Tag

Hà Nội thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Doanh nghiệp 07/12/2021 09:17
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh dịch COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát, TP Hà Nội sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp; Tổ chức triển lãm giới thiệu sản phẩm; Kết nối và đưa sản phẩm công nghiệp chủ lực vào các chuỗi cung ứng toàn cầu...

Qua 67 năm xây dựng và phát triển, công nghiệp của Hà Nội đã hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành và khu công nghiệp công nghệ cao. Hiện, công nghiệp Hà Nội đã phát triển trên 30 phân ngành với hàng nghìn loại sản phẩm. Đáng chú ý, các doanh nghiệp có sản phẩm được Thành phố công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực đều thuộc các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên, công nghiệp nền tảng, như vật liệu mới, chế tạo khuôn mẫu, điện, điện tử…

Năm 2021, Hà Nội đặt mục tiêu có khoảng 900 doanh nghiệp CNHT trên địa bàn Thủ đô. Trong đó, khoảng 300 doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Chỉ số phát triển công nghiệp lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ hằng năm tăng hơn 11%.Trong khi đó, đại dịch COVID-19 cũng đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp trên địa bàn.

Không dừng ở đáp ứng cho thị trường trong nước, các sản phẩm thế mạnh của Hà Nội đã tăng trưởng rất nhanh về giá trị xuất khẩu. Đặc biệt, trong số các đơn vị có sản phẩm công nghiệp chủ lực, 12 doanh nghiệp nằm trong top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, 15 doanh nghiệp lớn có doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng/năm như: Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp; Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông... Bên cạnh đó, có các doanh nghiệp đạt doanh thu hơn 4.000 tỷ đồng/năm như: Công ty Cổ phần Vicostone, Công ty TNHH Panasonic Appliances Việt Nam…

Hà Nội thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Hà Nội thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Đại diện Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp cho biết, tuy chịu nhiều sức ép cạnh tranh từ các mặt hàng cùng loại, nhưng khóa Việt - Tiệp, sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố Hà Nội vẫn chiếm thị phần lớn và duy trì vị thế đứng đầu ngành khóa trong nước. Đó là nhờ Công ty liên tục cập nhật công nghệ mới, đa dạng từ mẫu mã, màu sắc, chất liệu đến loại sản phẩm….

Hiện có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh thu hàng trăm triệu USD/năm cũng tham gia vào chương trình xét chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội như: Công ty TNHH Canon Việt Nam, Công ty TNHH TOTO, Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam…

Đại diện Công ty TNHH Canon Việt Nam cho biết, thông qua chương trình, nhiều doanh nghiệp được hỗ trợ về đất đai, kết cấu hạ tầng… Đây còn là một cuộc thi đua giữa các doanh nghiệp nhằm cố gắng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên giá trị của doanh nghiệp.

Để lan tỏa và nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp chủ lực, thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2021 - 2025. Mục tiêu của kế hoạch là tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, khả năng tham gia sâu và đóng góp giá trị gia tăng cao vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu; có ý nghĩa nền tảng, tác động lan tỏa cao đến các ngành sản xuất và kinh tế khác, sử dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường. Giai đoạn 2021-2025 sẽ thu hút sự tham gia từ 100 đến 120 doanh nghiệp, với khoảng từ 150 đến 180 sản phẩm được Thành phố công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực.

Theo Kế hoạch số 60/KH-UBND của UBND Thành phố về thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP Hà Nội năm 2021, Thành phố phấn đấu sẽ có từ 20 đến 25 doanh nghiệp với từ 25 đến 30 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực. 100% các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Thành phố; Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực đóng góp từ 35% đến 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và 15% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố.

Tuy nhiên, thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực đã chịu nhiều tác động vì đại dịch COVID-19. Sản xuất ngừng trệ, nhiều đơn hàng xuất khẩu gặp khó khăn, sức tiêu thụ của thị trường trong nước chậm…

Theo Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Đàm Tiến Thắng, trong bối cảnh dịch COVID-19 đã cơ bản kiểm soát, Thành phố sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp; tổ chức triển lãm giới thiệu sản phẩm, kết hợp mời các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối quốc tế tham quan, kết nối và đưa sản phẩm công nghiệp chủ lực vào các chuỗi cung ứng toàn cầu...

Các cơ chế, chính sách sẽ khuyến khích, tạo động lực cho doanh nghiệp thi đua đổi mới công nghệ, sáng tạo sản phẩm mới có giá trị ngày càng cao; giúp doanh nghiệp thấy được hiệu quả của chương trình mang lại như nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị sản phẩm, thương hiệu, từ đó mang lại doanh thu cao hơn.

Về phía doanh nghiệp, yêu cầu đặt ra là đầu tư về nhân lực, máy móc, công nghệ, sẵn sàng đón đầu cơ hội. Khi có đủ sức vươn, sản phẩm sẽ không chỉ là chủ lực của riêng Hà Nội, mà sẽ có sức dẫn dắt với nền kinh tế cả nước. Được đầu tư xứng tầm, Hà Nội sẽ có nhiều hơn sản phẩm công nghiệp chủ lực mang tính nền tảng, tác động lan tỏa đến các ngành sản xuất khác.

Đọc thêm

Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đánh giá của các chuyên gia, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được đánh giá là Bản tuyên ngôn soi đường, dẫn lối cho kinh tế tư nhân khẳng định mình và phát triển thịnh vượng trong thời đại mới...
Nghị quyết đặc biệt Doanh nghiệp

Nghị quyết đặc biệt

TTTĐ - Sau quá trình dày công nghiên cứu, ấp ủ, một nghị quyết đặc biệt đã ra đời, đó là Nghị quyết 68-NQ/TW. Điểm đặc biệt ở đây chính là sự khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, tăng bảo vệ cho doanh nghiệp và đặc biệt nữa là cho phép doanh nghiệp được chủ động sửa sai...
VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon Doanh nghiệp

VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon

TTTĐ - Với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu, cùng với việc hợp tác chặt chẽ với các vùng nguyên liệu trái cây trải dài các tỉnh thành, 6 nhà máy với công suất 8,000,000 lít/ngày, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, VINUT đã nỗ lực mở rộng đầu ra cho nông sản Việt, trở thành thương hiệu nước giải khát “made-in-Vietnam” được yêu thích tại thị trường Mỹ trên Amazon.
Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá Kinh tế

Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá

TTTĐ - Từ một cơ sở giặt là nội bộ, bằng tư duy chiến lược, đổi mới toàn diện, Xí nghiệp Giặt là SAPY đã bứt phá, trở thành đối tác quan trọng của nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp tại Hà Nội.
Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng, tạo tiền đề cho sự thay đổi về chất của khu vực kinh tế này.
Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể Kinh tế

Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể và các giải pháp đột phá nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” và là “lực lượng tiên phong” của nền kinh tế…
Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió hơn 1.000 tỷ đồng Doanh nghiệp

Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió hơn 1.000 tỷ đồng

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện gió SCI Hướng Việt, với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.018 tỷ đồng.
Nghị quyết 68-NQ/TW, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân Kinh tế

Nghị quyết 68-NQ/TW, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân

Xử lý vi phạm kinh tế theo hướng phân định rõ trách nhiệm, tránh hình sự hóa không cần thiết, không hồi tố gây bất lợi... là những điểm mới tại Nghị quyết 68-NQ/TW. Từ đây, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân.
Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt với khoản đầu tư mới Doanh nghiệp

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt với khoản đầu tư mới

TTTĐ - Vào những năm 1990, khi Việt Nam khởi đầu hành trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Đồng Nai – một vùng đất chiến lược phía Nam – đối mặt với nhiều thách thức: Hạ tầng chưa đồng bộ, logistics còn hạn chế và môi trường đầu tư chưa hoàn toàn sẵn sàng cho dòng vốn FDI.
Vì sao bùng nổ doanh nghiệp gia nhập và trở lại thị trường? Doanh nghiệp

Vì sao bùng nổ doanh nghiệp gia nhập và trở lại thị trường?

TTTĐ - Chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương đã lý giải những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Xem thêm