Tag

Hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định phục vụ dịp Tết Nguyên đán

Thị trường - Tài chính 08/12/2023 13:38
aa
TTTĐ - Chỉ hơn hai tháng nữa đến Tết Giáp Thìn 2024, để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân, thành phố Hà Nội đã có nhiều giải pháp, chủ động các phương án đáp ứng nhu cầu hàng hóa tăng cao của người dân.
Bảo đảm lành mạnh thị trường hàng hóa dịp cuối năm "Cầu nối" đưa hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô đến với khách hàng Đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa dịp Tết Nguyên đán năm 2024 Nguyên tắc trưng bày hàng hóa, sản phẩm nhất định phải biết

Lượng hàng hóa tăng trung bình từ 7%-25%

Thời điểm cuối năm và Tết Nguyên đán hàng năm là dịp cao điểm mua sắm nên sức mua của người dân sẽ tăng cao hơn so với các tháng trong năm. Theo đó, bên cạnh các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như gạo, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thủy hải sản, trứng, thực phẩm chế biến, rau củ, trái cây tươi, thì các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết gồm nông sản khô (măng, miến, mộc nhĩ…), bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát, hoa tươi, cây cảnh, xăng dầu, may mặc, điện máy....

Để chuẩn bị mùa mua sắm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Sở Công thương Hà Nội đã có nhiều giải pháp, chủ động các phương án đáp ứng nhu cầu hàng hóa tăng cao của người dân.

Theo đó, từ đầu năm, Sở đã tham mưu trình UBND thành phố Hà Nội ban hành và tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023 (thời gian thực hiện từ tháng 7/2023 đến hết tháng 6/2024), để chuẩn bị hàng hóa phục vụ Nhân dân trên địa bàn, nhất là trong dịp Tết 2024.

Qua đó, đã vận động 27 đơn vị sản xuất, kinh doanh của Hà Nội và các tỉnh, thành phố tham gia, thực hiện cung ứng các mặt hàng bình ổn thị trường tới hơn 14.000 điểm bán trên toàn thành phố Hà Nội (trong đó trên 8.000 cửa hàng kinh doanh tổng hợp và chuyên doanh; gần 900 sạp hàng tại các chợ truyền thống và hơn 500 bếp ăn tập thể).

Hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định phục vụ dịp Tết Nguyên đán
Thời điểm cuối năm và Tết Nguyên đán hàng năm là dịp cao điểm mua sắm nên sức mua của người dân sẽ tăng cao hơn so với các tháng trong năm

Sở đã chủ động theo dõi sát thông tin tình hình thị trường và xây dựng Kế hoạch phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, trong đó đã xác định nhóm hàng, dự báo khả năng cung ứng, nhu cầu các mặt hàng thiết yếu trong 3 tháng trước, trong và sau Tết; hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh xây dựng kế hoạch, ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa, tổ chức các điểm bán hàng bảo đảm đầy đủ hàng hóa, giá cả ổn định phục vụ Nhân dân.

Đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch khai thác hàng hóa phục vụ Tết tăng trung bình từ 7%-25% tùy từng mặt hàng so với kế hoạch phục vụ Tết năm 2023 sẵn sàng phục vụ Nhân dân (trong đó, tỷ trọng hàng Việt Nam, nhất là hàng nông sản đặc trưng của các địa phương, sản phẩm OCOP chiếm khoảng 90%).

Để chủ động nguồn hàng, Sở thường xuyên triển khai các hoạt động kết nối cung cầu giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh để hỗ trợ các đơn vị phân phối trên địa bàn tạo nguồn hàng hóa ổn định, chất lượng từ các tỉnh, thành phố phục vụ Nhân dân.

Trong năm 2023, Sở đã tổ chức khoảng 40 hoạt động giao thương kết nối trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh, thành phố. Kết quả, đã hỗ trợ giới thiệu trên 3000 sản phẩm OCOP các tỉnh, thành phố về thị trường Hà Nội; hỗ trợ kết nối tiêu thụ trên 500.000 tấn hàng hóa phục vụ Nhân dân Thủ đô.

Ổn định nguồn hàng, giá cả

Thông tin về công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán, Phó Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) Đỗ Tuệ Tâm cho biết: Hapro đã tập trung xây dựng chương trình kinh doanh phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Tại hệ thống siêu thị Hapro/BRGMart hiện có trên 40 điểm bán, siêu thị, cửa hàng tại địa bàn thành phố Hà Nội.

Từ tháng 9, tháng 10/2023, Hapro/BRGMart đã trao đổi cùng các nhà cung cấp, đặc biệt với các nhà cung cấp cung ứng mặt hàng thiết yếu, lập kế hoạch dự trữ và cung ứng nguồn hàng liên tục tăng từ 20 - 30% sản lượng bán hàng so với năm 2023 để phục vụ Tết Nguyên Đán.

Giám đốc siêu thị Coop Mart Hà Đông Nguyễn Thị Kim Dung thông tin, tổng giá trị nguồn hàng thiết yếu phục vụ Tết của Saigon Co.op lên đến 10.000 tỷ đồng, tăng từ 20 - 50% tùy theo nhóm hàng so với tháng kinh doanh bình thường. Phần lớn ngân sách ưu tiên cho trữ lượng các nhóm hàng bình ổn thị trường gồm: gạo, đường, dầu ăn, thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả, thủy hải sản,...

Hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định phục vụ dịp Tết Nguyên đán
Theo kế hoạch, sẽ có hơn 30 sự kiện, hội chợ, tuần hàng giới thiệu sản phẩm,… phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân tại các quận, huyện, thị xã, các khu công nghiệp

Cùng với công tác chuẩn bị nguồn cung, quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, Sở sẽ thường xuyên đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng kịp thời, đầy đủ, nhất là trong dịp Tết 2024. Đồng thời, Sở phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực về giá, chất lượng hàng hóa, bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Sở cũng đề nghị các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thương mại trên địa bàn chủ động kết nối, khai thác hàng hoá nông sản, thực phẩm, các mặt hàng đặc sản truyền thống của các tỉnh, đa dạng hóa mặt hàng (ưu tiên đối với hàng Việt Nam) phục vụ nhu cầu thị trường Hà Nội trong dịp cuối năm, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024, không để đứt hàng, khan hàng khiến giá cả bị đẩy lên cao.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, các cửa hàng kinh doanh xăng dầu nghiên cứu đăng ký các điểm mở cửa bán hàng hết ngày 30 tháng Chạp và mở cửa bán trở lại vào các ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3, mùng 4 tháng Giêng để phục vụ nhân dân.

Bên cạnh đó, Sở sẽ triển khai tổ chức các chương trình, hoạt động, sự kiện kích cầu mua sắm phục vụ nhân dân trên địa bàn thành phố dịp cuối năm và Tết Nguyên đán như: Tổ chức các điểm bán hàng, các chuyến bán hàng phục vụ Tết tại các huyện, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực nông thôn để phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán; tổ chức các chợ hoa Xuân phục vụ Tết.

Theo kế hoạch, sẽ có hơn 30 sự kiện, hội chợ, tuần hàng giới thiệu sản phẩm,… phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân tại các quận, huyện, thị xã, các khu công nghiệp.

Việc tăng cường thực hiện các giải pháp quản lý, điều hành, bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu phục vụ Nhân dân trong tháng cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội, thực hiện hiệu quả các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn thành phố.

Đọc thêm

Tiêu điểm kinh doanh ASEAN: Định hình các ranh giới mới Thị trường - Tài chính

Tiêu điểm kinh doanh ASEAN: Định hình các ranh giới mới

TTTĐ - Khu vực ASEAN mang đến vô số cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ vào môi trường kinh doanh độc đáo, thị trường tiêu dùng và cơ sở hạ tầng sản xuất mạnh mẽ.
Eximbank đồng hành khách hàng sau bão Yagi với chương trình ưu đãi Doanh nghiệp

Eximbank đồng hành khách hàng sau bão Yagi với chương trình ưu đãi

TTTĐ - Nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, Eximbank chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất vay nhằm đồng hành và chia sẻ khó khăn với khách hàng trong thời gian phục hồi và ổn định hoạt động kinh doanh.
Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định Thị trường - Tài chính

Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định

TTTĐ - Theo báo cáo của Quản lý thị trường Hà Nội, trong ngày 12/9, tình hình thị trường trên địa bàn tương đối ổn định, không xảy ra hiện tượng găm hàng, tăng giá.
Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá Thị trường - Tài chính

Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có buổi dự họp và phát biểu tại phiên đối thoại chính sách, nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh - HEF năm 2024 tổ chức vào cuối tháng 9 tới đây.
Giá xăng dầu giảm mạnh Thị trường - Tài chính

Giá xăng dầu giảm mạnh

TTTĐ - Giá xăng dầu trong nước giảm mạnh trong kỳ điều hành ngày hôm nay (12/9), trong đó các mặt hàng xăng đều giảm hơn 1.000 đồng mỗi lít.
Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu Thị trường - Tài chính

Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu

TTTĐ - Giai đoạn giữa năm, đặc biệt là mùa hè và dịp tựu trường, đã và đang trở thành thời điểm vàng cho mua sắm trực tuyến.
Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân Thị trường - Tài chính

Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân

TTTĐ - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân sau bão và hoàn lưu bão số 3, Sở Công thương Hà Nội đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp sớm xử lý các sự cố xung quanh khu vực bán hàng, tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa được thông suốt, an toàn, kịp thời.
Thế khó của ngành thuốc lá Thị trường - Tài chính

Thế khó của ngành thuốc lá

TTTĐ - Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ hạn chế tiêu dùng với mặt hàng thuốc lá và việc tăng thuế cũng đã được các chuyên gia đồng tình là cần thiết. Tuy nhiên, với đề xuất tăng cao và đột ngột, doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, người lao động, người nông dân và các bên tham gia chuỗi cung ứng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn.
Ngành Công thương tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3 Kinh tế

Ngành Công thương tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Sáng 8/9, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã chỉ đạo lãnh đạo các đơn vị về tình hình triển khai công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 với 3 nhiệm vụ trọng tâm.
Nguồn hàng dồi dào, người dân không cần tích trữ quá mức cần thiết Thị trường - Tài chính

Nguồn hàng dồi dào, người dân không cần tích trữ quá mức cần thiết

TTTĐ - Lo ngại ảnh hưởng của siêu bão Yagi, người dân Hà Nội đã tăng cường mua hàng hóa, tích trữ với lượng mua tăng 200 - 300% so với ngày thường. Sở Công thương Hà Nội khẳng định trong bất kỳ tình huống nào thì hệ thống siêu thị và chợ truyền thống sẽ đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân.
Xem thêm