Tag

Hà Nội xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc, có tính cạnh tranh cao

Kinh tế 13/12/2022 15:36
aa
TTTĐ - Hà Nội có nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú, có giá trị đặc biệt, được khai thác thành các sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc sắc mang thương hiệu của Du lịch Thủ đô. Đến nay, Hà Nội đã công nhận 28 khu, điểm du lịch cấp thành phố, trong đó có nhiều điểm đã xây dựng được sản phẩm hấp dẫn, thu hút nhiều khách tham quan trải nghiệm.
Hương Ly trở thành Á hậu 2 Hoa hậu Du lịch Thế giới 2022 TP Móng Cái chuẩn bị cơ sở đón khách du lịch Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Nâng cao kỹ năng ứng xử văn minh du lịch cho cộng đồng Huyện Gia Lâm (Hà Nội): Tập huấn ứng xử văn minh du lịch cho cộng đồng

Chưa tận dụng hết tiềm năng sẵn có

Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, là Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch của cả nước nói chung và của Bắc bộ nói riêng. Du lịch Thủ đô tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí là ngành kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng ổn định, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, đóng góp hiệu quả vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.

Thống kê của Sở Du lịch Hà Nội cho thấy, Hà Nội có hơn 130 khu, điểm du lịch, trong đó có 28 khu, điểm đã được thành phố công nhận là khu, điểm du lịch. Trong đó có nhiều điểm đã xây dựng được sản phẩm hấp dẫn, thu hút nhiều khách tham quan trải nhiệm như: Di tích Nhà tù Hỏa Lò, di sản Hoàng thành Thăng Long có sản phẩm tour đêm; Các điểm du lịch ngoại thành như Khu du lịch Hạ Mỗ (Đan Phượng), làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân (Thường Tín) phát triển du lịch nông nghiệp. Nhiều địa phương đang nỗ lực đầu tư hạ tầng, hình thành nhiều điểm du lịch đạt chuẩn về chất lượng phục vụ, cơ sở vật chất bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường.

Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu đánh giá, số lượng lớn các điểm đến, các cơ sở dịch vụ trên địa bàn có chất lượng tốt phục vụ du khách. Nhiều đơn vị điểm đến tích cực, chủ động cơ cấu lại các sản phẩm du lịch, đưa ra các sản phẩm mới, khai thác các thế mạnh của Thủ đô như du lịch văn hóa, ẩm thực, nghỉ dưỡng...

Hà Nội xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc, có tính cạnh tranh cao
Thủ đô Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch của cả nước nói chung và của Bắc bộ nói riêng

Tuy nhiên, hiện nay nhiều khu, điểm du lịch trên địa bàn còn loay hoay trong việc thu hút khách du lịch. Đặc biệt, trong 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, phần lớn khu, điểm du lịch trên địa bàn Hà Nội lâm vào cảnh không có khách. Sau dịch COVID-19, mặc dù đã có nhiều kế hoạch kích cầu, song nhiều điểm du lịch của Hà Nội chưa tạo được điểm nhấn cho sản phẩm du lịch của Thủ đô.

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội Phùng Quang Thắng cho biết: Việc khai thác du lịch của Hà Nội hiện nay còn rời rạc, chỉ vài điểm truyền thống tại một số quận nội thành như: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa nên chưa ra được tổng thể các tour du lịch mang tính bài bản tại các điểm du lịch Hà Nội.

Giám đốc Công ty du lịch Sunvina Travel Tạ Hữu Chiến cho rằng, bức tranh du lịch Hà Nội đã có tổng thể, nhưng thiếu quy hoạch cụ thể, thiếu cơ chế cho các đơn vị khai thác nên nhiều điểm du lịch có sản phẩm tốt nhưng du khách chưa đến. “Chúng ta đang có tất cả, chỉ thiếu khách. Đó là sự lãng phí”, ông Chiến bày tỏ.

Cần xây dựng các điểm du lịch độc đáo, thu hút du khách

Để khai thác tiềm năng điểm đến còn đang bỏ phí hiện nay, Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội Phùng Quang Thắng cho rằng, cần xây dựng các trục du lịch chính cho Hà Nội. Trước mắt, có thể phân định 3 không gian du lịch theo 3 trục lớn: Từ trung tâm Hà Nội - Ba Vì - Sơn Tây; Nội thành Hà Nội - Đông Anh - Sóc Sơn; Tuyến nội thành - Mỹ Đức (chùa Hương)…

Các tuyến du lịch này như kiềng 3 chân để các đơn vị lữ hành khai thác, có thể xây dựng các sản phẩm khác nhau: Du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch học đường, nghỉ dưỡng, cộng đồng… Ngoài ra, các đơn vị điểm đến cần có sự liên kết với đơn vị lữ hành để xây dựng nên những sản phẩm du lịch khác nhau. Để làm điều đó, các đơn vị cần sử dụng các dịch vụ mới, áp dụng công nghệ 4.0 như sử dụng vé điện tử để doanh nghiệp dễ xây dựng tour.

Còn theo Giám đốc Công ty du lịch Thế Anh Nguyễn Gia Thế, cần có sự chung tay từ cơ quan quản lý, đơn vị lữ hành, điểm đến. Với tiềm năng sẵn có, trước mắt có thể làm các chương trình 2 ngày 1 đêm kết nối các điểm kết nối các điểm du lịch mới của Hà Nội, điển hình như: Điểm du lịch Dương Xá – Bát Tràng – Ecopark… hoặc kết nối các điểm: Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam – chùa Thầy, chùa Tây Phương – xem biểu diễn “Tinh hoa Bắc Bộ”…

Hà Nội xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc, có tính cạnh tranh cao
Du lịch Thủ đô tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí là ngành kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng ổn định, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng

Ở góc độ quản lý, Phó Giám đốc Sở Du lịch Trần Trung Hiếu cho biết, Sở tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành, các điểm đến thay đổi trong cách tiếp cận khách hàng.

Các đơn vị cần thay đổi cách làm, từ việc chỉ đưa khách tham quan những điểm đến quen thuộc, các đơn vị nên quảng bá, giới thiệu những điểm đến mới, xây dựng được các sản phẩm thực sự hấp dẫn, cạnh tranh, mang chiều sâu văn hóa, lịch sử của Hà Nội. Sản phẩm tour mới phải "kể" những câu chuyện để du khách cảm nhận được sự gần gũi của thương hiệu du lịch Thủ đô Hà Nội”, ông Trần Trung Hiếu gợi ý.

Hà Nội đang đặt các mục tiêu lớn, đến năm 2025 sẽ đón và phục vụ trên 30 triệu lượt khách du lịch (trong đó có trên 7 triệu lượt khách du lịch quốc tế), đóng góp vào GRDP thành phố đạt trên 8%. Hà Nội cũng từng bước phấn đấu nằm trong nhóm thành phố có ngành Du lịch chuyên nghiệp, phát triển có thương hiệu, sản phẩm uy tín, có các sản phẩm du lịch đặc sắc, có tính cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới. Để làm được điều này, Hà Nội cần phát huy tốt hơn nữa tiềm năng các điểm đến trên địa bàn, tạo được nhiều tour, tuyến hấp dẫn cả khách nội địa và quốc tế.

Để bảo đảm mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong năm 2025 và là ngành dịch vụ hiện đại, chuyên nghiệp, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch; Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch; Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số ngành du lịch Thủ đô; Tăng cường công tác phối hợp liên ngành…

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Cần nhiều chính sách cho doanh nghiệp "hạt nhân", "đầu kéo" Doanh nghiệp

Cần nhiều chính sách cho doanh nghiệp "hạt nhân", "đầu kéo"

TTTĐ - Những khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa rất cần có doanh nghiệp là hạt nhân là đầu kéo mới có thể phát triển được. Do đó, cần các chính sách ưu đãi miễn/giảm thuế, thuê đất dài hạn, hỗ trợ chi phí... để các doanh nghiệp có thể giảm chi phí giá thành sản xuất và cạnh tranh được trên thị trường
HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số Doanh nghiệp

HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số

TTTĐ - Thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng nhằm thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số - hai động lực tăng trưởng chiến lược của giai đoạn 2025 - 2030, HDBank triển khai gói tín dụng ưu đãi 20.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp đang và sẽ đầu tư vào các lĩnh vực then chốt này.
ROX Group nhận giải thưởng quốc tế cho đổi mới quản trị và CSR Doanh nghiệp

ROX Group nhận giải thưởng quốc tế cho đổi mới quản trị và CSR

TTTĐ - Trong năm thứ 3 được vinh danh tại Stevie Awards, ROX Group đã nhận Giải Vàng cho hạng mục “Đổi mới sáng tạo về quản trị doanh nghiệp” và Giải Đồng cho “Thành tựu đổi mới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”.
Hàng loạt cơ chế đặc thù tạo “đòn bẩy” cho kinh tế tư nhân Kinh tế

Hàng loạt cơ chế đặc thù tạo “đòn bẩy” cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân đề xuất quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Bộ Chính trị nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW, tạo “cú hích, đòn bẩy, điểm tựa” tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của kinh tế tư nhân...
Khám phá đặc sản Quảng Nam tại Triển lãm OCOP và Nông nghiệp 2025 Nông thôn mới

Khám phá đặc sản Quảng Nam tại Triển lãm OCOP và Nông nghiệp 2025

TTTĐ - Hơn 350 sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam sẽ được giới thiệu tại Triển lãm trưng bày sản phẩm OCOP và nông nghiệp tỉnh Quảng Nam năm 2025.
Kích hoạt những động lực mới cho phát triển kinh tế tư nhân Kinh tế

Kích hoạt những động lực mới cho phát triển kinh tế tư nhân

TTTĐ - Khi doanh nghiệp tư nhân được tạo điều kiện thuận lợi, được truyền cảm hứng đổi mới và tiếp cận công bằng với nguồn lực, họ sẽ trở thành lực lượng tiên phong đưa kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.
Học hỏi quốc tế để kinh tế tư nhân TP Hồ Chí Minh phát triển Kinh tế

Học hỏi quốc tế để kinh tế tư nhân TP Hồ Chí Minh phát triển

TTTĐ - Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân ở TP Hồ Chí Minh vẫn đang gặp nhiều rào cản trong việc mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Nhiều chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp này nên mở rộng quan hệ quốc tế, học tập mô hình, cách thức của nước bạn để phát triển.
PGBank trao giải thưởng 3 lượng vàng cho khách hàng may mắn Doanh nghiệp

PGBank trao giải thưởng 3 lượng vàng cho khách hàng may mắn

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) vừa tổ chức lễ trao giải thưởng đặc biệt trong khuôn khổ chương trình khuyến mãi tiền gửi “Đón xuân Ất Tỵ - Quà vàng như ý”, tại PGBank Phòng Giao dịch Đức Giang – Chi nhánh Thăng Long.
Quyết cơ chế đặc thù phát triển kinh tế tư nhân ngay tuần này Kinh tế

Quyết cơ chế đặc thù phát triển kinh tế tư nhân ngay tuần này

TTTĐ - Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân là một nghị quyết ngắn gọn, với những đột phá mới trong phát triển kinh tế tư nhân, dự kiến sẽ được thông qua vào cuối tuần này...
Các địa phương hỗ trợ nhau trong bảo đảm nguồn cung vật liệu cho các dự án đầu tư công Kinh tế

Các địa phương hỗ trợ nhau trong bảo đảm nguồn cung vật liệu cho các dự án đầu tư công

TTTĐ - Chiều 14/5, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì cuộc họp về tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công của 3 bộ, cơ quan Trung ương và 13 địa phương Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc Tổ công tác số 5.
Xem thêm