Tag

Hiệu quả từ mô hình phân loại và xử lý rác thải tại nhà

Nông thôn mới 12/08/2022 10:00
aa
TTTĐ - Mô hình thí điểm phân loại và xử lý rác thải tại nhà của Hội Nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức đã góp phần tạo môi trường sống sáng – xanh – sạch – đẹp, bảo vệ môi trường khu vực nông thôn, đồng thời chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Từ ngày 25/8: Phạt tiền nếu không phân loại rác thải Cần cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường Chính thức vận hành Nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam tại Sóc Sơn Phân loại rác – Bắt đầu từ những hành động nhỏ

Dần hình thành và thay đổi thói quen của người dân

Ước tính, lượng chất thải rắn sinh hoạt của huyện Đan Phượng khoảng 88 tấn/ngày. Trong đó, chủ yếu là rác thải sinh hoạt, rác hữu cơ chiếm 50%-54%; Nilon, nhựa chiếm 11.5%-14.5%, còn lại là rác thải khác.

Nhận thức được việc bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng nên những năm qua, các cấp, ngành, các tổ chức hội trên địa bàn huyện Đan Phượng luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải từ nguồn. Nhờ đó, môi trường, cảnh quan trên địa bàn huyện luôn đảm bảo các tiêu chí xanh – sạch – đẹp.

Để nâng cao hiệu quả xử lý rác thải trên địa bàn huyện, từ đầu tháng 3/2022, Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã phối hợp với Trung tâm phát triển và hội nhập (CDI) thí điểm phân loại và xử lý rác tại nguồn. Bước đầu, chương trình được triển khai tại bốn xã gồm Trung Châu, Thọ Xuân, Đồng Tháp, Thượng Mỗ. Tham gia làm mô hình thí điểm có 200 hộ gia đình (mỗi xã là 50 hộ tiêu biểu nòng cốt). Đến nay, mô hình đã thu được nhiều kết quả khả quan.

Hiệu quả từ mô hình phân loại và xử lý rác thải tại nhà
Hướng dẫn phân loại và xử lý rác tại nhà

Ông Đào Quang Ánh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thọ Xuân (Đan Phượng) cho biết: Khi xã Thọ Xuân được Hội Nông dân huyện chọn làm mô hình điểm triển khai phân loại và xử lý rác thải từ nguồn, Hội Nông dân xã rất mừng, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều trăn trở, cần phải làm thế nào để phát huy tối đa hiệu quả.

Do đó, Hội Nông dân xã đã chọn 50 hộ tiêu biểu trong xã tham gia tập huấn và được phổ biến kiến thức liên quan đến phân loại rác và xử lý rác hữu cơ tại gia đình. Tất cả các hộ tham gia tập huấn được phát chế phẩm vi sinh, đồng thời cũng được hướng dẫn làm mẫu tại một hộ, sau đó thực hành phân loại rác thải và sử dụng chế phẩm vi sinh biến rác hữu cơ thành phân bón cho cây trồng tại chính gia đình nhà mình.

Trong buổi tập huấn, người dân đã được hướng dẫn cách phân rác sinh hoạt làm ba loại chính, với những các xử lý riêng cho từng loại. Cụ thể, đối với rác hữu cơ như rau, củ, quả, cành cây, lá, cỏ, bã trà/cà phê, thức ăn thừa... sẽ đựng trong thùng/túi màu xanh do gia đình tự chuẩn bị. Ngoài ra nếu hộ gia đình chăn nuôi hay tham gia trồng trọt thì có thể tận dụng thêm chất thải gia súc, gia cầm, chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, đem các nguồn rác hữu cơ này ủ với chế phẩm vi sinh do đơn vị CDI cung cấp, cho vào thùng hay đào hố chôn trong vườn đất trống sau một thời gian thành phân bón hữu cơ bón cho cây trồng.

Hiệu quả từ mô hình phân loại và xử lý rác thải tại nhà
Người dân ủ phân bón hữu cơ cho cây trồng từ các loại rác thải hữu cơ

Đối với rác tái chế như sách báo cũ, các loại vỏ lon, hộp đựng trà, các loại đồ nhựa, chai nhựa, bình xịt… sẽ được đựng trong thùng/túi màu cam và có thể bán đồng nát.

Đối với rác khó phân huỷ như thuỷ tinh, sành, sứ, pin, người dân nên đóng gói riêng trong các túi màu đen; Còn rác y tế, bao bì bảo vệ thực vật được thu gom xử lý riêng; Giấy ăn, giấy vệ sinh, bỉm, hộp xốp, tất cả rác khó phân huỷ được đưa đi xử lý tập trung.

Bà Đỗ Thị Giang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thượng Mỗ (Đan Phượng) cho biết: “Thời gian đầu triển khai thí điểm phân loại rác từ nguồn còn gặp nhiều khó khăn do thói quen của người dân. Tuy nhiên, khi được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, bà con Nhân dân cũng dần làm theo. Đến nay, công tác thu gom, phân loại rác tại nhà của xã Thượng Mỗ được triển khai khá hiệu quả. Thu hút đông đảo sự tham gia của các hộ dân.

Tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình

Chia sẻ về tính hiệu quả của mô hình phân loại và xử lý rác thải tại nhà, bà Nguyễn Thị Tuyết, người dân xã Đồng Tháp (Đan Phượng) cho biết: “Cách làm này không những giúp cho môi trường xanh, sạch mà còn tận dụng rác hữu cơ, chống lãng phí… rác hữu cơ từ thức ăn thừa của gia đình, bã đậu, kể cả cỏ, thân lá rau ngoài đồng… cho vào hố ủ trong vườn, tưới thêm nước pha dung dịch men vi sinh rồi đậy lại, ủ thành phân bón cho cây trồng”.

Bà Tuyết cũng cho biết, phương pháp ủ phân hữu cơ này rất tốt nên sau khi được tập huấn mặc dù hết chế phẩm được Trung tâm CDI phát cho gia đình nhưng nhiều hộ dân đã tự mua về làm, nên nhiều tháng nay vườn rau của bà con nông dân không phải dùng phân hoá học nữa mà lúc nào cũng xanh mướt.

Hiệu quả từ mô hình phân loại và xử lý rác thải tại nhà
Đối với các loại rác tái chế, người dân có thể sử dụng để bán đồng nát

Ngoài ra để “định lượng” và tính toán lượng rác thải đã được xử lý, mỗi hộ gia đình tham gia làm điểm tại 4 xã Trung Châu, Thọ Xuân, Đồng Tháp, Thượng Mỗ được phát phiếu và hướng dẫn kiểm kê rác thải hàng ngày. Số liệu được kiểm tra đôn đốc cập nhật nghiêm túc gửi báo cáo về Hội Nông dân huyện Đan Phượng và Trung tâm Phát triển và Hội nhập.

Sau hơn 3 tháng thực hiện, qua số liệu thu thập được từ việc tính toán lượng rác thải ra hàng ngày của các hộ gia đình trên 4 xã trên, kết quả thu được khá khả quan (lượng rác thải tại các gia đình đã giảm được hơn 60% so với thời điểm ban đầu chưa tiến hành thí điểm phân loại và xử lý rác hữu cơ). Với thành quả bước đầu, hy vọng rằng hệ thống thu gom và xử lý rác tập trung tại huyện Đan Phượng sẽ sớm giảm gánh nặng, góp phần cải thiện sức khoẻ và chất lượng môi trường sống.

Để tiếp tục đẩy mạnh triển khai phong trào phân loại rác thải và xử lý rác tại nhà trên địa bàn toàn huyện, Hội Nông dân huyện Đan Phượng tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên tích cực tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hội cũng phối hợp với Trung tâm Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và Xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, Phòng Tài nguyên môi trường huyện, Trung tâm nông nghiệp hữu cơ - Học viện nông nghiệp, Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI); Công ty Dược phẩm Hoàng Giang, công ty vi sinh SUMITRI Miền Nam, Công ty phân bón lá A2…tổ chức tập huấn nâng cao năng lực tham gia bảo vệ môi trường, phân loại rác tại nhà và sử dụng chế phẩm vi sinh biến rác thải hữu cơ thành phân bón…

Hội Nông dân huyện Đan Phượng đề ra mục tiêu, phấn đấu năm 2025 đạt 100% hộ hội viên nông dân thu gom, phân loại rác tại nguồn; Trên 90% lượng bao bì, gói thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng sau sử dụng được thu gom theo quy định.

Trang thông tin có sự phố hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội

Đọc thêm

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao Nhịp sống phương Nam

Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm trong Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm hướng tới tăng trưởng xanh đến năm 2030. Trong đó, 7 mô hình thí điểm đã được triển khai tại các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp.
Xem thêm