Tag

Hàng nghìn người nguy cơ mất việc làm và thu nhập vì doanh nghiệp rời bỏ thị trường

Lao động - Việc làm 21/09/2021 08:11
aa
TTTĐ - Trong tháng 8/2021, mỗi ngày Hà Nội có hơn 33 doanh nghiệp rút lui, gây ra hệ lụy là có hàng nghìn lao động phải đối mặt với nguy cơ ngừng việc, mất việc làm, mất thu nhập…
“Chết đuối” đến nơi, doanh nghiệp vẫn chờ “phao cứu sinh” từ ngân hàng Giải ngân 382 tỷ đồng cho doanh nghiệp trả lương lao động phục hồi sản xuất Kiệt quệ vì Covid-19, doanh nghiệp lại lo thêm gánh nặng “nghĩa vụ môi trường”

Hàng triệu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hà Nội) vừa có báo cáo thị trường tháng 8/2021.

Theo báo cáo, tháng 8/2021, thị trường lao động cả nước tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực do tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại nhiều tỉnh, thành phố cùng với việc áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại nhiều địa phương.

Cầu lao động suy giảm do ảnh hưởng từ tình hình phát triển kinh tế. Các biện pháp hạn chế đi lại tại nhiều tỉnh, thành phố khiến cho lực lượng lao động có xu hướng sụt giảm.

Theo xu thế tăng lực lượng lao động hàng năm trước khi có dịch thì lực lượng lao động thực tế đang thấp hơn trạng thái bình thường mới khoảng 1,7 triệu lao động. Hàng triệu lao động rơi vào cảnh thất nghiệp, mất việc, giảm giờ làm hoặc phải làm việc luân phiên.

Trong đó, riêng tại Hà Nội, thị trường lao động phải đối diện với nguy cơ ảnh hưởng lớn nhất từ đầu năm đến nay.

Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động dưới 20-30% công suất, do phải đảm bảo công tác giãn cách xã hội và không nằm trong các lĩnh vực thiết yếu; chi phí sản xuất tăng cao trong khi việc cung ứng hàng hóa gặp nhiều hạn chế.

Lao động có việc làm tiếp tục phải đối mặt với nguy cơ rất cao phải nghỉ việc, giảm giờ làm, giảm thu nhập, không đảm bảo điều kiện làm việc…Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tiếp tục gia tăng, kéo theo tình trạng suy giảm lực lượng lao động khi một bộ phận người lao động mất việc phải rời khỏi thị trường.

Về tình hình doanh nghiệp, báo cáo cho thấy, dịch bệnh kéo dài tác động rất lớn đến nhiều doanh nghiệp trong nước, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các đợt giãn cách liên tiếp đã khiến nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.

Hàng nghìn người nguy cơ mất việc làm và thu nhập vì doanh nghiệp rời bỏ thị trường
Hàng triệu lao động rơi vào cảnh thất nghiệp, mất việc, giảm giờ làm hoặc phải làm việc luân phiên

Bên cạnh đó, việc thực hiện “3 tại chỗ” khiến các doanh nghiệp chịu gánh nặng về chi phí ăn ở, xét nghiệm… cho người lao động, cũng như đứng trước tình trạng thiếu hụt lao động để sản xuất do nhiều lao động nằm trong khu vực cách ly, phong tỏa, chỉ hoạt động cầm chừng với công suất dưới 50% đã dẫn đến số doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường gia tăng.

Ngành bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; xây dựng; công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch, khách sạn, lưu trú ăn uống là một trong những ngành tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong tháng 8.

Hoạt động xây dựng phải đối mặt với nguy cơ lớn khi các chi phí đầu vào như giá thép xây dựng, vật liệu tăng cao, nhiều công trình xây dựng không được phép hoạt động trong thời kỳ giãn cách.

Đồng thời, hoạt động buôn bán cũng bị ảnh hưởng không nhỏ khi Hà Nội tạm dừng tất cả các hoạt động, dịch vụ không thiết yếu, hàng loạt chuỗi cửa hàng bán lẻ phải đóng cửa do thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh và đứt gãy chuỗi cung ứng.

Các doanh nghiệp du lịch rơi vào tình rạng hết sức khó khăn, nhiều doanh nghiệp dừng hoạt động khi tất cả các điểm du lịch trên địa bàn thành phố buộc phải đóng cửa để đảm bảo công tác phòng chống dịch, du khách không có nhu cầu đặt các tour du lịch từ Hà Nội đến các địa điểm du lịch trong, ngoài nước và ngược lại.

Doanh nghiệp rời bỏ thị trường gây nhiều hệ lụy

Theo thống kê, chỉ tính riêng trong tháng 8/2021, Hà Nội có 1.077 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong đó có 244 doanh nghiệp giải thể; 833 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động. Trung bình mỗi ngày trong tháng có hơn 33 doanh nghiệp rút lui gây ra hệ lụy là có hàng nghìn lao động phải đối mặt với nguy cơ ngừng việc, mất việc làm, mất thu nhập…

Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, đợt dịch lần thứ 4 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động, việc làm trong các ngành, thị trường lao động lại rơi vào trạng thái biến động khó lường.

Hàng nghìn người nguy cơ mất việc làm và thu nhập vì doanh nghiệp rời bỏ thị trường
Thị trường lao động Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh

Vì thế, các doanh nghiệp buộc phải chống đỡ bằng nhiều biện pháp, trong đó có tinh giảm lao động như cắt giảm, nghỉ luân phiên, tuyển dụng lao động thời vụ... để duy trì hoạt động. Một số lao động không tìm được việc làm mới, một số khác phải chuyển sang làm các công việc phi chính thức không ổn định, thiếu bền vững khiến cho số lao động chính thức giảm và phi chính thức tăng.

Về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động, tháng 8/2021, TP Hà Nội đã tập trung, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tổng kinh phí chi trả hỗ trợ các đối tượng khó khăn trên địa bàn là 460 tỷ đồng.

Trong đó, có 230 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ theo Nghị định số 68/NQ-CP; 190 tỷ đồng hỗ trợ 10 nhóm đối tượng đặc thù riêng của thành phố; 40 tỷ đồng do cấp huyện, xã rà soát hỗ trợ. Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc còn hỗ trợ các nhóm đối tượng trên 30 tỷ đồng; công đoàn hỗ trợ hơn 40.000 lượt người lao động khó khăn với gần 5 tỷ đồng; các quận, huyện, thị xã hỗ trợ trên 30 tỷ đồng.

Mặt khác, TP Hà Nội cũng đã giải quyết việc làm cho 3.284 lao động, có 180 lao động được tạo việc làm từ nguồn ngân sách thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho đối tượng nghèo, đối tượng chính sách xã hội vay vốn với tổng số tiền là 6,8 tỷ đồng; có 2.422 lao động được cung ứng dịch vụ việc làm tại các doanh nghiệp và qua các hình thức khác.

Nhận định về thị trường việc làm thời gian tới, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho rằng, trong bối cảnh nới lỏng một số hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới thì thị trường lao động việc làm sẽ có những cải thiện.

Khi đó, mỗi tháng Hà Nội sẽ có khoảng 1.800- 2.000 doanh nghiệp thành lập mới, trong khi đó, chỉ có khoảng 700-900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình ở khoảng 2 đến 2,2%, tình trạng thiếu việc làm được cải thiện. Số lao động bị ảnh hưởng như giảm giờ làm, ngừng việc, giảm thu nhập khoảng từ 1 đến 1,2 triệu lao động. Số lao động thất nghiệp khoảng từ 5-6 nghìn lao động.

Mặc dù vậy, thị trường lao động Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh, công tác tiêm vắc xin cho người dân và hiệu quả của các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế.

Đọc thêm

Đảm bảo chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động Kinh tế

Đảm bảo chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động

Sau 2 ngày làm việc, với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, ngày 13/12, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII đã hoàn thành các nội dung đề ra và thành công tốt đẹp.
Giai cấp công nhân Việt Nam đóng góp cho sự phát triển của đất nước Lao động - Việc làm

Giai cấp công nhân Việt Nam đóng góp cho sự phát triển của đất nước

TTTĐ - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 15 năm triển khai Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ Lao động - Việc làm

Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ

TTTĐ - Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai các chương trình, nghị quyết chuyên đề thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp Công đoàn Lao động - Việc làm

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp Công đoàn

TTTĐ - Việc tổ chức khám bệnh cho đoàn viên, người lao động đã khẳng định, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp Công đoàn trên địa bàn thành phố trong việc thực hiện tốt chức năng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động, đặc biệt là lao động nữ.
Chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi cho nữ công nhân viên chức Lao động - Việc làm

Chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi cho nữ công nhân viên chức

TTTĐ - Xác định chức năng cốt lõi của tổ chức Công đoàn là đại diện, chăm lo, bảo vệ người lao động, thời gian qua, Liên đoàn Lao động các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn chú trọng thực hiện tốt, đưa các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động trên địa bàn quận đi vào chiều sâu, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả.
"Bùng nổ" việc làm thời vụ dịp cuối năm Kinh tế

"Bùng nổ" việc làm thời vụ dịp cuối năm

TTTĐ - Thời điểm cuối năm, để hoàn tất các đơn hàng, nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lượng lớn lao động thời vụ với mức thu nhập hấp dẫn.
Tặng vé tàu, vé máy bay cho công nhân về quê đón Tết Lao động - Việc làm

Tặng vé tàu, vé máy bay cho công nhân về quê đón Tết

TTTĐ - Chương trình “Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2025” hỗ trợ khoảng 2.000 vé tàu hai chiều, “Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2025” hỗ trợ khoảng 400 vé máy bay một chiều cho người lao động về quê đón Tết.
Công tác nữ công: Nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động công đoàn Lao động - Việc làm

Công tác nữ công: Nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động công đoàn

TTTĐ - Công tác nữ công là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của tổ chức công đoàn. Những năm qua, vai trò của ban nữ công ngày càng được khẳng định trong việc tham mưu chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho nữ công nhân viên chức lao động, tạo sự gắn kết giữa nữ công nhân viên chức lao động với tổ chức công đoàn.
Phát huy vai trò công tác nữ công trong hoạt động công đoàn Lao động - Việc làm

Phát huy vai trò công tác nữ công trong hoạt động công đoàn

TTTĐ - Công tác nữ công là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của tổ chức công đoàn. Trong những năm qua, công tác nữ công đã góp phần chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ đoàn viên, người lao động và trẻ em.
Vinamilk chiêu mộ hơn 100 nhân viên kinh doanh toàn quốc Lao động - Việc làm

Vinamilk chiêu mộ hơn 100 nhân viên kinh doanh toàn quốc

TTTĐ - Không ngừng tiên phong chuyển đổi số, Vinamilk mang tới hơn một trăm cơ hội để nhân viên bứt phá năng lực kinh doanh trong thời đại mới.
Xem thêm