Tag

Hỗ trợ giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 như thế nào?

Giáo dục 11/08/2022 21:00
aa
TTTĐ - Trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với ngành Giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học ngoài công lập, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 11/8/2022 quyết nghị thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Hà Nội hỗ trợ giáo viên khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Hỗ trợ giáo viên là con liệt sĩ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Hỗ trợ giáo viên mầm non “vượt sóng” Covid-19
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mục tiêu nghị quyết là hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, giúp ổn định đội ngũ, tránh đứt gãy nguồn cung ứng nhân lực có kinh nghiệm cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập.

Nghị quyết cũng nhằm bảo đảm an toàn cho trẻ em và học sinh, giúp phụ huynh có con trong độ tuổi mầm non, tiểu học yên tâm tham gia lao động, góp phần để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống và an sinh xã hội.

Đối tượng được hỗ trợ

Theo Nghị quyết, đối tượng được hỗ trợ gồm: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình tư thục, dân lập; cơ sở giáo dục tiểu học tư thục; trường mẫu giáo, mầm non SOS, trường tiểu học Hermann Gmeiner trong hệ thống Làng trẻ em SOS Việt Nam được cấp có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 (cơ sở giáo dục ngoài công lập).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được hưởng chính sách khi bảo đảm các điều kiện sau: Là người đang làm việc tại cơ sở giáo dục ngoài công lập trước khi cơ sở phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 tính từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; Nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên tính từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

Bên cạnh đó, các trường hợp muốn hưởng chính sách này phải chưa được hưởng chính sách hỗ trợ đối với người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại khoản 4, 5, 6 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP do không tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc; Có xác nhận làm việc tại cơ sở giáo dục ngoài công lập (bao gồm cơ sở giáo dục ngoài công lập đã làm việc trước đây hoặc cơ sở giáo dục ngoài công lập khác trong trường hợp cơ sở giáo dục ngoài công lập trước đây làm việc không hoạt động trở lại) ít nhất hết năm học 2021 - 2022.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mức hỗ trợ

Nghị quyết nêu rõ hỗ trợ một lần mức 3.700.000 đồng/người áp dụng với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa được hưởng chính sách của địa phương hỗ trợ đối với nhóm lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng đặc thù khác theo quy định tại khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP; Hỗ trợ một lần mức 2.200.000 đồng/người áp dụng với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã được hưởng chính sách của địa phương theo quy định tại khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP.

Thời gian thực hiện đến hết ngày 31/12/2022.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nguyên tắc hỗ trợ

Nghị quyết yêu cầu việc hỗ trợ phải bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách; tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập dễ dàng tiếp cận chính sách.

Theo nghị quyết, cơ quan chức năng không hỗ trợ đối tượng đã được hưởng chính sách đối với người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại khoản 4, 5, 6 mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021, Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 8/10/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 của Chính phủ (Nghị quyết số 68/NQ-CP); không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia; nếu đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách thì chỉ giải quyết hỗ trợ theo chính sách cao nhất.

Việc hỗ trợ phải bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các chính sách và nguồn lực để thực hiện; phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành, địa phương, căn cứ vào điều kiện cụ thể để linh hoạt triển khai, đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc và kịp thời các chính sách hỗ trợ.

Nghị quyết quy định việc hỗ trợ ngân sách nhà nước thực hiện như sau: Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động sử dụng 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% quỹ dự trữ tài chính địa phương để thực hiện theo các nguyên tắc, chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này.

Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương còn lại theo nguyên tắc: 80% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên; 60% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh chưa tự cân đối ngân sách còn lại (ngoài các tỉnh miền núi, Tây Nguyên); 40% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương còn lại.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động sử dụng 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% quỹ dự trữ tài chính địa phương để thực hiện theo các nguyên tắc, chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Cao đẳng iSPACE mở rộng ngành, hợp tác nâng tầm chiến lược đào tạo Nhịp sống phương Nam

Cao đẳng iSPACE mở rộng ngành, hợp tác nâng tầm chiến lược đào tạo

TTTĐ - Trước yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực đa năng, Trường Cao đẳng iSPACE vừa công bố kế hoạch mở rộng tuyển sinh đa dạng nhóm ngành từ năm học 2025 - 2026. Đây là bước tiến chiến lược sau gần 20 năm phát triển, khẳng định cam kết đào tạo gắn liền thực tiễn và đáp ứng xu thế thị trường.
Cầu nối giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động Giáo dục

Cầu nối giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

TTTĐ - Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 tạo cầu nối hiệu quả giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động; đẩy mạnh tuyên truyền tới các em học sinh về định hướng nghề nghiệp, tiếp cận cơ hội học tập và việc làm phù hợp.
Đáp ứng nhu cầu việc làm cho sinh viên trong kỷ nguyên số Giáo dục

Đáp ứng nhu cầu việc làm cho sinh viên trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Sinh viên ra trường đạt chuẩn đầu ra, ứng dụng công nghệ, kỹ năng trong công việc, cơ hội việc làm và thăng kiến rộng mở… đó là những ưu điểm mà ngành Kinh tế - Ứng dụng công nghệ trong quản lý và phân tích dữ liệu (Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải) đang đào tạo.
Khẳng định vị thế ngành hoa, cây cảnh Việt Nam trên thế giới Giáo dục

Khẳng định vị thế ngành hoa, cây cảnh Việt Nam trên thế giới

TTTĐ - Chiều 10/5, VNUA tổ chức Hội thảo Quốc gia: Phát triển bền vững ngành Hoa cây cảnh Việt Nam. Sự kiện là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, nghệ nhân và người sản xuất cùng nhau bàn về phương hướng thúc đẩy ngành hoa, cây cảnh Việt Nam phát triển bền vững.
8 học sinh Việt Nam giành huy chương Olympic Vật lý Châu Á Giáo dục

8 học sinh Việt Nam giành huy chương Olympic Vật lý Châu Á

TTTĐ - Tại cuộc thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) năm 2025 tổ chức tại Ả rập Xê út, đội tuyển quốc gia Việt Nam có 8 học sinh dự thi; kết quả, 8 học sinh đều đoạt huy chương.
Học sinh Việt Nam thi khoa học kỹ thuật quốc tế ở Mỹ Giáo dục

Học sinh Việt Nam thi khoa học kỹ thuật quốc tế ở Mỹ

TTTĐ - 9 dự án xuất sắc nhất của học sinh Việt Nam được lựa chọn từ 212 dự án cấp quốc gia, đã tham dự hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế từ ngày 10/5-16/5 tại Mỹ.
Bước tiến chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục Giáo dục

Bước tiến chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục

TTTĐ - Ngày 10/5, tại Hà Nội, Học viện Hành chính và Quản trị công tổ chức bế mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng 8 chương trình đào tạo chính quy trình độ đại học.
Quảng Ngãi chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Quảng Ngãi chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Ngãi vừa thông tin về công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông (THPT) năm 2025, diễn ra từ ngày 25 -27/6 với sự tham gia của 14.536 thí sinh trong toàn tỉnh.
Rộng mở tương lai nghề nghiệp Giáo dục

Rộng mở tương lai nghề nghiệp

TTTĐ - Ngày 9/5, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) đã tổ chức thành công ngày hội hướng nghiệp “Company Day 2025”. Đây là sự kiện thường niên, quy tụ 28 doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng và công nghệ, cùng sự tham gia của hơn 200 sinh viên PVU.
Nhiều đại học không đổi chứng chỉ ngoại ngữ thành điểm thi tốt nghiệp Giáo dục

Nhiều đại học không đổi chứng chỉ ngoại ngữ thành điểm thi tốt nghiệp

TTTĐ - Theo thông tin tuyển sinh của nhiều trường đại học vừa công bố không có quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ thành điểm thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh cần đặc biệt lưu ý thông tin này để không bỏ lỡ cơ hội xét tuyển khi chọn ngành, nghề và trường.
Xem thêm