Tag

Hiệu ứng tích cực từ đưa trò chơi dân gian vào trường học

Giáo dục 07/12/2023 16:47
aa
TTTĐ - Trong không khí rộn ràng tiếng chiêng trống, tiếng vỗ tay, các học sinh cùng nhau chơi trò chơi dân gian đầy tính tập thể như cướp cờ, kéo co, nhảy bao bố.
Hà Nội yêu cầu đưa trò chơi dân gian vào trường học Bảo vệ, phát huy trò chơi dân gian kéo co

Không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc, trò chơi dân gian góp phần ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường…

Tạo sân chơi bổ ích

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, trường Tiểu học Văn Yên, quận Hà Đông, Hà Nội thường xuyên tạo ra sân chơi bổ ích cho các em học sinh bên cạnh nâng cao chất lượng dạy và học. Đưa trò chơi dân gian vào trường học là một trong những hoạt động nhằm cụ thể mục tiêu đó.

Hiệu ứng tích cực từ đưa trò chơi dân gian vào trường học
Các em học sinh trường Tiểu học Văn Yên hào hứng tham gia trò chơi kéo co

Giờ ra chơi của học sinh các khối 1, 2, 3, 4, 5, thay vì tụm năm, tụm ba nô đùa nghịch ngợm, trong không khí rộn ràng tiếng chiêng trống, tiếng vỗ tay và nói cười, các em học sinh đã cùng nhau chơi những trò chơi dân gian đầy tính tập thể, đoàn kết như: cướp cờ, nhảy bao bố, chuyền bóng, nhảy dây, kéo co…

Cô Phương Thị Thìn - Hiệu trưởng trường Tiểu học Văn Yên, khẳng định, hoạt động thực sự đã tạo được sân chơi tập thể bổ ích cho học sinh, đồng thời cụ thể hóa sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tại Kế hoạch số 3511 ngày 27/9/2023.

Hiệu ứng tích cực từ đưa trò chơi dân gian vào trường học
Hào hứng nhảy bao bố trong tiếng cổ vũ, động viên của bạn bè

“Không chỉ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, qua trò chơi dân gian, nhà trường mong muốn tạo sân chơi bổ ích để học sinh tránh xa những trò chơi không lành mạnh, ngăn ngừa tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường. Hơn hết, ở đó, chúng tôi muốn các em học sinh phát huy tinh thần đoàn kết, tình đồng đội, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau, ngăn chặn bạo lực học đường”, cô Phương Thị Thìn cho biết.

Hiệu ứng tích cực từ đưa trò chơi dân gian vào trường học
Các bạn nhỏ thích thú nhảy lò cò

Cũng theo Hiệu trưởng trường Tiểu học Văn Yên, trò chơi dân gian được đưa vào nhà trường dưới các hình thức đa dạng, phong phú, lồng ghép trong giờ học của các môn học như Tiếng Việt, Thể dục, Hoạt động củng cố, Hoạt động trải nghiệm, các giờ ra chơi… Ví dụ như trò chơi ô ăn quan, cờ vua, kéo co, nhảy bao bố, nhảy lò cò…

Với sự tâm huyết, nhiệt tình, các thầy cô giáo đã không ngừng sáng tạo để học sinh biết, tham gia chơi, đồng thời rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực, phẩm chất, góp phần hình thành nhân cách, giáo dục toàn diện cho các em.

Món ăn tinh thần không thể thiếu

Đáng chú ý, không chỉ riêng trường Tiểu học Văn Yên mà tại nhiều cơ sở giáo dục khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian trong các nhà trường đã được thực hiện chủ động, sáng tạo dưới nhiều hình thức khác nhau.

Hiệu ứng tích cực từ đưa trò chơi dân gian vào trường học
Trường THCS Nghĩa Tân thiết kế góc “Bảo tồn và phát huy giá trị các trò chơi dân gian”, tạo nên một không gian văn hoá đặc trưng ngay tại sảnh chính

Như tại trường THCS Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội), nhà trường đã tăng cường đổi mới, sáng tạo về hình thức, phương pháp tuyên truyền về trò chơi dân gian. Các trò chơi được lồng ghép trong hoạt động giáo dục hàng ngày như thi đấu kéo co lồng ghép vào giờ ra chơi; lồng ghép trò chơi “Nhảy bao bố” trong hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá. Bên cạnh đó, nhà trường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tuyên truyền (qua website, mạng xã hội zalo, facebook); thông qua bảng điện tử, pano, áp phích…

Hiệu ứng tích cực từ đưa trò chơi dân gian vào trường học
Các em học sinh thích thú tham gia trò chơi dân gian

Điều đặc biệt, trường đã thiết kế góc “Bảo tồn và phát huy giá trị các trò chơi dân gian”, tạo nên một không gian văn hoá đặc trưng ngay tại sảnh chính. Vào mỗi giờ ra chơi, học sinh có thể tham gia các trò chơi như: Cờ gánh, Oẳn tù tì, Ô ăn quan…. vừa giúp các em rèn luyện tư duy logic, khả năng tính toán vừa giúp các em có những lúc thư giãn sau những giờ học văn hoá.

Công tác tuyên truyền được nhà trường duy trì thường xuyên, liên tục. Nhờ đó, nhận thức của giáo viên, học sinh trong việc tham gia trò chơi dân gian trong nhà trường ngày càng được nâng cao.

Còn tại trường THCS Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), nhà trường xác định công tác giáo dục kỹ năng, rèn nếp sống, đạo đức, kỉ luật là việc làm thường xuyên, liên tục. Từ định hướng đó, các em học sinh được tham gia nhiều hoạt động tập thể mà trò chơi dân gian là một trong số đó.

Phần thi nhảy bao bố diễn ra trong tiếng hò reo, cổ vũ sôi động...
Các em học sinh trường THCS Nguyễn Du thi nhảy bao bố trong tiếng hò reo, cổ vũ sôi động...

Hầu như ở hoạt động ngoại khóa nào cũng có bóng dáng của các trò chơi dân gian được các em học sinh vô cùng yêu thích như: Chân thấp chân cao, vượt sông, nhảy lò cò, nhảy bao bố, cướp cờ…

Cô Nguyễn Thị Lý - Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du cho rằng, trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của con trẻ mà còn chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc độc đáo và đậm đà bản sắc.

“Nó khiến thế hệ chúng tôi nhớ đến một trời tuổi thơ đầy kỷ niệm. Ở đó không có smartphone, không có bạo lực học đường, những tệ nạn xã hội…

Và bằng tâm huyết của những người làm giáo dục, nhà trường mong muốn đưa trò chơi dân gian đến với học sinh qua nhiều hình thức đa dạng khác nhau, giúp các em tránh xa những thói hư, tật xấu, ngăn ngừa tệ nạn xâm nhập vào học đường, ngăn chặn, đẩy lùi bạo học học đường, xây dựng môi trường lành mạnh, bạn bè yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau. Hơn hết, chúng tôi muốn học sinh trân trọng giá trị văn hóa dân tộc đã có từ ngàn đời nay”, cô Nguyễn Thị Lý nhấn mạnh.

Hiệu ứng tích cực từ đưa trò chơi dân gian vào trường học
Các em học sinh phấn khích khi thi nhảy 2 người 3 chân

Trước đó, Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành kế hoạch số 3511/KH-SGDĐT ngày 27/9/2023 về việc tổ chức trò chơi dân gian trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025.

Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các cơ sở giáo dục, các nhà trường tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về các trò chơi dân gian để học sinh biết và có thể tham gia chơi.

Các trường lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp lứa tuổi, giới tính, cấp học, điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị để áp dụng một số trò chơi: Cướp cờ; Rồng rắn lên mây; Kéo co; Bịt mắt bắt dê; Đua thuyền trên cạn; Nhảy bao bố; Ô ăn quan; Mèo đuổi chuột; Cá sấu lên bờ; Nhảy dây; Đá gà; Nhảy lò cò; Khiêng kiệu; Trồng nụ trồng hoa; Truyền tin... Ngoài các trò chơi dân gian trên, nhà trường có thể lựa chọn các trò chơi dân gian khác để phù hợp điều kiện của đơn vị, địa phương.

Cùng với đó, nhà trường cần thường xuyên tổ chức tập luyện và giao lưu các trò chơi dân gian trong các cơ sở giáo dục, khuyến khích học sinh tham gia, qua đó nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu việc tổ chức các trò chơi dân gian trong các cơ sở giáo dục phải bảo đảm thường xuyên, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp theo cấp học; tổ chức đánh giá, tổ chức giao lưu để học sinh tham gia, tạo cho học sinh hứng thú tập luyện, yêu thích các trò chơi dân gian thu hút đông đảo học sinh.

Đọc thêm

Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế Giáo dục

Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế

TTTĐ - Cuộc thi viết “Sống đẹp” được tổ chức nhằm lan tỏa những tấm gương sống đẹp, ý nghĩa trong cộng đồng, từ đó tạo nên những thay đổi tích cực trong đời sống xã hội.
Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa Giáo dục

Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa

TTTĐ - Sáng 7/11, tại trường THCS Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội tổ chức khai mạc kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quận các môn văn hóa lớp 9 (vòng 1) năm học 2024-2025.
Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024 Giáo dục

Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024

TTTĐ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ khai mạc Hội giảng Nhà giáo Giáo dục Nghề nghiệp toàn quốc năm 2024. Chương trình được diễn ra trong 7 ngày, từ 4 - 10/11/2024 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục Hà Nội Giáo dục

Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục Hà Nội

TTTĐ - Trong tuần lễ cao điểm kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, sẽ có nhiều hoạt động ấn tượng được tổ chức.
Tuyên truyền pháp luật cho học sinh bằng nhiều hình thức phong phú Giáo dục

Tuyên truyền pháp luật cho học sinh bằng nhiều hình thức phong phú

TTTĐ - Sáng 6/11, tại Trường THCS Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Nam Từ Liêm tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024.
Quận Tây Hồ tiếp tục thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc" Giáo dục

Quận Tây Hồ tiếp tục thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc"

TTTĐ - Hôm nay (6/11), Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Tây Hồ tổ chức Lễ phát động tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc".
Đưa kiến thức pháp luật đến gần hơn với học sinh Giáo dục

Đưa kiến thức pháp luật đến gần hơn với học sinh

TTTĐ - Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được tích cực triển khai, đạt nhiều kết quả quan trọng, dần tạo dựng ý thức tuân thủ pháp luật cho học sinh các cấp.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo thông báo tổ chức giải đạp xe Giáo dục

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo thông báo tổ chức giải đạp xe

TTTĐ - Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Vẻ đẹp tri thức của nữ sinh Đại học Việt Nhật Giáo dục

Vẻ đẹp tri thức của nữ sinh Đại học Việt Nhật

TTTĐ - Không ngừng rèn luyện và tự tạo ra môi trường tiếp xúc với tiếng Nhật mỗi ngày; thường xuyên đọc báo, nghiên cứu tài liệu về văn hóa Nhật… Đó là những bí quyết khiến Lê Hà - sinh viên Trường Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội) được biết đến với khả năng nói tiếng Nhật lưu loát như tiếng Việt.
Thúc đẩy Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học Giáo dục

Thúc đẩy Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

TTTĐ - Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 về tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó, kết luận nhấn mạnh từng bước đưa Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học. Đây là chủ trương lớn thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay.
Xem thêm