát triển toàn diện, Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) đã triển khai các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa địa phương, nhằm bồi dưỡng tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc và gắn bó với quê hương cho học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở. Những chương trình này không chỉ giúp các em hiểu biết thêm về di sản văn hóa của Tây Hồ mà còn tạo động lực học tập, góp phần vào sự phát triển của ngành Giáo dục Thủ đô.
Sẵn sàng hội nhập và phát triển Giáo dục

Sẵn sàng hội nhập và phát triển

TTTĐ - Được thành lập vào năm 2010, Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội (FBU) được biết đến là một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu trong đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhà trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển với triết lý giáo dục tập trung vào tính thực tiễn, thái độ đúng mực và kiến thức sâu rộng, kỹ năng đa dạng mang đến cho người học những giá trị thiết thực nhất để tự tin bước vào thị trường lao động.
Nơi nuôi dưỡng tình yêu thương và sáng tạo Giáo dục

Nơi nuôi dưỡng tình yêu thương và sáng tạo

TTTĐ - Trường Mầm non Bình Minh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) dù mới đi vào hoạt động từ tháng 7/2024, đã nhanh chóng tạo dấu ấn riêng trong ngành Giáo dục mầm non của Thủ đô. Với phương châm “Nơi nào có tình yêu thương, nơi ấy có những điều kỳ diệu”, nhà trường không chỉ mang đến môi trường giáo dục thân thiện, sáng tạo mà còn giúp trẻ em phát triển hài hòa về cả thể chất và tinh thần.
Khẳng định thương hiệu, đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao Giáo dục

Khẳng định thương hiệu, đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao

TTTĐ - Sáng nay (12/11), Trường Trung cấp nghề Giao thông Công chính Hà Nội long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và Kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).
Ngành Giáo dục Thủ đô đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất Giáo dục

Ngành Giáo dục Thủ đô đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

TTTĐ - Ghi nhận thành tích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Xây dựng Hà Nội sớm trở thành trung tâm giáo dục trọng điểm trong nước và khu vực* Giáo dục

Xây dựng Hà Nội sớm trở thành trung tâm giáo dục trọng điểm trong nước và khu vực*

TTTĐ - Sáng 12/11, tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), đồng chí Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã dành cho ngành nhiều lời nhắn nhủ ý nghĩa.
Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc* Giáo dục

Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc*

TTTĐ - Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương đã có diễn văn xúc động ôn lại hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của lớp lớp thế hệ thầy và trò.
Tô thắm thêm bức tranh giáo dục của Thủ đô trong giai đoạn mới Giáo dục

Tô thắm thêm bức tranh giáo dục của Thủ đô trong giai đoạn mới

TTTĐ - 70 năm đã trôi qua nhưng hào khí của ngày 10/10/1954 vẫn còn vang vọng mãi trong lòng mỗi người dân Hà Nội. Đó là ngày mà cả Thủ đô bừng sáng, khi đoàn quân chiến thắng trở về trong niềm hân hoan của hàng vạn người dân.
Xem thêm